Announcement

Collapse
No announcement yet.

"BÉ NGƯỜI, TO CON MẮT"

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "BÉ NGƯỜI, TO CON MẮT"

    Tham lam là một trong những đức tính xấu của con người, người nào vượt qua được những đức tính xấu, xa rời các cám dỗ trước mắt mới mong có một cuộc sống tốt đẹp được.


    Ông bà ta có câu, "Bé người, to con mắt", bản thân mình nếu không biết tự lượng sức và luôn muốn giành lấy những điều lợi lộc dù chẳng biết hậu quả ra sao. Mượn chuyện ăn uống trong đời sống hàng ngày, người xưa đã để lại cho thế hệ sau này một bài học đáng giá.

    "Bé người, to con mắt"

    Giải thích một chút về câu tục ngữ "Bé người, to con mắt", câu này thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày, nhất là trong mâm cơm của người Việt. Không biết bạn đã từng nghe qua câu này hay gặp phải trường hợp đó chưa chứ chuyện này thì thấy có nhiều, thậm chí là hình bóng bản thân mình ở trong đó. Bụng thì có hạn mà cứ cắm cố ăn cho nhiều, đòi hỏi nhiều, cuối cùng no quá mà tức bụng, mà khó chịu, thậm chí té bệnh luôn.

    Đó là bài học cho kẻ tham ăn, bụng nhỏ mà muốn ăn nhiều. Thành ra ăn không hết rồi bỏ bữa, điều này không chỉ khiến cho bản thân thêm khó chịu mà còn mang tội lổi vì đã bỏ phí thức ăn. Đó là trường hợp cần nên tránh và là bài học đối với mỗi người, cần nhất là phải dạy cho các bạn nhỏ để giúp cho chúng không phạm sai lầm tương tự.

    Và chắc chắn rằng, câu tục ngữ "Bé người, to con mắt" không chỉ nhắc nhở chúng ta trong chuyện ăn uống mà còn đem đến một bài học kinh nghiệm sống thật giá trị. Mỗi câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,…của ông bà mình đều mang một ý nghĩa răn dạy, khuyên nhủ và đó cũng là niềm tự hào của người dân Việt đối với kho tàng văn học Việt Nam. Câu tục ngữ "Bé người to con mắt" muốn khuyên bảo con người không nên quá tham lam kẻo không lường trước hậu quả. Bên cạnh đó, người xưa muốn nhắc nhở mọi người đừng nuôi quá nhiều tham vọng ngông cuồng mà không tự lượng sức mình, nếu không sẽ nhận lấy bài học đau đớn sau này.


    Tham lam sẽ không bao giờ có kết cục tốt
    Thật vậy, kẻ tham lam xưa này có mấy ai sẽ nhận kết quả tốt bao giờ. Chắc chắn rằng, ai cũng không thoát khỏi lưới trời, thoát khỏi luật nhân quả ngay trước mắt. Từ những phú ông thời xưa cổ cho đến các tên gian thương hiện đại, kẻ lừa lọc người khác thì sớm muộn cũng bị lừa lại, gặp tai họa ụp xuống đầu. Trên cuộc đời này có gì bằng ăn ở hiền lành, tốt bụng đâu. Nhân quả xoay vòng mà, bạn đối đãi với cuộc đời thế nào thì sẽ được nhận lại giống như vậy. Đời có vay có trả là vậy.

    Nhắc tới câu tục ngữ "Bé người to con mắt" là cho thấy rằng khi ngẫm ra, tham lam luôn bị tham lam hại. Ở đây, còn chưa nói đến cái hại lớn, cái tai hại lâu dài mà chỉ nói về cái hại trước mắt thôi. Đơn cử thí dụ về chuyện ăn uống. Tôi thường hay tụ tập để nấu ăn cùng nhóm bạn, nhóm có 4 đứa, đứa nào đứa nấy bé như cục kẹo vậy nhưng đòi ăn thì không ai bằng. Cứ mỗi lần bày tiệc là y như rằng nấu luôn một bàn tiệc lớn cho cả 6 – 7 người ăn.

    Mỗi lần như mọi lần, đứa này thích món này, đứa kia thích món kia thành ra nấu rất là đủ loại món. Người ta cứ bảo "Bé người to con mắt" là đúng, mắt thấy gì cũng thèm, thấy gì cũng muốn mua mà có ăn được hết đâu. Xúm nhau mua đồ, nấu ăn, ráng ăn xong lại bỏ. Trước mắt là thấy mất tiền, mất công, ăn vào đau bụng rồi sau cùng lại lãng phí vì đồ dư ăn không hết. Có vậy mới thấy tham thì thâm, tham thì bị thiệt đủ đường.

    Tham vọng quá lớn dễ đớn đau
    Thật ra, câu tục ngữ "Bé người to con mắt" còn là lời khuyên của thế hệ trước cho chúng ta. Con người đừng nên quá tham lam, tham lam trong tất cả mọi chuyện dù nhỏ nhất đều gành hậu quả xấu nhiều hơn tốt lành. Mà hậu quả có khi còn gây ra sai lầm lớn khiến cho bản thân không thể nào cứu vãn được nữa.

    Ví như muốn bán nông sản lời nhiều, bỏ vô nhiều thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng,…rồi cuối cùng nông sản "độc hại" đó lại bán đến tay người thân của mình hoặc bản thân mình bị người khác "hại lại" như thế. Ví như mùa dịch bệnh, bạn tăng giá khẩu trang lên mấy chục lần sau lại bị quản lý thị trường phát hiện, bắt giữ phạt tiền còn hơn số tiền thu đó gấp nhiều lần. Ví như sống gian dối, hại người, gạt người,…rồi sau cùng bản thân còn bị gạt một cách đau đớn hơn.

    Nói chung, con người sống ở đời đừng quá tham lam bởi lẽ tham lam chẳng giúp gì cho bạn. Nó chỉ là một đức tính xấu xa kéo chúng ta ngày càng xa ánh sáng. Cuối cùng, những thứ mà bạn nghĩ rằng tốt đẹp hóa ra chỉ là ác mộng.

    Biết tự lượng sức mình
    Bên cạnh đó, câu tục ngữ "Bé người, to con mắt" còn có ý khuyên bảo chúng ta đừng nên nuối quá tham vọng, biết tự lượng sức mình. Nếu bạn là con vịt xấu xí, bạn nên dẹp bỏ ý định làm thiên nga. Tất nhiên rằng, mỗi chúng ta đều có quyền ước mơ và cố gắng nhưng đừng nên bất chấp tất cả để đạt được mục đích cuối cùng. Nếu muốn vươn lên, hãy vươn lên một cách đường đường chính chính với khả năng và bản lãnh của bản thân.

    Nhiều người may mắn có được một, hai lại muốn có đến mười, trăm. Họ tham lam như vậy đấy mà nào có biết rằng, mọi thứ có được chỉ là do may mắn nhất thời. Rồi dần sa đà, họ lao vào cám dỗ như một con thiêu thân, họ bất chấp thủ đoạn dù cho có làm hại đến ai đi nữa.

    Con người sống ở đời nên biết đâu là đủ, việc này nói thì dễ nhưng đến khi làm lại rất khó. Khó có ai vượt qua được các cám dỗ, khó có ai rèn luyện được bản tính tốt và tránh xa cái xấu. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng nên tin tưởng rằng mình sẽ làm được và thậm chí còn làm tốt nữa kìa.

    Lời kết
    Câu tục ngữ "Bé người, to con mắt" không chỉ là một lời nhắc nhở hạn chế trong việc ăn uống mà còn mang đến cho mỗi chúng ta bài học ý nghĩa. Mỗi chúng ta đều có thể vượt qua bản thân, vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ để vươn lên một cách chân chính. Đừng đổ lỗi cho xã hội vì chính bạn mới làm chủ cuộc đời mình. Muốn thay đổi thế giới thì hãy bắt đầu bằng việc thay đổi bản thân mình trước.

  • Font Size
    #2
    câu này có thể nói .. bụng no mà đói con mắt .. dù bụng có no rồi, nhưng con mắt nhìn gì cũng muốn ăn, muốn có ..

    Comment

    Working...
    X