Announcement

Collapse
No announcement yet.

Câu chuyện đạo đức trong khoa học

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Câu chuyện đạo đức trong khoa học

    Click image for larger version

Name:	ZZ51-U~1.JPG
Views:	461
Size:	55.4 KB
ID:	82804

    Mọi Nhà Khoa học thực sự đều được gọi là Trí thức, mọi Trí thức thực đều là một Nhà khoa học. Trí thức là Người có Trí tuệ và có trách nhiệm Đánh thức những vùng miền còn hoang dã, chưa biết và bí hiểm của tri thức loài người.

    Chúa đánh thức Thiên nhiên, động vật, thực vật và vạn vật.

    Khoa học nghiên cứu về mọi thứ liên quan đến cuộc sống con người. Nghiên cứu Sự hình thành, phát triển và những nguy cơ tan vỡ từ các Bài học quá khứ… cũng như truyền bá, ứng dụng mọi nghiên cứu vào phục vụ Con người.

    Hình học dậy người ta ý thức về hình thể, quy luật của hình thể, mối liên quan của các hình thể với nhau.

    Số học dậy người ta tính toán.

    Đại số dậy các định lý, đôi khi rất trừu tượng để giải thích thực tế theo các công thức quy chuẩn.

    Địa lý dậy người ta các bài học về diện tích, to nhỏ, hình dáng, trên dưới, tài nguyên, hạn chế, khí hậu, hình thành và vận động của một vùng đất. Quan trọng nhất là nó ở đâu và thuộc Quốc gia nào.

    Lịch sử dậy quá trình hình thành, phát triển và vận động xã hội của một vùng đất. Dậy những Bài học Tốt/ Xấu đã trải qua vùng đất đó. Dây các bài học mà một Quốc gia đã, đang và sẽ trải qua từ những Bài học quá khứ.

    Hóa học dậy Công thức và các biến chuyển, đã nghiên cứu đến mức nhỏ nhất nano, còn sâu hơn nữa, vẫn nhờ Chúa Trời, Thần, Phật giải thích.

    Vật lý giải thích vạn vật bằng các định luật.

    Sinh học cho người ta biết kiến thức về cuộc sống con người, cuộc sống vạn vật.

    Những Phát minh, Sáng kiến, Sáng chế được các Nhà khoa học sử dụng những kiến thức từ tiền nhân để lại, áp dụng những thực tiễn mình đã được học, đã biết, đã làm để đưa ra những Biện pháp phục vụ cho Bản thân, Gia đình, Cộng đồng và Loài người.

    Khoa học tưởng như rạch ròi, minh bạch, công khai và trong sáng. Thực tế lại không giản đơn như vậy.

    Có nghiên cứu để mang lại những Thành công… Tốt quá!

    Có nghiên cứu mang lại Thất bại, để lại bài học chua xót ngõ hầu cảnh tỉnh và cấm cửa những điều lệch chuẩn… Cũng quá tốt!

    Thành công hay Thất bại trong Nghiên cứu khoa học đều có giá trị như nhau: đều phục vụ con người.

    Thành công, như mặt Dương tính, sáng rỡ và dễ được chấp nhận, dễ được tưởng thưởng và đầy vinh hạnh.

    Thất bại chìm sâu trong bóng tối, mang lại u uất, tủi hổ cho những Nhà khoa học tâm huyết. Đầy Âm tính.

    Thực ra, Dương và Âm là hai mặt của vấn đề. Có Âm mới có Dương, Dương như Bông sen đẹp nở giữa bùn lầy Âm tính. Cho nên, mọi nghiên cứu, mọi nhà nghiên cứu Thành công hay Thất bại đều đáng được trân trọng như nhau.

    Có ai Thành công mà không Thất bại hàng trăm lần. Điều đó quá bình thường, nhưng không bình thường ở những kỳ thị, rẻ rúng và khinh khi những Thất bại.

    Nếu mọi nghiên cứu đều Thành công chói lóa, thì điều đó chính là Giả dối, vô Đạo đức.

    Cái hay nhất, Khó nhất của Khoa học lại là: ĐẠO ĐỨC trong Nghiên cứu.

    Khái niệm Đạo đức trong nghiên cứu, nói thì vô cùng, thực tế chỉ gói gọn đúng mấy chữ: Mọi Nghiên cứu phải vì Cuộc sống tốt đẹp của Con người, phải Trung thực.

    Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học đã nghiên cứu đủ mọi lý thuyết về tiến hóa của vũ trụ, từ đó những suy ngẫm về Sự sống của loài người là một người tứ chi bất hoạt, cả cơ thể chỉ còn khối óc. Ấy vậy mà mọi suy ngẫm của ông luôn mang tính dự báo tới tương lai của Con người, vì Con người và được Con người chấp nhận, trân trọng và vinh danh.

    Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, đã luôn luôn quan tâm đến cuộc sống của Loài người. Theo dã sử, những nghiên cứu cuối đời của ông không được công bố. Chỉ vì chúng đưa ra những lý thuyết, những giả tưởng chưa thể dễ dàng được chấp nhận, không thể được công bố vì những lý thuyết đó sẽ dẫn tới Sự không chế ngự được Cuộc sống con người trong những Giáo điều, Giáo luật, Luật lệ Cổ xưa hay Tân tiến.

    Nói vậy, chỉ để nói: Mọi nghiên cứu khoa học , được tiến hành bởi bất cứ ai, ở bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ thời điểm nào, tốn hay không tốn tiền… đều phải tuân thủ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.

    Cho dẫu rằng, gần như mọi phát minh hiện đại nhất đều ra đời trong môi trường quân sự: Tên lửa, máy bay, máy tính, các chất hóa học, thuốc thang… đều ra đời gần như để phục vụ chiến tranh.

    Nhưng các Ứng dụng của chúng vào Cuộc sống dân sự đều Tuyệt vời, những nghiên cứu ấy đã thay đổi Cuộc sống Loài người.

    Rất nhiều Nhà khoa học đã sáng chế ra thuốc nổ mới, ra súng đạn mới, ra phương pháp giết người hàng loạt mới, nhưng họ không hề được tri ân như những Công dân danh dự của Loài người.

    Không có giải thưởng nào dành cho những phát minh giết người ấy.

    Những chuẩn mực về đạo đức trong nghiên cứu khoa học thường là: Tri thức trung thực, phương pháp nghiên cứu nghiêm cẩn, mọi kiến thức phải tự do, công bố công khai, đánh giá tương thích với hoàn cảnh. Đặc biệt Phải có trách nhiệm với Cộng đồng.

    Ai cũng có thể nghiên cứu khoa học, song không thể bằng ăn cắp kiến thức, ngụy phương pháp, giấu điểm xấu, công bố lung tung, đánh giá nống lên, sai sự thật và Tuyệt đối không được động đến Cuộc sống bình yên của Con người.

    Những điều này, tiếc thay rất hiếm hoi trong thời loạn tiến sỹ. Chả ở đâu mà vài vạn tiến sỹ mà chẳng có được vài trăm phát minh, sáng chế hay phát kiến được giới khoa học Quốc tế công nhận.

    Tốn tiền DÂN.

    Nếu không tốn tiền Dân thì làm khổ vợ con, gia đình và gây nỗi nhục cho Dòng họ…

    Điều tưởng như nhỏ nhoi ấy, giờ lại thấy quan trọng biết bao.

    Một lần nữa, tôi vẫn coi kết quả những nghiên cứu làm đảo lộn cuộc sống, không mang lại hiệu quả kinh tế, không vì Cái Chân Thiện Mỹ… là TỘI ÁC.

    Mà Tội ác thì phải tiêu diệt, không cho Tồn tại.

    ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC, khó quá !

    Bài này tôi viết vào ngày 4/12/2017, hôm nay chỉ bổ sung thêm chút: Những việc Nghiên cứu khoa học tốn tiền dân như kits này, vắc xanh nọ mang danh khoa học Việt thay vì chuyển giao Công nghệ như hai năm qua tiêu tốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ là Tội ác.

    Một điều canh cánh nữa là: Những nghiên cứu việc thay đổi những thứ do Thượng đế tạo ra; những sản phẩm hoàn chỉnh của Chúa Trời như thay đổi Gene, thay đổi ADN, ARN… Lợi hại ở đâu, bao giờ tai nạn xảy ra, biện pháp khắc phục tai nạn; Sẽ chỉ gây hại một người, một đời hay một thế hệ, nhiều thế hệ… Rất khó trả lời rốt ráo.

    Tôi mơ hồ nhận ra được lý do mà Albert Einstein không công bố những công trình khoa học cuối cùng của ông.

    Câu trả lời Đơn giản như huyền thoại: Tôi không thể thay đổi những điều Chúa đã tạo ra.

    Đạo đức khoa học đã quá khó thực hiện nhưng Giới hạn nào của khoa học còn khó hơn.

    Con người có Sinh, có Tử… Trường sinh bất lão là ước mơ của mọi đấng quân vương.

    Nhưng, nếu không có Cái chết, Sự sống sẽ tuyệt diệt.

    Bs PHẠM NGỌC THẮNG


Working...
X