Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tất cả chúng ta thật lòng nói dối + Chúng ta phải tự xấu hổ?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tất cả chúng ta thật lòng nói dối + Chúng ta phải tự xấu hổ?


    Click image for larger version

Name:	ZZ62-V~1.JPG
Views:	448
Size:	36.6 KB
ID:	83607

    Tôi viết, “Khi một nhóm người ăn cướp để làm giàu thì phần còn lại sẽ phải ăn cắp để sống”, câu này được nhiều người hiểu một cách rất thô sơ “chắc nó chừa mình ra”, mà không tự thấy rằng, chính mình cũng là người ăn cắp. Thói gian dối tràn ngập khắp nơi.
    Khi đi học, chúng ta ăn cắp bằng cách quay cóp trong những giờ kiểm tra; khi ra trường chúng ta ăn cắp bằng cách chạy chọt đút lót “xin việc” – đó là cách ăn cắp cơ hội của người khác; khi đi làm chúng ta đối phó, làm việc cầm chừng, đi muộn về sớm; chúng ta ăn cắp giáo án trên mạng, ta ăn cắp thành tích bằng cách cấy điểm cho học trò, ăn cắp bằng những bản báo cáo “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”… Ăn cắp khắp nơi, ăn cắp tràn lan trong xã hội, ăn cắp từ trẻ tới già, từ nông thôn lên thành phố, từ ngoài đường vào công sở.
    Có bao nhiêu người đang say mê làm việc, sáng tạo trong 100 triệu người Việt? Có bao nhiêu người đang “tối ngày đày công”, có nhiêu người đang “sáng cắp ô đi tối cắp về”, có nhiêu người đang chờ từng ngày để về nghỉ hưu? Chúng ta đang có một xã hội trì trệ mà ở đó cấp trên nói dối cấp dưới, cấp dưới đối phó với cấp trên và cả hai cùng nhau đối phó với xã hội. Chúng ta cứ diễn lại mãi một vở tuồng cũ rích cho nhau xem dù cả diễn viên và khán giả đều đi guốc trong bụng nhau nhưng vẫn diễn như thật, diễn say mê và giả vờ vỗ tay cho “vừa lòng nhau”. Đó là một xã hội lâm bệnh nặng, bệnh suy dinh dưỡng tinh thần, nó ốm yếu, vật vờ; tồn tại nhưng lòe loẹt và đỏm dáng.
    Chúng ta ăn cắp niềm tin của nhau, con người không tin nhau nữa. Ở đâu cũng thấy những ánh mắt nghi ngờ, cảnh giác. Một xã hội rườm lời, người ta nói rất nhiều, và quên ngay lời nói của mình mà không còn thấy xấu hổ hay day dứt gì nữa; người ta nghe, mà chỉ là nghe cho vui đó thôi. Một “lời vàng đá” giờ như cổ tích, làm gì còn “xuất ngôn cửu đỉnh”…

    Trước cái xấu cái ác, “đấu tranh tránh đâu”, thế là người ta tìm cách thích nghi bằng cách biến đổi chính mình như một con tắc kè; đầu tiên là bằng nói dối, rồi làm ẩu, làm láo, làm giả; riết rồi người ta sống giả, khóc giả, cười giả, giận dữ giả.
    Chúng ta tỉnh táo tới mức không thể chấp nhận việc có nhiều người động lòng thương gia đình một cô bé nghèo khổ ăn cắp, chúng ta sáng suốt nhân danh đủ thứ lý lẽ để đòi trừng trị, chúng ta cao giọng dạy dỗ huấn thị. Ngày xưa, khi phát hiện một đứa trẻ đang leo cây hái trộm ổi, ông chủ nhà sẽ im lặng không lên tiếng, giả vờ như không biết vì sợ nó té ngã; ngày xưa, khi một đứa trẻ ăn trộm trái cây trong vườn ông thầy đồ, ông sẽ nói “cháu đừng hái trái xanh”, rồi đến trưa thì tự tay mang sang nhà cho một rổ… Thời tôi vẫn còn lác đác thấy thế, thời cha mẹ ông bà tôi thì nhiều hơn.

    Ai cũng biết ăn cắp là xấu, ngay cả là một đứa trẻ, vì thế mà người ta mới lén lút, mới nói dối, mới sợ hãi. Không cần phải nói về cái đó nữa. Hành xử thế nào mà thôi. Khi ta đối xử với một đứa ăn cắp như một đứa ăn cắp thì nó sẽ mãi là đứa ăn cắp; khi ta đối xử với đứa ăn cắp như con vật thì thú tính của nó nổi lên; khi ta đối xử với kẻ cắp như một con người, kẻ cắp sẽ thành người.
    Không phải là dung túng, không ai dung túng cả, cũng không bàn câu chuyện luật pháp nữa, luật pháp phải được thượng tôn. Tôi chỉ nói chuyện con người, đó là nhân tính, là lòng bao dung, là sự vị tha, là tình yêu thương con người. Là tính người. Nó vốn có và tràn đầy trong cõi lòng mỗi người. Thế mà bây giờ ta phải ngồi mổ xẻ, cân nhắc, tính toán; không còn chỗ cho lòng bi mẫn nữa.
    Bảy năm sau, một đứa học trò tìm đến nhà thầy, “thầy còn nhớ em không, ngày xưa, trong giờ kiểm tra em đã giở tài liệu nhưng thầy chỉ im lặng đi xuống và gõ thật nhẹ lên bàn mà không cho ai biết, thầy đã không làm em phải xấu hổ nhục nhã. Bây giờ em đã đi làm và luôn nhớ đến điều đó…”. Không ai xấu đi vì nhận được sự tôn trọng và tình yêu thương cả. Chỉ là chúng ta không còn tin điều ấy nữa mà thôi.
    Bỗng nhớ bài thơ “Vô cùng” của Hoàng Nhuận Cầm

    “Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
    Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
    Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
    Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi.
    Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
    Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
    Tất cả chúng ta như bầy chó đói
    Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi.
    Tất cả chúng ta đều không vô tội
    Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi”.


    ===


    Chúng ta phải tự xấu hổ?…







    Khi một đứa trẻ ăn cắp, tất cả chúng ta đều có tội.
    Những người điều hành Nền kinh tế có tội; Hệ thống an sinh có tội, Giáo dục có tội, Văn hóa có tội…, và chúng ta có tội.
    Không ai bênh vực cho việc ăn cắp cả, nhưng việc tập trung mổ xẻ để tỏ ra sáng suốt trong trường hợp này thì chỉ chứng tỏ sự thiển cận. Tôi từng đọc một câu chuyện về phiên tòa ở Mỹ xử một đứa trẻ ăn cắp bánh mì. Kết thúc phiên tòa, tất cả mọi người có mặt trong phòng xử án đều bị phạt 10 đô la vì đã…gây ra tội ác là khiến đứa trẻ phải ăn cắp.
    Ăn cắp một chiếc váy thì tất nhiên không giống với ăn căp bánh mì, nhưng hãy đặt mình vào một thiếu nữ 16 tuổi ở thời đại này, trong đất nước này, lúc ấy bạn sẽ thấy chiếc váy nhiều khi quan trọng không kém bánh mì đâu. Cái nghèo và sự mặc cảm thấp kém giày vò con người ta có khi còn khủng khiếp hơn là một cơn đói. Đừng kẻ cả khi bạn chưa bao giờ thiếu tiền để mua một chiếc váy 160k hoặc đã quên đi điều đó trong quá khứ.
    Hành vi của chủ cửa hàng thì có lẽ không cần bình luận nữa, nhất là nó lại diễn ra sau khi đứa bé đã quay lại xin lỗi. Đó không những là cái ác mà còn là lòng tham đến tàn bạo.
    Trong môi trường nội trú, tôi đã nhìn thấy trong những ánh mắt của không ít em học sinh một nỗi mặc cảm, tự ti, khổ sở vì gia đình quá nghèo. Cháy bỏng trong các em là được bằng bạn bằng bè, là có được những bộ áo quần và váy xống như các bạn. Và tôi đã thấy sự ăn cắp trong ký túc xá, đa phần những vụ trộm ấy là từ những đứa trẻ nghèo.
    Chúng ta đã làm ra một xã hội đổ vỡ giá trị, chúng ta lấy vật chất và hình thức bên ngoài để làm thước đo, chúng ta đánh đồng nó với giá trị một con người. Và thế là nó trở thành khí quyển của xã hội này. Nó quấn riết lấy tất cả, cả chúng ta, chứ không riêng gì đứa trẻ kia. Cứ tự nhìn lại xem chúng ta đang chạy theo cái gì thì rõ.
    Chúng ta cho mình cái quyền phán xét như thể mình vô can và cao đạo.
    Những đứa trẻ phải được bảo vệ, không phải bằng cách bênh vực hành vi ăn cắp của chúng; mà bằng giáo dục, bằng văn hóa, bằng môi trường sống lành mạnh với những chân giá trị được chính chúng ta giữ gìn và vun đắp.

    Khi chúng ta để những kẻ cắp hiên ngang đi vào hệ thống điều hành và phá nát quốc gia này, phá nát núi rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên, đầu độc nguồn nước và mặc sức tung hoành như phường lục lâm thảo khấu thì bất công sẽ ngày càng lớn, và ăn cắp sẽ trở thành phổ biến. Khi một nhóm người ăn cướp để làm giàu thì đa số còn lại sẽ phải ăn cắp để sống.
    Khi một đứa trẻ trên đất nước này ăn cắp, nếu cảm giác đầu tiên khởi lên trong chúng ta không phải là tự xấu hổ, thì ta tiêu rồi.

    THÁI HẠO



Working...
X