Announcement

Collapse
No announcement yet.

"VUA NHẠC SẾN" VINH SỬ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "VUA NHẠC SẾN" VINH SỬ

    Bốn vợ chính thức, sáu người con cùng không biết bao nhiêu người tình, ông là vua không ngai của dòng nhạc bình dân. Ngoài là "vua nhạc sến", ông còn từng làm "vua một đêm" ở các nhà hàng sang trọng bậc nhất Sài Gòn, chi phí mỗi đêm cả chục lượng vàng. Vậy mà, đến cuối đời, ông sống trong một căn nhà không đầy 10m2 tại một xóm lao động nghèo, không vợ, không con...

    "Vua nhạc sến" Vinh Sử yêu miệt mài cả trong âm nhạc lẫn ngoài đời
    Click image for larger version

Name:	VINH%2BSU%2B1.jpg
Views:	902
Size:	10.1 KB
ID:	85090


    Trai nhà nghèo
    Vinh Sử tên đầy đủ là Bùi Vinh Sử, sinh năm 1944 tại quận 4, Sài Gòn. Cha mẹ của ông từ Hà Tây đi làm phu đồn điền cao su cho Pháp, lưu lạc vào miền Đông Nam Bộ trong thập niên 1940. Sau đó gia đình tìm về miền đất hứa Sài Gòn, sinh sống bằng nghề làm lò bún trong một xóm lao động nghèo ở quận 4. Gần 10 tuổi đầu ông mới đi học lớp năm (lớp một bây giờ), ông là người duy nhất trong số 4 anh chị em trong gia đình được đi học.

    Học hết lớp nhất (khoảng 15 tuổi) thì Vinh Sử bỏ học vì mê nhạc. Âm nhạc như đã có sẵn trong máu của ông từ kiếp nào. Vừa học nhạc, ông vừa mua sách hướng dẫn sáng tác nhạc để học cách sáng tác. Sau một năm học nhạc, Vinh Sử âm thầm tập sáng tác, những tác phẩm của ông nói về sự chia ly, những mất mát của tình yêu đôi lứa. Hình như trong tất cả nhạc phẩm nói về tình yêu của ông chỉ có những nhớ nhung, đau thương, mỗi người một ngả, yêu và không được yêu...

    Các bản nhạc "Gái nhà nghèo", "Hai bàn tay trắng", "Người phu kéo mo cau", "Nhẫn cỏ cho em"... đã được ông sáng tác từ trong những ngày đầu tập tành làm nhạc sĩ. Để có tiền làm quen với giới "bầu sô", những người chuyên "lăng-xê" nhạc sĩ, ca sĩ trong các chương trình đại nhạc hội, Vinh Sử đã cạy tủ lấy tiền của cha mẹ. Bị phát hiện, cha mẹ ông cấm cửa không cho về nhà. Từ đây, ông bắt đầu cuộc đời "nhạc sĩ lang thang".

    Cô đơn và nghèo túng, có những lúc ông muốn quay về, nhưng nghĩ đến số tiền mà cha mẹ nhọc nhằn dành dụm bị ông lấy tiêu xài hoang phí, ông cảm thấy xấu hổ nên nhất quyết khi nào thành danh, giúp đỡ được cha mẹ thì mới trở lại nhà. Ông một mình lang thang, làm những công việc nặng nhọc như phụ hồ, khuân vác để kiếm tiền sinh sống qua ngày. Rất nhiều đêm, ông ngủ ngoài bãi đậu xe xích lô ở bến Vân Đồn.
    Click image for larger version

Name:	VINH%2BSU%2B2.jpg
Views:	31
Size:	19.0 KB
ID:	85091
    (Minh họa)
    Từ đi bộ, lên thẳng xe hơi

    Ông mướn căn gác trọ tồi tàn trong một con hẻm nhỏ trên đường Tôn Đản. Ban ngày ông đi làm phụ hồ, khuân vác, đạp xích lô..., đêm về trên căn gác trọ nghèo nàn, ông say mê với những cung bậc bổng trầm của cây đàn guitare. Cho đến một hôm, ông bầu sô Duy Ngọc, người chuyên dàn dựng những những chương trình đại nhạc hội tầm cỡ thời bấy giờ, đã đi tìm Vinh Sử. Số là, trong một lần đi đám cưới ở quận 4, Duy Ngọc tình cờ nghe những giọng ca "cây nhà lá vườn" hát những bài hát "nghèo" của Vinh Sử. Duy Ngọc nghe sao mà hay và lạ, rồi ông hỏi thăm "nhà" của Vinh Sử…

    Một tuần sau, trong chương trình đại nhạc hội tầm cỡ do Duy Ngọc tổ chức tại rạp Quốc Thanh, khán giả đã nghe đôi song ca tài danh Thanh Tuyền – Chế Linh hát các nhạc phẩm: "Nhẫn cỏ cho em", "Nhành cây trứng cá", "Gái nhà nghèo"... Khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, khắp các hàng ghế đồng loạt vang lên những tiếng "bis, bis"... Ngay sau đó, các hãng băng đĩa, các nhà xuất bản ở Sài Gòn tìm đến Vinh Sử để thương lượng. Rồi khắp cả Sài Gòn, Chợ Lớn người ta thấy băng nhạc cassette "Vinh Sử - Nhẫn cỏ cho em" và hằng hà sa số bản nhạc rời: "Nhẫn cỏ cho em", "Hai bàn tay trắng", "Gái nhà nghèo"… được bày bán, từ trong quán nhạc tới sạp sách báo ngoài vỉa hè… Đâu đâu, người ta cũng thấy băng, đĩa, nhạc của Vinh Sử.
    Click image for larger version

Name:	VINH%2BSU%2B3.jpg
Views:	31
Size:	14.5 KB
ID:	85092
    Chính cuộc sống khốn cùng trong những tháng ngày gian khổ và nỗi cơ cực triền miên, bị người yêu phụ bạc đã làm cho nhạc của Vinh Sử phần nhiều mang đậm chất cay đắng tình đời. Nhạc của ông là nhạc bình dân, nhạc của người nghèo. Từ thành thị tới thôn quê, từ bến xe đến bến tàu, chỗ nào có giới bình dân, chỗ nào có người nghèo là chỗ đó có nhạc của Vinh Sử. Những bản nhạc rất thích hợp cho lớp thanh niên nghèo thời ấy.

    Thanh niên sang giàu hồi đó không nhiều, còn thanh niên đi làm thợ hồ, cu ly, xích lô, ba gác... thì nhiều vô kể. Họ có thể nhịn ly cà phê để mua một bản nhạc Vinh Sử, về hát ngân nga. Bài "Nhẫn cỏ cho em" có số phát hành chính thức là 400 ngàn bản (chưa kể in lậu) đã làm cho ông từ đi bộ lên sắm thẳng xe hơi đời mới, bỏ qua giai đoạn đi xe đạp, xe gắn máy.

    Ông cũng viết nhiều về những cuộc tình đơn phương, nói lên tâm trạng của chàng trai vì nghèo mà không dám tỏ tình, đành lặng lẽ yêu một mình, rồi âm thầm chuốc lấy khổ đau. Hầu hết những bản nhạc yêu đương dang dở ấy lại đi sâu vào lòng người. Từ giới bình dân đến trí thức, mọi người đều biết nhạc của ông. Ở tận cùng vùng thôn quê xa xôi hẻo lánh tới chốn thị thành phồn hoa đô hội, đâu đâu người ta cũng nghe nhạc của ông, hát nhạc của ông.

    Hầu hết các bản nhạc của Vinh Sử được viết bằng âm giai thứ, nên lúc nào cũng buồn buồn. Ông thành công không những ở các điệu Habanera, Boléro, Balade…, những điệu nhạc bình dân vốn bị coi là "rẻ tiền" mà còn vượt trội trong dòng nhạc slow, như bản "Đêm lang thang". Bản nhạc này được Vinh Sử sáng tác theo điệu slow, âm giai chính la thứ mà ca sĩ Chế Linh với giọng ca buồn não nuột, đã hát rất thành công.

    Nhất dạ đế vương sinh... phá sản

    Vinh Sử từng nói, mỗi bài nhạc của ông là kỷ niệm với một người tình. Ông không nhớ chính xác mình đã viết bao nhiêu bài hát, chỉ biết đã xuất bản được 2 tập với khoảng 200 bài. Điều đó có nghĩa ông cũng từng có hàng trăm người tình. Ngay ca khúc đầu tiên giúp Vinh Sử nổi tiếng cũng là kỷ niệm về một người con gái mà ông say mê, đó là bài "Nhẫn cỏ cho em", một trong những sáng tác tiêu biểu của Vinh Sử. Ông viết bài này khi mới 17 tuổi và chính bài hát này đã đưa ông bước thẳng lên vinh quang của sự nghiệp sáng tác, khi mà các nơi xuất bản tranh mua tác quyền ca khúc của ông với giá cao ngất ngưởng, giúp ông mua được xe hơi.
    Click image for larger version

Name:	VINH%2BSU%2B4.jpg
Views:	30
Size:	17.6 KB
ID:	85093

    Ông nhớ lại ngày đó, con gái con trai thương nhau mà chẳng dám cầm tay nhau, chẳng dám nói với nhau một câu tình tự, chỉ dám xưng tên ngại ngùng... Hai người thường rủ nhau đi chơi nhưng chẳng bao giờ ông dũng cảm dám nói một lời thương yêu với nàng. Một lần, ông hẹn nàng ra công viên, nhưng mãi cũng không thể nào nói được nên lời. Đến khi chuẩn bị về thì ông quýnh quáng bứt cọng cỏ cho đỡ bối rối và kết cỏ thành cái nhẫn trùm qua ngón tay nàng, không nói gì. Nàng nhận nhẫn rồi cười rất đáng yêu. Sau này, bắt đầu sáng tác, ông hồi tưởng lại câu chuyện tình làm xao xuyến trái tim mình và viết ca khúc "Nhẫn cỏ trao em":

    "Anh nghèo nên chẳng nhẫn kim cương
    Tặng em theo sính lễ huy hoàng...
    Người ta mua em gấm lụa
    Còn anh trao em nhẫn cỏ
    Thì em phải bận tâm gì".


    Bài "Đêm lang thang" ông dành cho một phụ nữ người Hoa rất đẹp làm chủ nhà hàng. Hai người đã từng đi chơi với nhau nhiều lần, tình yêu cũng đã nhen lửa. Nhưng một lần, nàng nhìn thấy ông chở một cô ca sĩ phía sau xe, thế là nàng lập tức chia tay. Ông buồn quá, hàng ngày cứ đi đến nhà hàng của nàng ăn uống để nhìn mặt nàng, nàng thấy ông là lập tức đi tuốt lên lầu, không thèm nhìn. Ông rời nhà hàng đi về mà lòng cứ nhớ nhớ thương thương, trằn trọc không ngủ được, dậy đi loanh quanh ngoài phố... Ông viết "Đêm lang thang" chính là cho những đêm mong ngóng được nhìn người yêu như thế: "Bước lang thang qua từng vỉa hè/ Biết đi đâu đêm dài bơ vơ…"
    Click image for larger version

Name:	VINH%2BSU%2B5.jpg
Views:	24
Size:	17.5 KB
ID:	85094
    Thời huy hoàng đến với ông như một giấc mơ. Hợp đồng được ký với các hãng băng đĩa, các nhà xuất bản nhạc thời bấy giờ đã đem lại cho ông những món tiền kếch sù. Có tiền quá dễ, ông xài tiền như nước, hàng đêm ngật ngưỡng trong men say. Ông thường lui tới những nhà hàng sang trọng, ăn những cao lương mỹ vị, nốc toàn whisky… Chưa dừng lại ở những cuộc vui chơi bạt mạng ấy, ông còn tìm đến những chốn ăn chơi cực kỳ sa đọa trong các nhà hàng sang trọng ở Chợ Lớn.

    Ông thích làm "vua một đêm" (nhất dạ đế vương) với áo mão cân đai, chễm chệ trên ngai vàng lộng lẫy, phè phỡn nằm trên long sàng cho cung tần đấm bóp. Thức ăn toàn sơn hào hải vị, rượu uống ngon nhất thế gian. Kề bên có hoàng hậu, cung phi đẹp như tiên nga giáng thế, dưới trướng có cận vệ, quân hầu… Một đêm làm vua tiêu tốn hàng chục cây vàng. Lúc ấy, Vinh Sử không thể nào nghĩ tới sẽ có lúc ông sống nghèo khổ, cô độc, bị bệnh tật hành hạ như ngày hôm nay!

    Sau 3 năm, nhạc sĩ Vinh Sử "thoát nghèo" nhờ bolero

    Trở lại thăm nhạc sĩ Vinh Sử, chúng tôi khá bất ngờ khi căn nhà cũ kỹ trong con hẻm nhỏ của ông giờ được sơn sửa lại khang trang. "Vua nhạc sến" cười khà khà: "Nhờ bolero mà giờ tôi đủ sống".

    Kiếm vài chục triệu mỗi tháng nhờ tiền tác quyền

    Cách đây 3 năm, khi chúng tôi tìm gặp nhạc sĩ Vinh Sử, cũng tại ngôi nhà này, "vua nhạc sến" một thời ném tiền qua cửa sổ nằm co ro trên chiếc giường cũ. Trong ngôi nhà chật chội và xuống cấp chỉ để vừa hai chiếc xe, vị nhạc sĩ Gõ cửa trái tim nằm trên tấm nệm dưới chân cầu thang, cạnh là góc bếp nhỏ lỉnh kỉnh đồ đạc. Bản thân ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật do ung thư trực tràng di căn, phải mang hậu môn giả, đi lại yếu, đôi khi phải nhờ người dìu, mỗi bữa chỉ ăn lưng chừng chén cơm.

    Bẵng đi một thời gian, khi các chương trình bolero chiếm sóng truyền hình, những ca khúc của nhạc sĩ Vinh Sử được sử dụng thường xuyên hơn, cuộc sống của ông như bước sang một trang khác. Theo tiết lộ của "vua nhạc sến", ngoài căn nhà mà ông đã ở suốt nhiều năm qua, ông còn có một căn nhà khác cũng ở Q.7 (TP.HCM), đang cho thuê lại 3,5 triệu đồng/tháng.

    Tác giả của ca khúc Nhẫn cỏ cho em cho biết nhờ dòng nhạc bolero thịnh hành trở lại mà thời gian qua, cuộc sống của ông thoải mái hơn xưa. Mỗi tháng, nhạc sĩ Vinh Sử kiếm được hàng chục triệu đồng từ tiền tác quyền các ca khúc, đặc biệt là những bài hát nổi tiếng như Gõ cửa trái tim, Làm dâu xứ lạ, Gái nhà nghèo... Ông bảo: "Nói chung, nếu mà nói ít quá thì kỳ mà nói nhiều quá thì người ta không thích, cứ nói tôi bây giờ đủ sống, không có thiếu thôi. Vả lại, tôi sống đơn giản, ngày 2 bữa cơm. Vậy là đủ rồi".

    Mặc dù cuộc sống đã "dễ thở" hơn nhưng nhạc sĩ Vinh Sử vẫn ở ngôi nhà đã gắn bó với ông nhiều năm. Ngôi nhà nay đã được sơn sửa lại khang trang hơn nhưng buổi trưa trời nắng, ông vẫn phải cởi trần cho mát vì nhà rất hẹp và nóng. Khi được hỏi vì sao không đổi chỗ ở cho thoải mái hơn, nhạc sĩ Vinh Sử lắc đầu: "Ở đâu quen đó rồi. Mỗi người có một lối sống. Tại sao nhà lầu 2, 3 tầng, máy lạnh đầy đủ, tôi không ở? Vì tôi khoái sống như bây giờ. Nếu tôi thay đổi, đời sống có thể thoải mái, sung sướng nhưng tôi sẽ mất đi những người bạn nghèo, những người bạn quen thuộc ở đây".

    "Vua nhạc sến" cho biết ra đường cũng vậy, ông không khoái vô nhà hàng sang trọng vì: "Vừa mất tự do, vừa tốn tiền, vào phòng VIP lại không được hút thuốc. Tôi khoái ngồi lề đường, trò chuyện với những người nghèo, vừa ăn vừa uống, vừa có thể nhìn ngắm những người đi qua đi lại và có thể viết được nhạc".

    Nhạc sĩ Vinh Sử chỉ thích sống trong căn nhà cũ

    Ngôi nhà đã được sơn sửa lại, nhìn khang trang hơn trước
    Cuộc sống thoải mái hơn nên sức khỏe của nhạc sĩ Vinh Sử cũng tốt hơn trước. Ngày gặp lại, ông trông hồng hào, dáng vẻ khỏe khoắn hơn xưa. Sống chung với căn bệnh ung thư trực tràng, vị nhạc sĩ Làm dâu xứ lạ vẫn phải đi đại tiện bằng hậu môn giả. Ngày nào ông cũng phải kè kè theo chiếc túi nilon giá 50.000 đồng mua ở nước ngoài và tự mình thay túi mỗi ngày.

    Chúng tôi hỏi vui: "Giờ có tiền rồi, nhạc sĩ có trở lại thời 'ném tiền qua cửa sổ nữa không?'". Ông cười nói: "Cũng vậy thôi. Chỉ khác là hồi đó, tôi quăng tiền qua cửa sổ còn bây giờ rộng rãi theo kiểu ngồi ngoài đường thấy mấy người nghèo khó hay những người bán vé số, mình đều mua giúp, dù mua không khi nào trúng".

    Khi được hỏi sao không dành tiền phòng thân, nhạc sĩ Vinh Sử nói nhẹ tênh: "Có tiền thì đi chơi, chứ chết rồi có mang theo được đâu. Trời cho mà. Có tiền thì mình cứ xài. Bây giờ tôi muốn ăn cái gì là có cái đó, muốn đi nước ngoài thì đi giờ nào cũng được. Tháng 5 này tôi đi Úc nè. Có người mời tôi qua bển làm liveshow".

    Vẫn sáng tác và dăm bảy người tình

    Cuộc sống thay đổi nhưng riêng về cái khoản phong lưu của nhạc sĩ Vinh Sử thì... vẫn như ngày nào. Hiện tại, ông sống một mình nhưng thỉnh thoảng, người mà ông gọi là "vợ" vẫn đến chăm sóc, lo cơm nước cho ông. Vị nhạc sĩ đào hoa cũng không giấu việc ông còn có rất nhiều "bạn gái". Những người này vẫn thường xuyên ghé thăm xem... ông chết chưa theo cách nói vui của chính ông. "Hồi trẻ tôi dữ dội hơn còn bây giờ già, tôi vẫn yêu đời, vẫn vui vẻ. Già thì già, trái tim vẫn nhúc nhích thì vẫn còn có thể yêu", "vua nhạc sến" dí dỏm tiết lộ.

    Mối tình mới nhất, nhạc sĩ Vinh Sử phải lòng một cô công nhân trẻ. Dịp tết, cô gái này rất muốn về quê, thế là ông đã sáng tác bài Tết! Tết! Tết để tặng cho "nàng". "Với tôi, mỗi bài nhạc là một người tình. Có người làm tôi thất vọng, buồn bã, có khi tôi yêu đơn phương rồi viết thành một bài nhạc. Có những người gặp nhau vui vẻ, rồi đường ai nấy đi, tôi cũng sáng tác được nhạc. Như lần này, tôi gặp nàng. Qua những lời tâm sự của nàng, tôi biết nàng rất muốn về quê ăn tết. Vậy là sáng tác ra bài hát này", nhạc sĩ Vinh Sử chia sẻ.

    Dù ở độ tuổi nào, hoàn cảnh nào, "vua nhạc sến" vẫn rất đào hoa

    Ông vẫn miệt mài cho ra đời những sáng tác mới
    Nhạc sĩ Vinh Sử cho biết ông không nhớ hết đã trải qua bao nhiêu mối tình cũng như không đếm xuể đã sáng tác bao nhiêu bài nhạc. Bây giờ, dù cuộc sống đã đủ đầy nhưng chất liệu để sáng tác của ông vẫn không ngừng tuôn chảy trong những ca khúc mới, dĩ nhiên là vẫn trung thành với bolero.

    Sống với quan niệm có bao nhiêu xài bấy nhiêu nên lúc khó khăn, nhạc sĩ Vinh Sử từng bán một số ca khúc cho các đơn vị khai thác độc quyền để trang trải cuộc sống. Còn hiện nay, khi cuộc sống đã "dễ thở" hơn, ông vẫn tiếp tục sáng tác. Có khi sáng tác theo đơn đặt hàng và nhận tiền thù lao 2 triệu đồng/bài với 5 ca khúc/ngày. Ngoài ra, ông còn đi dạy, đi làm thêm nhiều việc khác.

    Rít một hơi thuốc cho cái bụng đỡ khó chịu, ông bảo: "Tôi lao động quen rồi. Dù rằng tiền bản quyền đủ sống nhưng tôi vẫn thích đi làm, thích sáng tác. Ước mơ của tôi cũng chỉ là hằng ngày cứ làm việc đều đặn như vậy. Bây giờ nếu làm nhiều tiền quá cũng không mang theo được mà ít quá thì không đủ sống. Cứ vừa vừa như vậy cho đến ngày chết thì chẳng có gì tiếc nuối".

    Tổng hợp





  • Font Size
    #2
    Nhạc sĩ Vinh Sử ngày nay có đời sống khá hơn nhiều rồi nhờ phong trào nhạc Bolero trở lại thời vàng son của nó.
    Chúc mừng ông.

    Comment

    Working...
    X