Announcement

Collapse
No announcement yet.

Về bản nhạc Auld lang syne (tiếng Pháp: Ce n'est qu'un au revoir, tiếng Việt: Bài Ca Tạm Biệt) thường nghe vào dịp lễ cuối năm

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Về bản nhạc Auld lang syne (tiếng Pháp: Ce n'est qu'un au revoir, tiếng Việt: Bài Ca Tạm Biệt) thường nghe vào dịp lễ cuối năm


    Auld lang syne – Xin đừng quên đi những thân tình cũ

    Noel đi qua. Rồi tới New Year.
    Sắp tới đêm Giao Thừa Tết Tây rồi đó. Chúng ta hãy cùng nghe lại Auld Lang Syne.
    Này bạn ơi, làm sao quên được những ngày xưa thân ái ấy. Làm sao bạn và tôi có thể quên đi những thân tình cũ
    Should auld acquaintance be forgot,
    and never brought to mind?
    Should auld acquaintance be forgot,
    and auld lang syne?

    Dougie MacLean - Auld Lang Syne

    https://www.youtube.com/watch?v=sMFnqj6aFwY




    Ce n’est qu’un au revoir mes frères,
    Ce n’est qu’un au revoir
    Oui nous nous reverrons mes frères,
    Ce n’est qu’un au revoir.

    Jeane Manson - "Ce N'Est Qu'Un Au Revoir"

    https://www.youtube.com/watch?v=2X_FpnZ4k1c




    Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến
    Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn hòng gặp nhau.

    BÀI CA TẠM BIỆT (AULD LANG SYNE) - HỢP CA

    https://www.youtube.com/watch?v=tao_J-9wXrU




    Trên là đoạn mở đầu bài Auld Lang Syne tiếng Anh và hai câu đầu bài Tạm Biệt trong tiếng Pháp và tiếng Việt hồi xưa. Nói riêng về bài Auld Lang Syne tiếng Anh, thường trong đêm New Year’s Eve hằng năm, tại quảng trường Times Square ở Nữu Ước, hằng triệu người náo nức, hân hoan cùng nhau hát mừng Auld Lang Syne. “Này bạn ơi, liệu ta có thể nào quên đi những thân tình cũ, và không bao giờ hồi tưởng lại nữa? Không đâu, bạn nhỉ, thời gian trôi qua (và dẫu cho giữa chúng ta là biển lãng quên sóng gào), nhưng chúng ta hãy cùng nâng ly cho tình thân ái ngày xưa.” Ðại ý lời của bài Auld Lang Syne là như vậy, về sau người ta còn đặt thêm nhiều lời nữa để diễn tả với nhiều ảnh tượng hơn về những tình thân ái của một thời được gọi là “The Old Good Time”.
    Auld Lang Syne nguyên gốc là một bài hát rong Tô Cách Lan (Scots Ballad), ca từ được đặt ra khoảng năm 1677. Về sau, thi sĩ Robert Burns của xứ Tô Cách Lan nhuận sắc lại và ông đã gửi một bản cho Bảo Tàng viện Anh quốc với lời ghi chú: “Bài hát sau đây nguyên là một ca khúc xưa chưa bao giờ được in ra dù dưới dạng bản thảo…” Và cứ như thế, bài hát được truyền đi khắp mọi nơi trên thế giới. Theo tập tục của Tô Cách Lan, Auld Lang Syne được hát lên trong đêm New Year’s Eve. Ở Bồ Ðào Nha, và ở VN trước 1975, nó được hát lúc chia tay, đặc biệt trong phong trào Hướng Ðạo Sinh. Ở Ðài Loan, sinh viên tốt nghiệp ra trường cùng nâng ly rượu mừng hát Auld Lang Syne, và người ta cũng hát nó lúc cử hành tang lễ. Riêng tại Mỹ, ca khúc Auld Lang Syne từ lâu đã là ca khúc được hát lên trong đêm New Year’s Eve, đêm giao thừa giã từ năm cũ đón chào năm mới. Ðiều này đã trở thành truyền thống. Khởi đầu là do một nhạc sĩ gốc Tô Cách Lan tên là Guy Lombardo, cho rằng bài ấy hợp với Giao Thừa, là thời điểm để người ta nhìn lại thời gian qua, tìm thời gian đã mất, nên ông soạn lại bài hát và năm 1929 thì có dịp trình tấu trong Ðêm New Year’s Eve tại New York. Từ đó, “Auld lang syne” trở thành “bài ca của đêm New Year’s Eve”, gợi lên trong lòng hàng triệu người tâm trạng buồn vui lẫn lộn.
    Lời bài hát đây, các bạn đọc đi để thấy nó thật dễ thương. Và đó là lý do tại sao bài hát này giờ đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Một món quà hào phóng của người Scots vốn nổi tiếng keo kiệt cho tất cả chúng ta.
    o O o
    Bây giờ là những thời khắc cuối cùng của năm 2021. Vừa mới đêm qua đây thôi, Nguyễn mở Youtube nghe lại bài hát trong Waterloo Bridge tức La Valse Dans L’Ombre (Ðiệu Vũ Trong Bóng Mờ). Ðó là thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, Roy Cronin (Robert Taylor) chàng sĩ quan và Myra Lester (Vivien Leigh) nàng nữ vũ công ballerina gặp nhau bên cầu Waterloo ở Luân Ðôn và họ yêu nhau. Hai người đã trải qua những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi trong âm vang của ca khúc Auld Lang Syne với tiếng đàn violon. Từng ngọn nến tắt. Và cuối cùng cái hôn bắc cầu cho tình yêu. Roy muốn làm lễ kết hôn với Myra trước khi chàng lên đường sang tham chiến ở Âu Châu. Nhưng định mệnh ngăn cản không cho hai người thành vợ chồng hợp pháp. Cuối cùng hai người chia tay nhau: Roy lên đường trở lại chiến trường, Myra trôi giạt trên lớp sóng đời. Phim kết thúc thật buồn với cảnh chàng sĩ quan trở lại cầu Waterloo tìm người yêu. Nhưng tình yêu đã bay xa.
    Vâng. Tình yêu của hai người trên cầu Waterloo đã bay xa. Nhưng với chúng ta trong những liên hệ khắng khít của đời mình liệu chúng ta có nỡ quên đi những ân tình cũ không. Chắc không đâu bạn nhỉ. Tôi thì tôi vẫn nhớ mãi những người đã gặp, đã yêu, đã uống với nhau ly rượu hay chung trà và cầu mong ngày gặp lại trong thế giới này hoặc ở một nơi nào khác. Không, không bao giờ ta quên những thân tình cũ…



    TN – Tổng hợp
    *

    Auld lang syne
    (NEW YEAR’S EVE SONG LYRICS)
    Should old acquaintance be forgot, and never brought to mind?
    Should old acquaintance be forgot, and old lang syne?

    For auld lang syne, my dear, for auld lang syne,
    We’ll take a cup of kindness yet, for auld lang syne.

    And surely you’ll buy your pint cup! and surely I’ll buy mine!
    And we’ll take a cup o’ kindness yet, for auld lang syne.

    We two have run about the slopes, and picked the daisies fine;
    But we’ve wandered many a weary foot, since auld lang syne.

    We two have paddled in the stream, from morning sun till dine;
    But seas between us broad have roared since auld lang syne.

    And there’s a hand my trusty friend! And give us a hand o’ thine!
    And we’ll take a right good-will draught, for auld lang syne.
    *

    Liệu chúng ta có bao giờ quên đi
    những ngày xưa cũ
    Nào chúng ta hãy nâng ly cho những ngày đã xa ấy.
    Và chắc chắn là bạn sẽ mua cho bạn một ly
    Và chắc chắn là tôi sẽ mua cho tôi!
    Và chúng ta sẽ nâng ly ân cần,
    Cho những ngày đã xa.


    Ðiệp khúc
    Hai đứa tôi đã chạy trên những triền đồi
    Hái hoa cúc dại
    Nhưng chúng tôi đã lang thang những đôi chân mệt mỏi
    Từ những ngày đã xa

    Ðiệp khúc
    Hai đứa tôi đã chèo trên dòng suối
    Từ sáng đến giờ cơm chiều
    Nhưng biển sóng giữa chúng tôi đã gào thét
    Từ những ngày đã xa
    Ðiệp khúc
    Và có một bàn tay, người bạn tin cẩn của tôi ơi!
    Bạn hãy giúp chúng tôi một bàn tay!
    Và chúng ta sẽ uống một ly thân tình
    Cho những ngày đã xa.



    Tim Nguyễn




    ===



    Auld Lang Syne

    Theo dõi “countdown” lúc đón mừng năm mới ở Times Square hàng năm, khi trái cầu pha-lê rơi từ cao xuống chạm đế, bạn sẽ nghe nhạc trổi lên ca khúc Auld Lang Syne.
    Nguyên bản Auld Lang Syne là một bài thơ bằng tiếng Scotland (Tô Cách Lan), do nhà thơ Robert Burns (1759-1796) sáng tác năm 1788 dựa theo dân ca cổ của nước này. Ông gởi bài hát vào Viện Âm nhạc Scotland với lời ghi chú: “Đây là một bản nhạc cổ, của thời xa xưa, chưa bao giờ được in ra, chưa bao giờ thấy có trên một bản thảo, cho đến khi tôi ghi lại từ một ông cụ”.
    Auld Lang Syne là tiếng Scotland cổ, viết theo tiếng Anh ngày nay là “Old long since” (Từ những ngày xa xưa), kể lại niềm vui của những người bạn gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách, ngồi bên nhau vừa uống rượu vừa nhắc lại những kỷ niệm xưa:
    Auld Lang Syne
    Should old acquaintance be forgot,
    and never brought to mind?
    Should old acquaintance be forgot,
    and old lang syne?
    CHORUS:
    For auld lang syne, my dear,
    for auld lang syne,
    we’ll take a cup of kindness yet,
    for auld lang syne.
    *

    Những ngày đã xa
    Nên quên đi người thân quen cũ
    Và đừng bao giờ nhớ chăng?
    Nên quên đi người thân quen cũ
    Và những ngày xa xưa?
    ĐIỆP KHÚC:
    Mừng những ngày xa xưa, bạn quý
    Mừng những ngày xa xưa
    Chúng ta sẽ nâng ly thân ái
    Mừng những ngày đã xa.

    Click image for larger version

Name:	ZZ78-Y~1.JPG
Views:	256
Size:	135.3 KB
ID:	85320



    An engraved vintage illustration drawing of the celebration of Auld Lang Syne at the New Year eve, from a Victorian book dated 1854 that is no longer in copyright

    Bài ca đã trở thành bất hủ và được hát trên khắp thế giới vào những dịp khác nhau. Những người Việt trưởng thành trước 1975 hẳn có nhiều kỷ niệm với ca khúc này
    – Là nhạc chủ đề chính của phim La valse dans l’ombre (Điệu vũ trong bóng mờ) do Vivien Leigh và Robert Taylor đóng. Thực ra đây là một phim Mỹ, tên Waterloo Bridge.
    – Sân khấu cải lương ở VN thường dùng bài hát này khi chấm dứt chương trình, là dấu hiệu để khán giả ra về.
    – Trong các sinh hoạt tập thể, đặc biệt là của Hướng đạo sinh, đây là “Bài ca tạm biệt” được Việt hóa hoàn toàn:“Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến. Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.”
    – Cũng không thể quên bài ca đã được “cải biên” rất vui nhộn và phổ biến nơi trẻ em miền Nam: “Ò e Rô Be đánh đu – “Tặc Giăng nhảy dù – Giô Rô bắn súng – Bắn ngay con ma nào đây – Thằng Tây hết hồn – Thằn lằn cụt đuôi.”



    Phượng Nghi
    Attached Files
Working...
X