Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Một số vấn đề về chữ nhứt

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Một số vấn đề về chữ nhứt

    Click image for larger version

Name:	267847145_10219654767983086_4084597585214099741_n.jpg?_nc_cat=105&ccb=1-5&_nc_sid=825194&_nc_ohc=daoccaR0DcIAX-LpmHV&_nc_oc=AQnhu8PtJ7dCro0R0Bukr8j3DHiEpF4zMD8Ai6W9MgGf-REMs3R-yo0hQUc7RWNus0k&_nc_ht=scontent-fml2-1.xx&oh=00_AT9_B3W
Views:	708
Size:	18.0 KB
ID:	86090

    Người Nam Kỳ ngày xưa viết nhứt rõ ràng
    Nam Kỳ ta xưa kêu số đếm,chữ 一 là nhứt ,nhì (nhị ) 二 ,tam 三
    "Nhứt gạo nhì rau
    Tam dầu tứ muối"

    Có câu "道生 一,一生二,二生三,三生萬物" nghĩa là "Đạo sanh ra nhứt, nhứt sanh ra nhị, nhị sanh ra ba, ba sanh ra vạn vật (Lão Tử)

    Ông bà mình đặt tên con xưa đều là chữ Nhứt ,ông Ba Nhứt,bà Mười Nhứt,Cô Hai Nhứt
    Nam Kỳ xưa có học trò lớp nhứt,lớp nhì,học trò thi trung học đệ nhứt cấp,trung học đệ nhị cấp,đệ nhứt Cộng hòa
    "Học trò đi mò cơm nguội
    Lỡ trượt vỏ dưa, té cái đụi, la trời"

    Ta có ba làng Thắng Nhứt ,Thắng Nhì,Thắng Tam là ba làng đầu tiên ở Vũng Tàu

    Vắt nước cốt dừa làm bánh,có nước nhứt,nước nhì,nước nhứt là đặc kẹo nguyên chất ngon nhứt có nơi kêu nước y,nước nhì lõng hơn nước nhứt kêu là nước dão dừa

    Theo truyền thống cha ông lập làng,thường địa danh Nam Kỳ xưa theo nguyên tắc khi tách,chia làng thì sẽ thêm vô sau tên làng cũ chữ Nhứt,Nhì,Đông,Tây,Nam,Bắc và Thượng hoặc Hạ làm tên làng mới

    Năm 1836 thời Nguyễn huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình (Gia Định) có 6 tổng là Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung, Bình Trị Hạ, Dương Hoà Thượng, Dương Hoà Trung, Dương Hoà Hạ

    Địa danh Tân Thới Nhứt là một trong hai mươi thôn thuộc tổng Dương Hoà Thượng
    Tân Thới Nhứt sau đó lên xã và tồn tại tới ngày nay.Nghe chữ là biết Tân Thới Nhứt là tách ra từ làng gốc Tân Thới
    Đó là vùng "Thập bát phù viên" (18 thôn vườn trầu).Từ 1698 có 6 thôn đầu tiên là:
    Tân Thới Nhứt
    Tân Thới Nhì
    Tân Thới Trung
    Tân Phú
    Thuận Kiều
    Xuân Thới Tây
    Sau đó có thêm và tổng cộng là :
    Tân Thới Bình
    Tân Thới Đông
    Tân Thới Tây
    Tân Thới Trung
    Tân Thới Nhứt
    Tân Thới Nhứt Tây
    Tân Thới Nhì
    Tân Thới Nhì Tây
    Tân Thới Tam
    Tân Thới Tứ
    Đệ nhứt chữ Nhứt ở đất Sài Gòn phải là Tân Sơn Nhứt

    Tân Sơn Nhứt là một giáp thuộc thôn Tân Sơn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào Gia Định, sau nâng lên thành thôn Tân Sơn Nhứt
    Tân Sơn Nhứt thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định; phía đông giáp thôn Phú Nhuận, An Hội; phía Tây giáp thôn Tân Sơn Nhì; phía Nam giáp Phú Thọ và thôn Tân Sơn Nhì; phía Bắc giáp thôn Hạnh Thông Tây, thôn An Hội

    Sau thời Pháp,thôn Tân Sơn Nhứt thành làng rồi xã .Làng này rất cao ráo,không bao gờ ngập nước nên chúa Nguyễn Ánh đã lập lăng mộ linh mục Bá Đa Lộc ở làng này

    Chừng năm 1920 Pháp đã giải tỏa lấy đất gần hết làng Tân Sơn Nhứt xây sân bay, và gọi là sân bay Tân Sơn Nhứt
    Phần đất còn lại nhỏ hẹp hợp với phần còn lại của làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa
    Tổng diện tích của Tân Sơn Nhứt khi đó là nó rông hơn 3600 ha
    Sân bay Tân Sơn Nhứt vang danh thế giới,vậy mà phải ngậm đắng nuốt cay bị Bắc Việt đổi tên thành Tân Sơn Nhất sau 30/4
    Người Bắc không kêu được chữ Nhứt,kêu bị lẹo lưỡi

    Đất Bà Quẹo có con đường thiên lý từ cổng thành Sài Gòn trổ ra tới Tây Ninh khúc biên giới qua Cam Bốt ,con đường này ngày nay là Trường Chinh,là ranh giới hai làng Tân Sơn Nhứt và Tân Sơn Nhì

    Ngày nay ở khu Bà Điểm vẫn còn đình Tân Thới Nhứt ở góc đường Phan Văn Hớn - Nguyễn Ảnh Thủ được dựng vào thời vua Tự
    Bà Điểm nay vẫn còn các địa danh ấp Trung Lân, Tiền Lân, Hậu Lân, Đông Lân, Nam Lân, Tây Bắc Lân.Tất cả các ấp có chữ Lân nầy xưa thuộc xã -làng Tân Thới Nhứt của tỉnh Gia Định
    Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"có câu:
    “Khá thương thay:
    Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh
    Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ“
    Dân ấp,dân lân là cái gì?
    Thời Nguyễn ở Nam Kỳ có 3 loại làng:
    - Làng lớn còn gọi là đại thôn,còn gọi là xã
    - Làng vừa gọi là trung thôn
    - Làng nhỏ gọi là tiểu thôn,còn gọi là lân, ấp, phố, phường, mạn, nậu…
    Mỗi xã có thể chia ra 2,3 thôn. Mỗi thôn có thể chia ra 2 – 3 ấp hoặc 2 -3 lân

    Dân ấp,dân lân là cái gì? Là dân ở xóm thôn nhỏ,xa xôi cách trở
    Nhà Nguyễn quy định mỗi xã -đại thôn và trung thôn phải có một cái đình và một quán canh tuần,còn lân,ấp thì không cần

    Vậy đó

    Tại xứ Long Xuyên xưa có địa danh Thốt Nốt là tên một cái chợ nhỏ tại làng Thạnh Hòa Trung thuộc tỉnh An Giang nhà Nguyễn
    Pháp thuộc, làng Thạnh Hòa Trung được chia ra thành hai làng mới, lấy tên là làng Thạnh Hòa Trung Nhứt và làng Thạnh Hòa Trung Nhì.Khi đó, chợ Thốt Nốt thuộc về làng Thạnh Hòa Trung Nhứt

    Pháp cho lập quận Thốt Nốt tỉnh Long Xuyên là lấy theo tên chợ Thốt Nốt
    Gò Công là tỉnh nhỏ.Gò Công có 5 tổng và 40 làng,xứ này đất hẹp,người đông,phong thổ gần biển nên ruộng có nước mặn, nhiều phèn và mỗi năm chỉ làm ruộng có một mùa

    Gò Công xưa có làng Bình Phục Nhứt và Bình Phục Nhì ,nguyên thủy là từ làng Bình Phục mà ra
    Ngày nay Bình Phục Nhứt thuộc Chợ Gạo,còn Bình Phục Nhì thì bị bỏ chữ Phục,thành xã Bình Nhì thì thuộc huyện Gò Công Tây

    Các bạn Miền Nam viết chữ nhứt là chính danh.Những "Tân Sơn Nhứt","Thống Nhứt" ,"Tân Thới Nhứt","Bình Phục Nhứt" là bằng chứng

    Ai viết "nhất" là sai chánh tả.

    Nguồn : Nguyễn Gia Việt
Working...
X