Announcement

Collapse
No announcement yet.

COVID có thể làm tổn thương bộ não như thế nào?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    COVID có thể làm tổn thương bộ não như thế nào?

    Translated from NPR news's article From blood clots to infected neurons, how COVID threatens the brain
    By Jon Hamilton




    Click image for larger version

Name:	2sgUOJZx.jpg?download=1.jpg
Views:	238
Size:	55.6 KB
ID:	88260

    Dù đã khỏi bệnh COVID-19 từ lâu, rất nhiều người vẫn bị suy giảm trí nhớ, hội chứng sương mù não và tính khí thay đổi thất thường. Một trong những nguyên nhân gây hội chứng covid kéo dài này là do bộ não đã bị tổn thương.

    Giáo sư Frontera là người dẫn đầu một nghiên cứu ghi nhận 13% số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 đã bộc phát chứng rối loạn thần kinh ngay khi vừa bị nhiễm virus.

    Trong nhóm bệnh nhân này, khi được theo dõi tiếp 6 tháng sau khi hồi phục, một nửa số đó vẫn tiếp tục gặp các vấn đề về hệ thần kinh. Những di chứng lên não do COVID gây ra gồm: xuất huyết não, tắc nghẽn mạch máu, viêm nhiễm, thiếu oxy và phá vỡ hàng rào máu não. Thêm vào đó, bằng chứng mới nghiên cứu trên khỉ cho thấy virus này có thể trực tiếp nhiễm vào và giết chết một số tế bào não nhất định.

    Geidy Serrano - giám đốc phòng lab về bệnh thần kinh học tại Viện nghiên cứu Banner Sun, nói những ảnh hưởng do COVID lên não thường là nhỏ. Dù vậy, “bất cứ gì ảnh hưởng tới não bộ, dù nhỏ, cũng có thể mang lại hậu quả lớn tới nhận thức.”

    Một số kiến thức mới nhất về cách COVID-19 ảnh hưởng tới bộ não đến từ một nhóm nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu linh trưởng California tại UC Davis.

    John Morrison, giáo sư thần kinh học và là giám đốc của trung tâm nghiên cứu, cho biết ngay khi COVID-19 lan sang Mỹ vào đầu 2020, nhóm nhà khoa học này đã tiến hành tìm hiểu những cách mà virus SARS-CoV-2 làm ảnh hưởng tới phổi và mô của động vật. Nhưng Morrison cũng nghĩ đến khả năng virus này tấn công những cơ quan khác như não chẳng hạn.

    “Phòng lab này có sẵn mô não từ những thí nghiệm trước và chúng tôi đã bắt đầu xem xét chúng.” Morrison đã báo cáo kết quả đầu tiên tại cuộc họp Hội Thần kinh học vào tháng 11, khẳng định tế bào não khỉ trong nghiên cứu bị nhiễm virus. Điều này thu hút được nhiều sự chú ý trong giới khoa học.

    Phát hiện virus nhiễm trên não khỉ là một cơ hội để tìm hiểu sâu hơn vấn đề tương tự trên người vì khỉ có họ hàng gần với con người. Tuy nhiên, khỉ vẫn không phải là mô hình hoàn hảo vì COVID-19 thường gây bệnh nhẹ trên động vật. Mặc dù vậy, dựa trên các kiến thức có được từ nghiên cứu trên khỉ, các nhà khoa học có thể quan sát chi tiết và nhận ra dấu hiệu của tế bào thần kinh của người bị nhiễm virus. Điều thú vị là những con khỉ già hơn và mắc bệnh tiểu đường lại nhiễm virus nhiều hơn.

    Điều này rất giống với các yếu tố nguy cơ trên người. Với khỉ, sự nhiễm khuẩn bắt đầu xuất hiện ở những tế bào thần kinh có liên kết với vùng mũi. Nhưng chỉ trong vòng một tuần, virus đã lan tới những vùng khác của não. Theo Morrison, “Đây là cách để chúng ta nhận biết một số triệu chứng thần kinh có trong con người gồm: suy giảm nhận thức, sương mù não, trí nhớ kém và tính khí thất thường.

    Ông nghi ngờ là virus đã lan tới những vùng điều phối những biểu hiện đó.” Người ta chưa thể chứng minh mối liên hệ này trên người. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu từ các nhóm khác tìm được bằng chứng cho thấy virus có thể nhiễm vào tế bào não con người. Một bài báo chưa được công bố về nghiên cứu 16 vùng của não từ 20 não người đã tử vong vì COVID-19 cho thấy có 4 bộ não có dấu hiệu bị nhiễm virus tại ít nhất một trong 16 vùng đó. Serrano, tác giả chính của bài báo cho biết thêm: virus có vẻ đã lan lên não qua đường mũi, tương tự như ở loài khỉ, vì có khả năng “một dây thần kinh nằm ở vị trí ngay trên mũi của mọi người có tên là Hành khứu giác” tạo thành đường dẫn. Serrano nói rằng virus dường như đã nhiễm vào và giết các tế bào thần kinh ở Hành khứu giác.

    Điều này có thể là lời giải thích cho việc nhiều bệnh nhân COVID bị mất khứu giác. Một số bệnh nhân COVID không thể hồi phục chức năng này sau khi hết bệnh. Tuy vậy, ở những vùng não khác, bằng chứng của việc nhiễm trùng là rất hiếm. Theo Serrano, có thể virus đã tấn công các vùng của não bằng cách khác. Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy virus có thể xâm nhập vào tế bào thành mạch máu, gồm cả những mạch máu trên não. Và khi hệ miễn dịch tiêu diệt những tế bào chứa virus này, nó có thể vô tình giết luôn những tế bào thần kinh gần đó và gây tổn thương hệ thần kinh. COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng tới não bằng cách làm tắc nghẽn máu hay vỡ mạch máu dẫn tới đột quỵ. Nó có thể làm tổn hại tới hàng rào máu não, tạo điều kiện cho những chất có hại xâm nhập vào, bao gồm cả virus.

    Thêm vào đó, bệnh có thể gây suy phổi nặng dẫn đến việc não không còn được phổi cung cấp đủ oxy. Frontera cho biết những ảnh hưởng gián tiếp này có vẻ nghiêm trọng hơn so với bất kì sự nhiễm trùng trực tiếp nào tới tế bào não. Dù mọi người ghi nhận virus đã xâm nhập vào mô não, nhưng các phần tử virus lại được tìm thấy tại những nơi rất xa vùng não bị thương tổn.

    Frontera nghĩ theo hướng virus chỉ “dạo chơi” và không có nhiều hưởng đến tế bào não. Nhưng nhiều nhà khoa học lại nghĩ virus có thể đã được quét sạch khỏi khu vực não sau khi nó đã gây nên những tổn hại lâu dài. Các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng, dù bằng cơ chế nào, COVID-19 đưa đến một mối đe doạ lớn cho não bộ. Frontera là thành viên của một nhóm nghiên cứu xem nồng độ các chất độc hại mà có liên quan đến bệnh Alzheimer và những bệnh về não khác lên bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi nhập viện. Nghiên cứu này cho thấy nồng độ chất độc hại trên bệnh nhân COVID rất cao, cao hơn những gì chúng ta thấy trên những bệnh nhân mắc Alzheimer, có thể là dấu hiệu của não bị tổn thương nghiêm trọng.

    Frontera không biết được liệu nồng độ chất độc hại cao như thế tồn tại trong bao lâu và người bệnh COVID có thể dễ bị phát bệnh Alzheimer về sau hay không. Tín hiệu đáng mừng là ngay cả những bệnh nhân COVID-19 gặp vấn đề về thần kinh nghiêm trọng cũng sẽ cải thiện qua thời gian sau khi theo dõi họ thêm 6 và 12 tháng sau khi nhập viện. Nhưng trong một nghiên cứu khác, một nửa trong số bệnh nhân bị rối loạn thần kinh không thể trở về trạng thái bình thường sau một năm.

    Vì thế các nhà khoa học cần phải “đẩy nhanh tiến độ tìm ra một phương pháp trị liệu với những bệnh nhân này,” Frontera nói. Serrano nhấn mạnh cần ưu tiên “chữa trị sớm khi vừa phát bệnh thay vì chờ đến khi bệnh đã trở nặng”. Trên hết, những nhà nghiên cứu luôn nhắc nhở cách tốt nhất để ngừa những tổn thương não do COVID là tiêm vaccine.


    Người dịch: Phuong Huynh

    Biên tập: Chau Tran

    Người Thông Dịch
Working...
X