Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mất khứu giác do covid-19

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Mất khứu giác do covid-19


    Click image for larger version

Name:	image.axd?picture=2021%2F1%2Fshutterstock_1857481396-1.jpg
Views:	271
Size:	43.7 KB
ID:	88904
    Các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đều công nhận rằng SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra COVID-19, có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn và rất khó loại bỏ nó, do bởi chúng liên tục tiến hóa do xảy ra các biến đổi trong mã di truyền (đột biến gen) trong quá trình sao chép bộ gen.

    COVID-19 tác động đến mỗi người chúng ta theo những cách khác nhau. Thông thường, sau 5-6 ngày bị nhiễm, các triệu chứng xuất hiện, thường là sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác và mất khứu giác.

    Vào thời điểm hiện tại (16/1/2022) trên toàn thế giới có khoảng 328 triệu người đã bị nhiễm Covid-19. Từ 30 đến 80% những người này bị “mất khứu giác”. Trong y học, tình trạng mất khả năng phát hiện một hoặc nhiều mùi tạm thời hoặc vĩnh viễn, được gọi là “anosmia”.

    Khứu giác ( The sense of smell, or olfaction) là một trong năm giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác) của con người. Giác quan này là cảm nhận mùi thông qua việc hít bằng mũi hay ngửi mùi. Khi chúng ta ngửi, các hạt phân tử mùi rất nhỏ lơ lửng trong không khí sẽ chạm vào tế bào thần kinh khứu giác, là tế bào về mùi (olfactory nerve cell) bên trong mũi, tạo ra tín hiệu thần kinh. Các tế bào khứu giác này sẽ gửi tín hiệu đến tế bào thần kinh vùng tổng hợp mùi trên não, khiến cơ thể nhận ra mùi.

    Thông thường, ở những người bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sự tắc nghẽn mũi với chất nhầy sẽ làm giảm mùi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác nhưng không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Tuy nguyên nhân chính xác của rối loạn chức năng khứu giác vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng Covid-19 đã làm gián đoạn các dây thần kinh từ mũi đến não. Và những tế bào này có thể tái tạo từ tế bào gốc. Điều này có thể giải thích tại sao khả năng ngửi mùi phục hồi nhanh chóng trong hầu hết các trường hợp.

    Mất khứu giác trong Covid-19 không phải là dấu hiệu bệnh nặng. Thế nhưng, anosmia đã gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống sau nhiễm bệnh. Đặc biệt đối với các chuyên gia thẩm định nước hoa, rượu, thức ăn,…, việc mất khứu giác được xem như là cơn ác mộng. Calice Becker, nhà chế tạo nước hoa nổi tiếng ở Pháp, từng tạo ra nhiều “siêu phẩm như J’adore – Dior”, đã ví việc mất khứu giác giống như nghệ sĩ dương cầm bị mất ngón tay.

    Philippe Faure-Brac, người đứng đầu Hiệp hội Rượu vang Pháp, bị anosmia vào năm ngoái, cho biết các nhà thẩm định rượu sẽ cho biết loại đồ uống và thức ăn nào kết hợp được với nhau. Thế nhưng chứng rối loạn khứu giác khiến việc hợp tác với đầu bếp trở nên khó khăn hơn nhiều.

    Sau khi khỏi bệnh, để phục hồi chức năng của khứu giác nhanh, cần phải tập ngửi mùi. Thời gian phục hồi thông thường từ 5 tuần đến 6 tháng, tùy theo nỗ lực của mỗi cá nhân, cũng có trường hợp không may, một số sẽ bị mất vĩnh viễn.

    Mỗi ngày, dùng trí nhớ kết hợp với 4 đến 6 mùi quen thuộc để giúp cơ thể học lại cách ngửi mùi. Nên bắt đầu bằng các mùi đơn giản như mùi gạo, cơm, nước mắm, thức ăn quen thuộc, trái cây, kem đánh răng, thuốc gội đầu, xà bông, nước hoa thường dùng,… Sau đó đến các mùi nồng hơn như nước mắm nhĩ, mắm tôm, nước tiểu,… Lặp lại nhiều lần và tập ngay khi mới bắt đầu mất mùi sẽ giúp phục hồi mùi nhanh hơn.

    Một nghiên cứu được công bố trên tờ báo JAMA (The Journal of the American Medical Association) cho thấy chứng mất khứu giác do Covid-19 có khả năng hồi phục gần như hoàn toàn sau 1 năm.

    Thế nhưng, Piccirillo, bác sĩ đồng thời là giáo sư về tai mũi họng tại Trường Y Đại học Washington ở St. Louis, Missouri, cho biết tin tốt là đối với khoảng 90 đến 95% bệnh nhân mắc chứng anosmia liên quan đến COVID-19, mùi của họ sẽ quay trở lại trong vòng từ hai tuần đến ba tháng. Thế nhưng có 5 đến 10% những người còn lại, mùi của họ không quay trở lại, nó giảm hoặc quay trở lại một cách méo mó. Khứu giác bị lệch lạc được gọi là rối loạn cảm giác mùi, có thể xuất hiện với những bệnh nhân cho biết rằng những mùi bình thường dễ chịu giờ ngửi thấy khó chịu, giống với những mùi mà họ mô tả giống như rác thải, cao su cháy hoặc khói. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vì những bệnh nhân này có thể cảm thấy khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, chúng thường có vị giống như mùi khó chịu mà họ đang ngửi.

    Khứu giác liên quan đến cảm xúc, trí nhớ và có một vai trò trong vị giác. Nó cho chúng ta biết hương vị và cảnh báo về những mùi nguy hiểm. Khứu giác là một giác quan thường không được quan tâm đúng mức, nhiều người không nhận ra nó thực sự quan trọng như thế nào cho đến khi nó gây ra những vấn đề về sức khỏe.

    Đôi dòng về khứu giác :

    Trước đây, các nhà triết học người La Mã theo chủ nghĩa Epicurean và nguyên tử Lucretius (thế kỷ 1 trước Công nguyên) đã suy đoán rằng các mùi khác nhau được cho là do hình dạng và kích thước khác nhau của các “nguyên tử” (phân tử mùi theo cách hiểu hiện đại) kích thích cơ quan khứu giác.

    Từ năm 1898, nghiên cứu khoa học về khứu giác được bắt đầu. Luận án tiến sĩ mở rộng của Eleanor Gamble đã so sánh khứu giác với các phương thức kích thích khác.

    Năm 2004, hai nhà nghiên cứu Y Khoa của Hoa Kỳ, bác sĩ Richard Axel và nữ bác sĩ Linda B. Buck, đã nhận được giải Nobel Y Khoa năm 2004 về những khám phá liên quan đến những bí mật của khứu giác. Họ đã đã phát hiện ra một dòng gen lớn, hơn 1.000 gen khác nhau kiểm soát những protein cảm nhận mùi đặc biệt. Những protein này được tìm thấy trong những tế bào sắp thành một khu vực nhỏ sâu trong mũi và phát hiện những phân tử mùi khi chúng được hít vào. Mỗi tế bào chỉ có thể cảm nhận được một vài mùi đặc biệt bởi vì mỗi tế bào chỉ có một loại protein, và mỗi protein này chỉ có thể phát hiện một lượng giới hạn vật chất. Tế bào thần kinh thụ cảm mùi có chức năng giống như một hệ thống khóa-chìa khóa: nếu các phân tử trong không khí của một chất hóa học nhất định có thể khớp vào ổ khóa, tế bào thần kinh sẽ phản ứng. Các tế bào này gửi những tín hiệu theo những sợi thần kinh cực nhỏ tới vùng não kiểm soát sự cảm nhận mùi. Từ đó, thông tin sẽ được chuyển tiếp tới những vùng khác của não, nơi thông tin từ những giác quan khác được kết hợp, tạo thành một mẫu mùi mà não sẽ nhận ra và ghi nhớ như một mùi riêng biệt.

    Động vật có vú có khoảng một nghìn gen mã để tiếp nhận mùi. Trong số các gen mã hóa các thụ thể mùi, chỉ một phần là có chức năng. Con người có ít gen cảm thụ mùi so với các loài linh trưởng và động vật có vú khác.

    Hiện nay, có một số lý thuyết gây tranh luận có liên quan đến cơ chế nhận biết và mã hóa mùi. Theo lý thuyết hình dạng (shape theory), mỗi thụ thể phát hiện một đặc điểm của phân tử mùi. Lý thuyết hình dạng được gọi là lý thuyết đồng vị (odotope theory), các biến thể của một nguyên tố hóa học, trong đó hạt nhân nguyên tử có cùng số proton nhưng có chứa số neutron khác nhau và do đó có số khối khác nhau. ) . Lý thuyết này cho cho rằng các thụ thể khác nhau chỉ phát hiện các mảnh phân tử nhỏ của hóa phân tử (molecules) và những đầu vào rất nhỏ này được kết hợp để tạo thành nhận thức khứu giác lớn hơn, tương tự như cách nhận thức thị giác được tạo nên từ các cảm giác nhỏ hơn, ít thông tin, được kết hợp và tinh chỉnh để tạo ra một tri giác tổng thể với đầy đủ chi tiết.

    Năm 2014, Luca Turin, hiện là giáo sư Sinh lý học tại Đại học Buckingham, Anh, có mối quan tâm lâu dài đến điện tử sinh học, khứu giác, nước hoa và ngành công nghiệp mùi thơm, đã đưa ra lý thuyết rung động (vibration theory), ông cho rằng các thụ thể mùi phát hiện tần số dao động của các phân tử mùi trong phạm vi hồng ngoại bằng Xuyên hầm lượng tử (Quantum tunnelling), là một hiệu ứng lượng tử mô tả sự chuyển dịch của hệ vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tuy nhiên, có rất nhiều nghi vấn về những dự đoán của lý thuyết này.

    Cho tới nay, chưa có lý thuyết nào có thể giải thích hoàn toàn về nhận thức khứu giác.

    Montreal, ngày 16/1/2022

    Ngô Khôn Trí
Working...
X