Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hậu Covid: Phát hiện tổn thương ngầm ở phổi nhờ scan bằng khí xenon

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hậu Covid: Phát hiện tổn thương ngầm ở phổi nhờ scan bằng khí xenon


    Những vùng lớn, sẫm màu trong kết quả scan bằng khí xenon của bệnh nhân có thể là dấu hiệu cho thấy những bất thường ở phổi

    Một số người bị chứng Covid kéo dài, hay còn gọi là hậu Covid, có thể bị tổn thương ngầm ở phổi, theo một nghiên cứu thử nghiệm nhỏ ở Anh.

    Các nhà khoa học đã sử dụng một phương pháp quét khí xenon mới để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở phổi mà phương pháp scan thông thường không tìm ra.

    Covid-19: Bệnh nhẹ vẫn có thể để di chứng nặng, kéo dài

    Nghiên cứu mới khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêm vaccine Covid-19

    Virus tấn công bất thường vào trẻ nhỏ sau dịch Covid-19

    Họ tập trung theo dõi 11 bệnh nhân là những người không cần chăm sóc tại bệnh viện khi mới mắc Covid nhưng sau đó bị khó thở kéo dài.

    Một nghiên cứu lớn hơn, chi tiết hơn đang được tiến hành để xác nhận kết quả.

    Công trình được tổng kết lại, dựa trên một nghiên cứu đã được tiến hành từ trước chuyên theo dõi những người phải nhập viện khi đã lây Covid.

    Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này đã làm sáng tỏ ít nhiều lý do tại sao chứng khó thở lại phổ biến đến vậy ở những trường hợp bị hậu Covid - tuy nguyên nhân gây ra chứng khó thở thì có nhiều và thường là những lý do phức tạp.

    Chứng Covid kéo dài (long Covid) được dùng để chỉ việc bệnh nhân vẫn có các triệu chứng mỏi mệt trong nhiều tuần sau khi nhiễm virus corona mà không thể giải thích được nếu dựa trên các do nguyên nhân khác.

    'Hành trình của oxy'

    Nhóm nghiên cứu từ Oxford, Sheffield, Cardiff và Manchester đã so sánh việc nội soi bằng khí xenon và các xét nghiệm khác đối với chức năng phổi ở ba nhóm người.

    Các đối tượng được theo dõi, so sánh gồm nhóm những người bị Covid kéo dài và khó thở, nhưng đã không nhập viện khi bị nhiễm virus, nhóm 12 người nhập viện với Covid nhưng không bị chứng Covid kéo dài, và nhóm 13 người khỏe mạnh.

    Sử dụng phương pháp mới do Đại học Sheffield phát triển, những người tham gia đều được cho hít khí xenon trong quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI).

    Khí này hoạt động theo cách rất giống với oxy nhưng có thể được theo dõi trực quan trong quá trình scan, vì vậy các nhà khoa học có thể "thấy" nó di chuyển tốt tới mức nào từ phổi vào dòng máu - một bước quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đối với phần lớn những người bị Covid kéo dài, khí di chuyển kém hiệu quả hơn so với những người khỏe mạnh.

    Những người nhập viện vì Covid cũng có những biểu hiện bất thường tương tự.

    Trưởng nhóm nghiên cứu và chuyên gia về phổi, Tiến sĩ Emily Fraser cho biết thật không dễ chịu gì khi mọi người đến phòng khám nhưng các bác sỹ lại không thể giải thích chính xác lý do vì sao họ thấy khó thở. Thường thì kết quả chụp X-quang và chụp CT không cho thấy điều gì bất thường.

    "Đây là nghiên cứu quan trọng và tôi thực sự hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về điều đó."

    Nhưng bà nói thêm: "Điều quan trọng là mọi người cần biết rằng các chiến lược phục hồi chức năng và luyện thở sẽ thực sự hữu ích."

    Giáo sư Fergus Gleeson, người đóng vai trò quan trọng tương đương với bà Fraser trong nghiên cứu này, cho biết:

    "Hiện có những câu hỏi quan trọng cần được giải đáp, chẳng hạn như có bao nhiêu bệnh nhân bị Covid kéo dài sẽ có kết quả scan là bất thường, tầm quan trọng của sự bất thường mà chúng tôi đã phát hiện, nguyên nhân gây ra sự bất thường đó, và hậu quả lâu dài của nó."

    "Một khi hiểu được cơ chế dẫn đến các triệu chứng này, chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn."

    Nội dung nghiên cứu hiện đang trong tình trạng trước khi in ra và chưa trải qua quá trình bình duyệt đồng đẳng chính thức. - BBC
Working...
X