Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Trò lừa đảo tại Olympic Bắc Kinh

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Trò lừa đảo tại Olympic Bắc Kinh

    Hàng loạt chiêu trò lừa đảo xuất hiện, nhắm vào những người yêu thích Thế vận hội mùa đông 2022.

    Lợi dụng sự nổi tiếng của Olympic Bắc Kinh, nhiều loại hình tội phạm đã xuất hiện hòng lừa đảo người hâm mộ. Từ làm nhái linh vật gấu trúc Bing Dwen Dwen đến bán vé giả vào sân vận động, chúng trục lợi hàng nghìn nhân dân tệ từ những người cả tin hoặc bất cẩn.
    Các nhà chức trách Trung Quốc đã phải lên tiếng cảnh báo công chúng phải thận trọng trước những hình thức lừa đảo này.
    Theo SCMP, có 5 chiêu trò gian lận phổ biến nhất đáng lưu ý tại Thế vận hội mùa đông năm nay.



    Một nhân viên đang đóng gói những gấu bông Bing Dwen Dwen ở thành phố Jinjiang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: AP.
    Lừa đảo trúng thưởng


    "Xin chúc mừng, bạn đã trúng độc đắc giải xổ số Thế vận hội mùa đông của công ty chúng tôi, bao gồm giải thưởng tiền mặt trị giá 18.800 nhân dân tệ và một máy tính xách tay trị giá 10.000 nhân dân tệ!", đó là một trong những tin nhắn mà rất nhiều người dùng Internet Trung Quốc nhận được trong thời gian gần đây.

    Những kẻ lừa đảo phát đi thông điệp nêu trên, sau đó yêu cầu nạn nhân gửi một khoản tiền và phí bưu điện để nhận giải thưởng. Đến cuối cùng, nhiều người ngây thơ làm theo và chỉ nhận lại cú lừa tai hại.

    Những tin nhắn này mang tên người gửi là các công ty không có thực, một số còn mạo danh nhà tổ chức chính thức. Chúng cho phép nạn nhân tham gia trò may rủi như mua xổ số giả, tem bưu chính hoặc đồng xu kỷ niệm.

    Người dùng phải đăng ký thông tin của mình để tham gia, đó là cách tiền của họ bị đánh cắp, thậm chí thiết bị điện tử cũng bị tấn công.



    Một nhân viên cửa hàng đang giới thiệu phong bì Olympic cho khách hàng ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua.
    Quyên góp cho vận động viên


    Sự đồng cảm của người dân Trung Quốc cũng có thể bị lợi dụng khi kẻ lừa đảo lợi dụng câu chuyện đẫm nước mắt về những vận động viên kém may mắn, không có nguồn lực nhưng khát khao giấc mơ Olympic.

    Chúng tạo ra những trang web nhiễm virus, có thể đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của người dùng. Nạn nhân bấm vào những trang web này với suy nghĩ có thể quyên góp cho các vận động viên, thế nhưng thực tế lại gây tổn hại cho chính mình.
    Vé vào sân giả


    Với nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, tất cả trận thi đấu tại Olympic Bắc Kinh đều không bán vé, không mở cửa cho công chúng.

    Vẫn có một số khán giả được phép đến sân theo dõi trận đấu, nhưng đây là vé mời riêng được cung cấp bởi cơ quan chức năng và các nhà tổ chức Thế vận hội. Những vé này không thể mang ra giao dịch.

    Tuy nhiên, một số kẻ gian vẫn rao bán trực tiếp và trực tuyến những tấm vé vào sân với mức giá cao, lợi dụng những người dân thiếu cảnh giác.


    Một người ngồi trên khán đài trong lễ khai mạc Olympic tại Sân vận động Quốc gia Trung Quốc. Vé tất cả trận đấu tại Olympic Bắc Kinh 2022 không được mở bán, chỉ có một số vé mời riêng tư được phát ra. Ảnh: EPA-EFE.
    'Túi đỏ' từ các vận động viên


    "Túi đỏ" là một chức năng trên ứng dụng nhắn tin WeChat của Trung Quốc, cho phép người dùng gửi một số tiền nhỏ tới bạn bè.

    Một số người nổi tiếng đã sử dụng tính năng này để lì xì cho người hâm mộ, tạo được sự yêu mến và đánh giá cao. "Túi đỏ" trở nên thịnh hành vào đợt Tết Nguyên đán vừa qua.

    Và những kẻ lừa đảo đã lợi dụng chức năng này để chiếm đoạt thông tin của người dùng. Chúng mạo danh vận động viên Olympic để gửi đến cho người hâm mộ những "túi đỏ" giả, yêu cầu họ phải chuyển tiếp liên kết thanh toán đến những người dùng khác để nhận được tiền.

    Nhưng tiền không bao giờ đến. Sau cú nhấp chuột, nạn nhân bị ngập trong quảng cáo và bị đánh cắp thông tin.

    Linh vật giả


    Chú gấu trúc Bing Dwen Dwen, linh vật của Olympic Bắc Kinh, nhận được sự mến mộ với ngoại hình dễ thương. Nhiều người phải xếp hàng qua đêm trước các cửa hàng để mang được một món đồ lưu niệm có hình Bing Dwen Dwen về nhà.

    Theo những người hâm mộ đứng bên ngoài một cửa hàng chính thức ở Bắc Kinh, mỗi người chỉ có thể mua một gấu bông Bing Dwen Dwen và chỉ có 300 con được bán ra một ngày.

    Nếu bạn thấy chú gấu trúc này được bán lại ở đâu đó với giá thấp và số lượng lớn mà không có bất kỳ nỗ lực nào từ người mua, khả năng cao đó không phải là hàng thật.



    Gấu bông Bing Dwen Dwen đang rất khan hiếm ở Trung Quốc. Vì vậy, nếu ai đó rao bán với giá rẻ, rất có thể chúng là hàng giả. Ảnh: AP.
    Làm sao để tránh lừa đảo?


    Theo SCMP, các nhà tổ chức Thế vận hội miễn phí phí tham dự cho mọi chương trình trúng thưởng, rút thăm may mắn. Vì vậy, khi bị yêu cầu trả tiền, người dùng có khả năng đã bị lừa đảo.

    Để tránh được nguy cơ, người hâm mộ cần vào đúng trang web chính thức của Thế vận hội hoặc liên hệ đến các đơn vị có thẩm quyền để biết thông tin về các hoạt động.

    Người dùng tuyệt đối không nhấp vào các liên kết dẫn đến trang web không xác định hoặc chưa được xác minh, nơi bạn có nhiều khả năng bị thiệt hại

    Các nhà chức trách khuyến cáo người dân không nên vội vàng đăng ký bất kỳ ưu đãi đặc biệt nào nhân danh Olympic và hãy "thật sự thận trọng, đừng rơi vào bẫy" của kẻ lừa gạt.
Working...
X