Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vẫn chuyện Xưng hô

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Vẫn chuyện Xưng hô


    Năm 2008, lúc đó tôi còn nói tiếng Trung khá tốt, thì gặp một đôi vợ chồng, vợ người Việt còn chồng Quảng Đông (TQ). Cà kê với nhau đủ thứ, rồi đến chuyện xưng hô.

    Anh chồng bảo: “Người Việt Nam lạ quá, vợ chồng mà gọi “anh – em”, phải là “mày – tao” chứ! “Anh – em” mà lại “ngủ” với nhau”! (tôi đã thay chữ “ngủ” cho một chữ khác “thẳng” hơn). Anh ta nói, rồi phá lên cười. Đó là lần đầu tôi bắt đầu nghĩ về cái cách xưng hô “có vấn đề” của người Việt và tiếng Việt.

    Cứ nói rằng TQ Nho giáo, nhưng tiếng nói của họ không có cái sự bất bình đẳng như tiếng ta. Lối xưng hô của chúng ta là một sản phẩm thuần Việt? Vợ luôn là “em”, chồng là “anh”, người yêu của nhau thì cũng thế. Đó rõ ràng là một sự phân ngôi thứ, tôn ti rõ ràng nhất.
    Một triều đại hay thể chế có thể thay đổi rất nhanh, cùng lắm là vài trăm năm, nhưng ngôn ngữ, nhất là lối xưng hô thì dai dẳng đến khiến người ta nản lòng. Đó mới thật sự là cái thiết chế vững chắc nhất, giam hãm nhất và trói buộc nhất. Nó vô hình, nhưng là một nhà tù đích thực đối với không gian tinh thần một dân tộc.

    Với những thành tựu của ngành ngôn ngữ học và các tri thức liên ngành, đến giờ nếu ai còn coi thường ảnh hưởng của tiếng nói đến văn hóa và tương lai phát triển cũng như sự cởi trói của một xã hội thì đó là những người thiếu hiểu biết. Khi là “em” thì cái chữ ấy nó bao hàm hằng hà sa số những thuộc tính tâm lý và ứng xử trong đó, gần như không thể rũ bỏ hoàn toàn được. “Anh” thì cũng thế.
    “Giải phóng phụ nữ” kiểu gì đây khi họ luôn là “em”, là vai dưới? Khốn nỗi, từ chỗ bị “nô dịch”, người ta lại đâm ra nghiện sự nô dịch ấy, giống như phụ nữ Hồi giáo sẽ mắng vào mặt bạn nếu bạn cố tìm cách tháo cái mạng che mặt ra cho họ. Cũng như vợ và bạn gái thích được gọi bằng “em”, không gọi “em” là có chuyện đó. Người đàn ông cũng thế, gọi nữ là “em” sẽ giúp họ thỏa mãn tâm lý bề trên, đồng thời thể hiện uy quyền và sự ban phát. Tiếng Việt, thay bằng gì đây? Khó quá!
    Gọi “con” trong giáo dục thì cũng thế. Cả hai đều thấy dễ chịu, một bên có cảm giác an toàn, bên kia thì được ở ngôi “đáng bậc”. Nó gây nghiện đó, cho cả hai. Và sẽ trói chặt con người trong tình trạng của tâm lý “nô” và “tự nô”. May mắn hơn quan hệ vợ chồng, mối quan hệ thầy trò lại có những từ để xưng hô khá ổn, như thầy/cô – em, tôi – thầy/cô…

    Tình cảm và đạo đức thì có muôn vàn cách để biểu lộ và dựng xây mà không cần đến một lối xưng hô bất xứng như thế. Đừng nhân danh. Vì lắm lúc nó chỉ tạo ra những sự chua chát: cha mẹ gì mà ép con học thêm để thu tiền, rồi đẻ ra biết bao khoản thu; con cái gì mà coi thường và thậm chí đấm cả cha mẹ như thế!?

    Click image for larger version

Name:	ZZ88AF~1.JPG
Views:	1047
Size:	49.6 KB
ID:	95567
    THÁI HẠO

Working...
X