Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

5 trò lừa đảo ai cũng dễ sập bẫy tại Olympic Bắc Kinh: Pháp sư Trung Hoa thật tinh vi

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    5 trò lừa đảo ai cũng dễ sập bẫy tại Olympic Bắc Kinh: Pháp sư Trung Hoa thật tinh vi

    Olympic mùa đông tại Trung Quốc sắp khép lại, tuy nhiên những trò lừa lọc bên lề giải đấu này đã khiến dư luận có phần "bức xúc".

    Trang SCMP đã phải liệt kê ra 5 trò lừa đảo phổ biến tại Olympic Bắc Kinh, từ những thứ rất đỗi bình thường đến những màn chiêu trò đầy tinh vi, tất cả nhằm mục đích moi tiền của những CĐV nhẹ dạ cả tin.

    1. Quyên góp tiền

    Một số cư dân mạng đã trục lợi bằng cách tạo ra những trang web mới vốn đã được cài sẵn những phần mềm xấu, có thể đánh cắp thông tin khách hàng.

    Ban quản trị web đã chia sẻ những bài viết, câu chuyện cảm động của những VĐV vượt khó tham dự Olympic Bắc Kinh.

    Cư dân mạng có thể bấm vào trang web để quyên góp tiền cho VĐV, nhưng thực chất con số này chảy vào túi những kẻ trục lợi kia.

    2. "Vé mời"

    Đây là điều không còn quá bất ngờ khi ngay tại Việt Nam, khán giả cũng có thể bị lừa khi đến sân theo dõi các trận đấu tại V-League.

    Vì dịch bệnh, ban tổ chức Olympic không bán vé, không mở cửa cho công chúng. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận khán giả được phép vào sân theo dõi nhờ những tấm vé được cung cấp bởi cơ quan chức năng.

    Quan trọng là những tấm vé này chỉ là vé mời, không được mang ra giao dịch. Tuy nhiên, một số kẻ gian vẫn rao bán trực tiếp và trực tuyến những tấm vé vào sân với mức giá cao, lợi dụng những người dân thiếu cảnh giác.

    CĐV vì muốn được theo dõi những VĐV nhà thi đấu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua vé mà không biết được sự thật đằng sau.

    3. Trúng thưởng

    Nhiều người dân Trung Quốc đã khoe việc nhận được dòng tin nhắn trúng giải thưởng tiền mặt trị giá 18.800 nhân dân tệ (hơn 67.8 triệu đồng) và một máy tính xách tay trị giá 10.000 nhân dân tệ (khoảng 36 triệu đồng) từ số máy tự nhận là ban tổ chức.

    Những kẻ lừa đảo phát đi thông điệp nêu trên, sau đó yêu cầu nạn nhân gửi một khoản tiền và phí bưu điện để nhận giải thưởng. Đến cuối cùng, nhiều người ngây thơ làm theo và chỉ nhận lại cú lừa tai hại.

    4. "Túi đỏ"

    Đây là một tính năng trên ứng dụng Wechat phổ biến ở Trung Quốc, cho phép người dùng gửi một số tiền nhỏ tới bạn bè theo dạng "lì xì".

    những kẻ lừa đảo đã lợi dụng chức năng này để chiếm đoạt thông tin của người dùng. Chúng mạo danh vận động viên Olympic để gửi đến cho người hâm mộ những "túi đỏ" giả, yêu cầu họ phải chuyển tiếp liên kết thanh toán đến những người dùng khác để nhận được tiền.

    5. Bán linh vật giả

    Bing Dwen Dwen, linh vật của Olympic Bắc Kinh có vẻ ngoài dễ thương và được giới trẻ Trung Quốc ưa thích.

    Nhiều người phải xếp hàng qua đêm trước các cửa hàng để mang được một món đồ lưu niệm có hình Bing Dwen Dwen về nhà.

    Được biết tại một số cửa hàng chính thức của Olympic, mỗi người chỉ có thể mua một gấu bông Bing Dwen Dwen và chỉ có 300 con được bán ra một ngày.

    Đó là thời cơ tốt để các "pháp sư Trung Hoa" ra tay. Nếu một người khoe việc mua được gấu trúc dễ dàng với giá rất phải chăng, thì khả năng cao đó không phải là hàng thật.


    Hoàng Long
    Attached Files
Working...
X