Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phát hiện mới về chất tạo ngọt trong nước giải khát không đường

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Phát hiện mới về chất tạo ngọt trong nước giải khát không đường

    Một cuộc nghiên cứu với quy mô lớn của các khoa học gia Pháp cho thấy, việc ăn, uống chất tạo ngọt có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư nhiều hơn 13%.

    Hàng triệu người trên thế giới nạp chất tạo ngọt vào cơ thể mỗi ngày thông qua nhiều sản phẩm như soda ăn kiêng, nước giải khát không đường khi giảm cân, cắt giảm đường khỏi khẩu phần ăn. Tuy nhiên, theo AFP, cách làm này có thể khiến cho chúng ta dể có nguy cơ bị mắc ung thư cao hơn.

    Giới nghiên cứu tại Viện INSERM, Pháp, đã phân tích thông tin dữ liệu của hơn 100,000 người tại quốc gia này. Từ các số liệu này, nhóm chuyên gia đã phát hiện những tình nguyện viên do ăn, uống chất tạo ngọt nhiều nhất (vượt quá mức trung bình) có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 13% so với nhóm không sử dụng chất này.

    Trong số 103,000 người tham gia, 79% là phụ nữ và 37% tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo. Nước ngọt chiếm hơn 50% trong số các đồ uống chứa chất tạo ngọt mà họ tiêu thụ.

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine vào ngày 24/3, cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư đặc biệt cao với chất tạo ngọt (sweeteners) aspartameacesulfame potassium. Cả hai chất này đều được sử dụng nhiều trong các loại nước giải khát, nước ngọt có gas. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư có liên quan đến béo phì cao nhất.Click image for larger version  Name:	Sweeteners.jpg Views:	132 Size:	38.7 KB ID:	104871
    (Ảnh: iStock)
    G/S Mathilde Touvier, Giám đốc Viện INSERM, kêu gọi các chuyên gia khác thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận phát hiện này. Hiện tại, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh đều khẳng định chất tạo ngọt không gây ung thư và chúng đã được Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu cho phép sử dụng.

    Theo khoa học gia y sinh James Brown, ở Đại học Aston, Anh, mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ ung thư đã gây ra nhiều tranh cãi từ những năm 1970, khi chất tạo ngọt cyclamate bị cấm vì có liên quan đến ung thư bàng quang ở chuột. Mặc dù vậy, điều này chưa từng được chứng minh trên con người.

    Vị chuyên gia này đánh giá rằng, sự phát hiện mới của nhóm tác giả tại Pháp khá hợp lý và có số mẫu nghiên cứu khá ấn tượng. Song, ông cho rằng bằng chứng họ đưa ra "chưa đủ mạnh mẽ" để cho Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh phải sửa đổi các khuyến cáo về các chất tạo ngọt nhân tạo này.

    Trong khi đó, G/S Michael Jones thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư, London, Anh, phản biện mối liên hệ được báo cáo trong nghiên cứu "không có ngụ ý nhân quả" (?). Ông phủ định kết quả này và cho rằng đây không phải bằng chứng cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo gây ra ung thư.

  • Font Size
    #2
    Riêng đối với cá nhân tôi, chất tạo ngọt nhân tạo, thực chất chỉ là đường "hóa học", do lạm dụng quá nhiều trong kinh doanh chế biến thức ăn mà ngày nay số người bị dính bệnh tiểu đường loại 2 ngày càng cao. Vậy thì cứ tùy duyên đi, có đem kết quả các nghiên cứu khoa học này nọ để chứng minh cũng vô ích vì theo thông tin chính thức của ngành y và giới chuyên viên: không phải các bằng chứng cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo đã gây ra ung thư, chấm hết. Cộng với chuyện ngành y tế đã liên tục hạ tiêu chuẩn về đường huyết từ năm 1970 cho đến nay đã tạo ra thêm hàng chục triệu người khác được "mời" uống thuốc trong khi họ chưa hề mắc bệnh này! Xin lổi, danh từ "Tiền tiểu đường" dứt khoát không có nghĩa là đã bị bệnh tiểu đường loại 2 mà chỉ nhấn mạnh, cảnh giác rằng bạn sẽ bị bệnh nếu không điều chỉnh lại cách ăn uống hợp lý hơn!

    Comment


    • Font Size
      #3
      Cũng không hẳn là ăn ngọt nhiều là bị tiểu đường. Có là do các thành phần hoá học trong cơ thể không ổn định Cũng gây tiểu đường

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by tctd View Post
        Cũng không hẳn là ăn ngọt nhiều là bị tiểu đường. Có là do các thành phần hoá học trong cơ thể không ổn định Cũng gây tiểu đường
        Tôi có một nhân chứng sống có thể giải đáp cho vấn đề tiểu đường loại 2 này sau khi anh ta đã liên tục ăn bánh donut thay cơm và uống Coca loại 2 lít trong hơn 3 tháng ở chổ làm và cuối cùng bị dính bệnh. Các triệu chứng bao gồm khát nước, sụt cân trên 15 lbs, mệt mỏi, v..v.. và đường huyết lên đến 280 so với tiêu chuẩn hiện nay là 126 Mmol/l (hiện nay giới y tế còn khuyến cáo dưới 100 Mmol nữa, nếu trên thì gọi là "tiền tiểu đường"??). Sau đó bác sĩ kê toa với 3 loại thuốc (mà tôi quên tên) uống 2, 3 tháng sau hemoglobin A1c trở xuống dưới 6.0, dĩ nhiên phải giảm ăn ngọt nhiều. Sau này anh ta chỉ ăn gạo Ấn Độ bán ở Costco do ít chứa đường. Cho nên cứ nghe theo bác sĩ chỉ dẩn, phải tập thể dục nhiều thì giảm bệnh tiểu đường chỉ là 1 yếu tố rất nhỏ, vì theo tôi, chuyện ăn uống mới rất quan trọng cho sức khỏe của mình. Ăn bậy, uống bậy để rồi bị bệnh mới lo chửa trị, e là thói xấu muôn đời của lối sống Mỹ này!
        Last edited by trungthuc; 05-18-2022, 06:32 AM.

        Comment


        • Font Size
          #5
          Originally posted by trungthuc View Post

          Tôi có một nhân chứng sống có thể giải đáp cho vấn đề tiểu đường loại 2 này sau khi anh ta đã liên tục ăn bánh donut thay cơm và uống Coca loại 2 lít trong hơn 3 tháng ở chổ làm và cuối cùng bị dính bệnh. Các triệu chứng bao gồm khát nước, sụt cân trên 15 lbs, mệt mỏi, v..v.. và đường huyết lên đến 280 so với tiêu chuẩn hiện nay là 126 Mmol/l (hiện nay giới y tế còn khuyến cáo dưới 100 Mmol nữa, nếu trên thì gọi là "tiền tiểu đường"??). Sau đó bác sĩ kê toa với 3 loại thuốc (mà tôi quên tên) uống 2, 3 tháng sau hemoglobin A1c trở xuống dưới 6.0, dĩ nhiên phải giảm ăn ngọt nhiều. Sau này anh ta chỉ ăn gạo Ấn Độ bán ở Costco do ít chứa đường. Cho nên cứ ghe theo bác sĩ chỉ dẩn, phải tập thể dục nhiều thì giảm bệnh tiểu đường chỉ là 1 yếu tố rất nhỏ, vì theo tôi, chuyện ăn uống mới rất quan trọng cho sức khỏe của mình. Ăn bậy, uống bậy để rồi bị bệnh mới lo chửa trị, e là thói xấu muôn đời của lối sống Mỹ này!
          wow!! ăn bánh donut thay cơm , rồi uống nuớc ngọt thay nuớc nữa thì thuộc loại hạng nhất rồi .. hihihi .. cái điệu này là chắc muốn tự tử .. hahah

          vì truớc đây có lấy mấy lớp hoá học vô cơ và hữu cơ thì biết đuợc những màng của vein máu thì không dể gì cho các phần tử lớn như glucose, lactose ... có thể nhiểm hoặc thấm qua đuợc . chỉ trừ một số truờng hợp là cho các thành phần đuờng trong cơ thể bị hổn loạn như do oxy trong cơ thể bị phân ra từ đuờng .. cũng có nhiều lý do lắm ..

          Comment


          • Font Size
            #6
            Originally posted by tctd View Post
            Cũng không hẳn là ăn ngọt nhiều là bị tiểu đường. Có là do các thành phần hoá học trong cơ thể không ổn định Cũng gây tiểu đường
            Nên phân biệt rõ ràng giữa tiểu đường loại 1 và loại 2 thì mới có nhận định đầy đủ và chính xác hơn về căn bệnh "thế kỹ" mà ngành dược đang hốt bạc hàng ngày. Xin miển bình luận thêm vì cá nhân tôi chưa từng học qua hay được đào tào trong y khoa nên chỉ dám đưa ra vài nhận xét cá nhân qua kinh nghiệm sống và kiến thức hiểu biết trên mạng, nên sẽ còn nhiều thiếu sót về phần chuyên môn. Mong các bạn bỏ qua cho. Cũng may là do rút kinh nghiệm trước đây nên tôi ít vô bài post của người khác để góp ý này nọ, chỉ lý luận suông trong bài của mình, tránh bị "đắc tội với thiên hạ" dù rằng sự góp ý của tôi chỉ là trên tinh thần xây dựng, vui vẽ mà thôi nhưng cũng gây ra ít nhiều hiểu lầm không đáng có! Tuổi già lẩm cẩm là vậy đó!

            Comment

            Working...
            X