Announcement

Collapse
No announcement yet.

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 như thế nào ?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 như thế nào ?


    QUY HOẠCH SÀI GÒN TRƯỚC 1975 NHƯ THẾ NÀO ?


    Thời “Đệ nhất cộng hòa” (1955-1963) Ngô Đình Diệm, Sài Gòn nằm trong công cuộc “ tái thiết thủ đô ” của VNCH.

    Nhưng từ giữa thập niên 1960, Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch.

    Khu Thủ Thiêm được quy hoạch từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1955-1963) nhưng không thực hiện được – Ảnh tư liệu


    Click image for larger version  Name:	thoi-ngo-dinh-diem-quy-hoach-thu-thiem-kienviet.net_.jpg Views:	1 Size:	26.7 KB ID:	113528


    Bên cạnh việc tu bổ kênh rạch, đường sá phía tây khu Sài Gòn – Chợ Lớn, ngày 27-3-1957 :

    - Bộ Công chánh và giao thông VNCH khởi công xây dựng xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (dân gọi là xa lộ Biên Hòa, hiện là xa lộ Hà Nội) nhằm :

    - “ Cải thiện một cách dứt khoát vấn đề bế tắc lối ra khỏi vùng Sài Gòn” (Tổng kết 5 năm 1954 – 1959 của Chánh phủ VNCH).

    Toàn bộ chi phí do Mỹ viện trợ và nhà thầu Mỹ RMK-BRJ phụ trách việc xây dựng này (hiện vẫn còn ngã tư RMK).

    Đến 28-4-1961 xa lộ Biên Hòa (dài 31km, rộng 14m – tải trọng xe 32 tấn) hoàn thành, tạo chuyển biến khá mạnh trong liên kết khu vực và kinh tế vùng.

    Xây dựng và hoàn thành cùng lúc với xa lộ Biên Hòa là cầu Sài Gòn, đường Phan Thanh Giản rất rộng (nay là Điện Biên Phủ), cầu Đồng Nai.

    Trong đó, cầu Sài Gòn cũng do nhà thầu Mỹ RMK-BRJ thực hiện với công nghệ làm đường mới nhất của Mỹ và kinh phí từ viện trợ kinh tế của USOM.

    Cầu Đồng Nai lúc đang xây dựng năm 1959 – Ảnh: George E Gray


    Click image for larger version  Name:	cau-dong-nai-tren-xa-lo-bien-hoa-dang-duoc-xay-dung-nam-1959-1460040845.jpg Views:	1 Size:	75.4 KB ID:	113529


    Đường Phan Thanh Giản – cầu Sài Gòn – xa lộ Biên Hòa – cầu Đồng Nai đẩy Sài Gòn về hướng đông để mở mang vùng công nghiệp dọc tuyến đường qua vùng Thủ Đức, Biên Hòa gọi là :

    - Khu công nghiệp kỹ nghệ Biên Hòa với nhiều ngành nghề :

    - Hóa học, mỹ phẩm, cơ khí và luyện kim, vật liệu xây dựng :

    - Nhà máy ximăng Hà Tiên ở Thủ Đức

    - Vikimco (kim khí), Vinaton (tôn) và hàng tiêu dùng (Nhà máy giấy Cogido-An Hảo,

    - Nhà máy dệt Vinatexco

    - Vimytex

    - Công ty sữa Foremost

    - Nhà máy đường Biên Hòa…

    - Làng đại học Thủ Đức (hiện là ĐHQG TP.HCM) cũng được xây dựng ngay sau đó do KTS Ngô Viết Thụ (KTS thiết kế Dinh Độc Lập – hội trường Thống Nhất hiện nay) thiết kế và xây dựng đầu thập niên 1960.

    Ngôi “làng” này không chỉ để giãn sinh viên ra ngoại thành mà theo dự tính của các nhà quy hoạch còn là nguồn cung ứng lao động có chất lượng cho các nhà máy phía đông Sài Gòn cũng như Khu công nghiệp Biên Hòa phục vụ cho sự phát triển của Sài Gòn.

    Làng đại học Thủ Đức (hiện là ĐHQG TP.HCM)


    Click image for larger version  Name:	1svdihocve_ddjw.jpg Views:	1 Size:	120.9 KB ID:	113530


    Tương tự là một số khu dân cư dọc tuyến xa lộ Biên Hòa cũng được hình thành với nhiều ưu đãi (phân lô bán nền với giá gần như cho không) cung ứng nguồn lao động chất lượng trung bình cho các nhà máy nơi đây (như khu dân cư – trại chiếu Minh Đức chẳng hạn, sát Khu du lịch văn hóa Suối Tiên hiện nay).

    Khu Thủ Thiêm (Q.2 hiện nay) cũng đã bắt đầu được lên quy hoạch với động tác hành chính cụ thể :

    Tháng 12-1966
    An Khánh và Thủ Thiêm ([/i][/color][/size][/b] vốn thuộc xã An Khánh, Q. Thủ Đức, Gia Định) trở thành hai phường của quận 1, rồi chỉ một tháng sau tách thành một quận mới, quận 9.


    Do chiến cuộc mở rộng, chính quyền Sài Gòn bỏ dở quy hoạch này…

    Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 “phát triển theo hình chùm nho nằm hướng đông tây”, nở rộng một chút lên phía bắc , phía nam (Q.4) – Bản đồ tư liệu


    Click image for larger version  Name:	saigonmap1975-1-1459909670.jpg Views:	3 Size:	111.6 KB ID:	113533


    QUY HOẠCH , CHỈNH TRANG NỘI Ô , NGOẠI Ô SÀI GÒN


    Nhà quản lý, quy hoạch đô thị Sài Gòn trước năm 1975 hầu như không đụng tới đường sá, kiến trúc người Pháp để lại chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố.

    Đường Tự Do năm 1961 – Ảnh: LIFE


    Click image for larger version  Name:	duong-tu-do-nay-duong-dong-khoi.jpg Views:	3 Size:	95.7 KB ID:	113534


    Thay vào đó là

    - Xây dựng các khu nhà, cư xá, khu chung cư ở các quận trung tâm, ven đô còn quỹ đất lớn như :

    - Q.3, 10, 11, Tân Bình… như :

    - Cư xá xá Đô Thành (Q.3)

    - Cư xá Tự Do

    - Cư xá Sĩ Quan (Tân Bình)

    - Cư xá Bắc Hải

    - Chung cư Minh Mạng (Q.10)

    - Chung cư Khánh Hội (Q.4)…

    Nhiều ngàn căn nhà ở khu phụ cận Sài Gòn như :

    - Thị Nghè (Bình Thạnh)

    - Trương Minh Giảng (, Q.3)

    - Chánh Hưng (Q.8)

    - Kiến Thiết (Q.3)

    - Hòa Hưng (Q.10)

    - Dân Sinh (Q.1)

    - Phú Thọ (Q.11)… giá từ 15.000-350.000 đồng được xây dựng để :

    - “ Thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp dân chúng” (Tổng kết 5 năm 1954 – 1959 của Chánh phủ VNCH).

    Giữa thập niên 1950, hối đoái 1 USD bằng 35 đồng VNCH.

    Đầu thập niên 1960, hối đoái chính thức 1 USD ăn 73,5 đồng VNCH (thị trường tự do khoảng 130-180 đồng VNCH); lương giáo viên lúc đó khoảng 3.000-4.000 đồng/tháng


    Ngã tư Lý Thường Kiệt- Tô Hiến Thành giữa những năm 1960 còn khá trống trải, tạo điều kiện xây dựng nhiều căn nhà xã hội – Ảnh tư liệu



    Click image for larger version  Name:	nga-tu-ly-thuong-kiet-to-hien-thanh-crossroads-ngay-xua-1459825776.jpg Views:	3 Size:	20.3 KB ID:	113535

    ( Miền Nam Việt Nam dưới thiên đường XHCN . Luật đất đai của việt cộng dẫn đến tình trạng quan tham cấu kết với tư bản đỏ tạo ra thảm cãnh người dân với danh xưng được đảng ưu ái trao tặng trở thành ông chủ bị cướp nhà , cướp đất trắng trợn , từ người có nhà cửa trong phút chốc thành không nhà .

    Tấm ảnh bên dưới đã hiện rõ một cách sống động về thiên đường XHCN mà ông Hồ mang về gieo rắc trên đất nước VN ngày hôm nay Thủ Thiêm dưới chính sách Luật đất đai của đảng mà người dân phải oằn lưng gánh cái nghèo , cái khổ do các quan tham và tư bản đỏ tạo ra !

    Tấm ảnh bên dưới là hình ảnh sống động , chân thật nhất về thiên đường XHCN mà ông Hồ mang về gieo rắc trên đất nước VN ngày hôm nay . hoalucbinh18)


    Click image for larger version  Name:	2dNrdx.jpg Views:	3 Size:	37.2 KB ID:	113536


    Việc xây dựng này khá mạnh, chẳng hạn từ 7-7-1958 đến 7-7-1959, gần 1.000 căn được xây dựng và bán;

    - Diện tích khoảng 4x20m (hiện còn khá nhiều trên đường Lê Văn Sỹ, Chánh Hưng, Cách Mạng Tháng Tám…).

    Những căn nhà này bán rất rẻ, do một phần lấy từ viện trợ Mỹ nhằm :

    - “ Rút bớt dân số quá đông đúc tại kinh thành” (tức khu trung tâm thành phố – Tổng kết 5 năm 1954 – 1959 của Chánh phủ VNCH) ra vùng ven qua các cây cầu :

    - Thị Nghè

    - Cầu Bông

    - Cầu Lê Văn Sỹ

    - Cầu Nguyễn Văn Trỗi (xin chỉ dùng tên hiện nay để bạn đọc không rối) lúc ấy còn khá hoang vắng…

  • Font Size
    #2
    Một thiết kế khu dân cư đầu thập niên 1960 ở Sài Gòn:

    Các ngôi nhà nửa biệt thự, nửa nhà phố một trệt, một lầu nằm quanh một giếng trời của khu rộng khoảng 300-500m2.



    Click image for larger version  Name:	thiet-ke-1-khu-dan-cu-pvh-truoc-1975-1459735802.jpg Views:	1 Size:	48.5 KB ID:	113546


    Riêng khu trung tâm thành phố, một số công trình lớn được xây dựng, tạo điểm nhấn khu vực cũng như dấu ấn một kiểu kiến trúc khác hoàn toàn với kiến trúc Pháp, phối hợp nhuần nhuyễn nét hiện đại với tính dân tộc ; phù hợp với thời tiết nóng ẩm Sài Gòn :

    - Dinh Độc Lập


    Click image for larger version  Name:	f5bcdf09dbf254facf2f0ed12efe8190.jpg Views:	1 Size:	208.8 KB ID:	113544

    - Thư viện Quốc Gia


    Click image for larger version  Name:	bd65269a.jpg Views:	1 Size:	71.6 KB ID:	113543

    - Chùa Vĩnh Nghiêm…


    Click image for larger version  Name:	pagode_vinh_nghiem_a_hcm_ville.jpg?w=640&h=426.jpg Views:	1 Size:	32.5 KB ID:	113545


    NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ SÀI GÒN TRƯỚC 1975 !



    1. Đi học không phải đóng tiền và được ăn bánh mì, uống sữa miễn phí.

    2. Đi bệnh viện không tốn tiền, nếu mua thuốc ngoại nhập thì mới trả tiền.

    3. Nhiều dân nhập cư từ các nước Phi, Ấn, Nam Hàn... sang Sài Gòn để lao động. Mặc dù là nước đang có chiến tranh nhưng ai cũng muốn ở lại.

    4. Không có cảnh bán vé số dạo, chỉ có những đại lý vé số kiến thiết.

    5. Có những cây xăng tự động, không cần người bán.



    Click image for larger version

Name:	88.jpg
Views:	180
Size:	27.1 KB
ID:	113547


    6. Được trực tiếp bầu cử tổng thống lãnh đạo Quốc gia.



    Click image for larger version

Name:	bau-cu-1967-15.jpg
Views:	180
Size:	151.2 KB
ID:	113549


    7. Tự do chửi lãnh đạo, tự do biểu tình ôn hòa.



    Click image for larger version

Name:	VN_VNCH_PhatGiaoBieuTinh_1967_32.jpg
Views:	176
Size:	25.0 KB
ID:	113548


    8. Xe hơi nội địa không bị áp thuế nhiều nên giá rẻ.

    9. Người Sài Gòn vô cùng thân thiện, họ sẵn lòng chỉ đường bạn tận nơi nếu lần đầu tiên bạn đến thành phố.

    10. Học sinh rất lễ phép, ra đường ngã mũ khi gặp đám ma, đứng lại chào cờ khi bài Quốc ca vang lên...



    Click image for larger version

Name:	20708279_1899664036727001_5267835255810082545_n.jpg?_nc_cat=105&ccb=1-6&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=rjVSKclcM6sAX-8xof4&_nc_ht=scontent.fybz2-2.fna&oh=00_AT-Nqm2mBMFWeC69xdZVCZfM6zmwCdRPkq28CRLuyyR1Jw&oe=62AC27B7.jpg
Views:	181
Size:	39.3 KB
ID:	113550


    Còn nữa, nhiều nữa...


    Sưu tầm

    Comment

    Working...
    X