Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sự Nguy hiểm của Rác thải điện tử mà con người thải ra mỗi ngày

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Sự Nguy hiểm của Rác thải điện tử mà con người thải ra mỗi ngày



    Con người cứ tiếp tục khai thác kim loại quý mà không chịu tái chế khiến cho rác thải điện tử trở thành một môi nguy lớn.

    Theo Liên Hợp Quốc, có 50 triệu tấn rác thải điện tử được tạo ra mỗi năm, bao gồm cả các thiết bị điện tử cũ đã bị hỏng hoặc ngưng hoạt động. Mặc dù có rất nhiều chất thải điện tử tích tụ mỗi năm, với rất nhiều kim loại quý có trong nó, nhưng người ta lại không tận dụng nguồn tài nguyên này mà lại tiếp tục khai thác từ thiên nhiên khiến cho cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ví dụ, có thể có tới 7% vàng trên thế giới này nằm trong chất thải điện tử, nhưng người ta lại không khai thác nó.

    Hiện tại, có ít hơn 20% rác thải điện tử được tái chế, khiến cho các kim loại quý bên trong nó vẫn còn nằm ngoài kia mà không được đưa vào tiếp tục sử dụng trở lại trong các thiết bị khác. Việc không tái chế kim loại quý này có thể ảnh hướng đến ô nhiễm môi trường và sức khỏe của con người. Có rất ít chương trình tái chế chất thải điện tử chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thay vào đó, việc tái chế không chính thức lại đang diễn ra và nó có thể gây nguy hại cho môi trường.

    Vấn đề với rác thải điện tử

    - Ảnh:Slashgear

    Có rất nhiều tác động tiêu cực đi kèm với vấn đề của rác thải điện tử. Như đã nói, những thiết bị điện tử bị bỏ đi này chứa hàng tấn kim loại quý có khả năng cạn kiệt trong thế kỷ tới, nếu không thực hiện những thay đổi. Theo Liên Hợp Quốc, khi mọi thứ diễn ra với tốc độ như hiện tại, thế giới được dự đoán là sẽ tạo ra 120 triệu tấn rác thải điện tử vào năm 2050, nhiều hơn gấp đôi so với những gì được tạo ra hiện tại. Trong khi các kim loại quý được tìm thấy trong Trái đất bắt đầu khan hiếm dần, phần lớn chất hiếm có trong rác thải điện tử lại không được tái chế khiến cho nguồn tài nguyên cạn kiệt.

    Một vấn đề khác gây ra bởi các thùng rác điện tử ngày càng tăng là các vấn đề sức khỏe. Các nước đang phát triển có nguy cơ cao nhất, mặc dù thực tế là nhiều nước trong số họ phải đối phó với rác thải điện tử của các nước phát triển. Lấy ví dụ như Ấn Độ, trong đó 70% rác thải điện tử mà quốc gia này xử lý không phải của riêng mình. Rủi ro đến từ các phương pháp tái chế không chính thức, nhiều rủi ro liên quan đến việc tiếp xúc với các chất độc hại từ việc đốt chất thải điện tử. Tại Guiyu, một thành phố ở Trung Quốc có số lượng tái chế rác thải điện tử lớn nhất thế giới, 80% trẻ em ở đó mắc các bệnh về đường hô hấp do những hoạt động này.

    Tại sao cần có các chương trình tái chế tốt hơn

    - Ảnh:Slashgear

    Trong khi các kim loại có giá trị như gali, bạc, indium, và nhiều kim loại khác nằm trong các bãi chôn lấp chất thải điện tử, thì cũng có những vấn đề về chuỗi cung ứng đang diễn ra đối với những kim loại này. Như BBC đưa tin, các tổ chức như Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đang kêu gọi nhân loại khai thác chất thải điện tử để lấy kim loại quý thay vì tiếp tục khai thác chúng từ Trái đất. Với việc các thiết bị điện tử mới luôn được tạo ra, nhu cầu rất lớn là phải tái chế những kim loại này thay vì sử dụng các nguồn tài nguyên đang cạn kiệt.

    Ngoài ra, như Liên Hợp Quốc nêu rõ, có nhiều giải pháp bao gồm cả việc thiết kế các sản phẩm bền hơn đến các sáng kiến ​​mua lại rác thải điện tử và xây dựng cá khu vực chiết xuất kim loại từ chất thải đã tồn tại. Điều này, cùng với các chương trình tái chế an toàn được thực hiện để giảm rủi ro sức khỏe của việc tái chế không chính thức, có thể tạo ra một phương pháp bền vững để sản xuất các thiết bị điện tử trong tương lai.


    Anh Van Hùng

    Theo Environment


    https://environment.co/the-harmful-e...ste-to-humans/
Working...
X