Announcement

Collapse
No announcement yet.

Kỷ niệm sân khấu của Nguyễn Ngọc Ngạn

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Kỷ niệm sân khấu của Nguyễn Ngọc Ngạn

    Đạo diễn Alan Carter của Paris by Night gọi ông là “The legend”, khán thính giả gọi ông là “MC của mọi nhà”, nhà thơ Nguyên Sa thì nói rằng “Nguyễn Ngọc Ngạn là một yếu tố lạ mà Thúy Nga may mắn khám phá ra”. Nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn, từ những ngày đầu cho đến tận bây giờ, vẫn chỉ coi mình là kẻ “đi lạc lên sân khấu”. Mà theo cách ông diễn giải là: “Tôi hoàn toàn không chuẩn bị để làm công việc này. Có lẽ chỉ vì lá số tử vi của tôi có quá nhiều sao tốt về đường văn nghệ nên mới được thiên hạ lôi ra ánh sáng mà thôi!”


    _____________



    Chương trình Paris By Night 133 – The Farewell là show diễn cuối cùng của ông Nguyễn Ngọc Ngạn (ảnh: Facebook Thúy Nga Paris)
    “Kỷ niệm sân khấu” – hành trình 30 năm đứng trên sân khấu Paris by Night của MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Một câu chuyện tưởng như tình cờ, vu vơ, mà trở thành số phận. Bắt đầu bằng hai cuộc điện đàm từ Nam Cali vào năm 1992, từ một người mà ông chưa hề quen biết là giáo sư Tô Văn Lai, với một lời đề nghị cảm tưởng như hết sức “ngớ ngẩn”.

    Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn – khi đó 45 tuổi, chưa một lần bước lên sân khấu, đã lặn lội “khăn gói quả mướp” bay từ Canada sang Paris, trong bộ đồ vẫn mặc khi đi làm và chiếc đồng hồ “50 đô” mà sau này có khán giả ngứa mắt đã viết thư yêu cầu ông quăng đi “vì nhìn trông nó nhà quê lắm!”. Một cuộc hành trình từ những ngày đầu ngủ vạ vật trong nhà kho do ông Lai thuê cùng la liệt anh em nghệ sỹ vì “ngày ấy Thúy Nga còn nghèo”, từ một “ông giáo làng” (chữ của nhạc sỹ Song Ngọc), cho đến năm tiếng đồng hồ “đầu tiên trong đời” đứng nói một mình trên sân khấu PBN số 17 mà không hề có teleprompter hay cue cards, và hơn 100 số sau đó.


    (Ảnh: tác giả)(Ảnh: tác giả)(Ảnh: tác giả)
    Cuốn sách, mà theo lời tác giả là những câu chuyện vụn vặt, nhớ gì viết nấy, nhưng lại vô cùng hấp dẫn, dí dỏm, chân thành, và đầy kiến thức. Một lối viết đơn giản, dễ mến, như cách ông vẫn giao tiếp với tất cả mọi người, hầu như bởi những câu đơn, rất ít bắt gặp những tính từ hay uyển ngữ sáo ngữ bóng bẩy hay bi lụy mà người ta vẫn cố tình gán ghép cho dòng nhạc xưa hay bộ mặt âm nhạc hải ngoại.

    Không cố gắng dạy dỗ hay giáo huấn ai bất cứ điều gì, Nguyễn Ngọc Ngạn thân ái kể lại những câu chuyện của người Việt đi hát ở hải ngoại từ những năm thập niên 1980, một không khí văn nghệ nhiều biến động, thăng trầm nhưng cũng vô cùng đầm ấm. Những kỷ niệm của anh em bạn bè văn nghệ sỹ, những câu chuyện hậu trường sinh động từ chuyện cô Ái Vân té xỉu đến chuyện Giang Tử chật vật xin đi hát free, rồi kết hợp với Chế Linh thành band “Hai con lạc đà”, tất cả đều được ghi chép lại một cách chân thực, tự nhiên, và đầy quý mến. Cùng với đó là những kinh nghiệm sân khấu được đúc kết trong 30 năm, mà theo như ông nói:

    “Tôi hy vọng đọc xong cuốn sách này, có bạn sẽ càng thấy hứng khởi và tự tin, nhưng biết đâu, cũng có bạn sẽ đổi ý, bỏ hẳn con đường văn nghệ để tìm cho mình một nghề khác đơn giản hơn”.



    Và sau tất cả, đó là những trăn trở của một người Việt Nam luôn canh cánh mang nguồn cội văn hóa, văn học nghệ thuật phổ biến lại cho các thế hệ sau và quảng bá đi khắp hải ngoại, “tôi sẽ đưa văn chương vào văn nghệ, đưa ca dao tục ngữ, phong tục tập quán và lịch sử Việt Nam lên sân khấu. Đó là sự thiếu thốn mà các em, các cháu ở hải ngoại đang cần phải có, bởi các bậc phụ huynh qua đây quá bận rộn, không có thì giờ giúp con em ôn lại những kiến thức văn hóa ở quê nhà”.
    (Ảnh: Thúy Nga Paris)
    Một số câu hay hay của ông Ngạn viết trong sách mà tôi muốn note lại đây, vì đọc thấy vui, hoặc để ngẫm:

    – Viết thấp thì người cao cũng hiểu, nhưng viết cao là cố tình loại bỏ những độc giả đơn giản mà khối độc giả này lại luôn luôn chiếm đa số.




    – Có những người bẩm sinh đã bị thiệt thòi vì trời sinh nét mặt lạnh quá, lối quá, hỗn quá hoặc quê quá. Tất cả đều khó có thể thành công trên màn ảnh bởi vì đa số người Việt chúng ta có căn bệnh “ngứa mắt”.

    – Chị Thủy (tức cô Tô Ngọc Thủy – chủ nhân của trung tâm Thúy Nga) thích cháu hay không có quan trọng gì đâu. Điều quan trọng là khán giả có thích cháu hay không thôi. Họ làm business chứ có làm văn nghệ vui chơi đâu cháu!

    – Nghệ sỹ cũng là một mặt hàng, nếu không bán được thì người ta phải đổi mặt hàng khác.

    – Thời tôi đi học, lúc nào cũng phải trầm tư nhắc đến các tác giả ngoại quốc như Albert Camus, Jeans Paul Sartre thì mới là trí thức thời thượng! Xét cho cùng thì đó chỉ là thứ mặc cảm tự ti rồi đưa đến tinh thần vọng ngoại mà thôi. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật nực cười!

    – Câu “xướng ca vô loài” là nói đến tập thể nghệ sỹ sinh hoạt ca diễn trong chế độ phong kiến. Không dính dáng gì đến tân nhạc cả. Có lẽ một số nhạc sỹ không hiểu điều này nên sáng tác những ca khúc bày tỏ lòng thương đối với ca sỹ tân nhạc, chẳng hạn bài Tình đời hay Kiếp cầm ca, khiến nhiều ca sỹ lại tưởng mình đáng thương thật!

    – Trên sân khấu, không có gì bằng tự nhiên!

    – Văn hóa Mỹ nặng về khuyến khích. Văn hóa Việt nặng về đả kích. Người Việt chúng ta rất tiếc lời khen mà lúc nào cũng thừa lời chê, ngay cả đối với con cái. Con em chúng ta làm điều tốt, điều hay, chúng ta không dám khen vì sợ nó kiêu căng. Trái lại, chẳng may nó làm điều không phải, chúng ta đay nghiến mãi không thôi.

    – Mình không thể lạc hậu bám mãi vào di sản cũ.

    – Biểu tình là một sinh hoạt chỉ có trong xã hội tự do và dân chủ, là quyền bày tỏ một thái độ phản đối. Nhưng trong khi chúng ta được quyền bày tỏ thái độ phản đối thì cũng phải chấp nhận người khác có ý kiến ngược lại, không thể ép buộc mọi người phải đồng ý với mình. Đó là ý niệm đơn giản nhất của mọi nền dân chủ.

    – Giải quyết những rắc rối của người Việt bao giờ cũng khó khăn bởi người ta ít khi nói thật. Mình phải đoán ý để biết người ta muốn gì!




    – Lứa nghệ sỹ lớn tuổi lúc nào cũng để ý đến mặt mũi. Cho nên thường nảy sinh câu hỏi trong đầu là: Tại sao nó hát nhiều hơn tôi? Bộ nó hay hơn tôi hay sao? Tôi hát lót cho nó hay sao?… Lúc nào cũng sợ mất mặt, mặc dầu mặt vẫn còn nguyên chứ làm sao mất được.

    – Tôi thấy nói nhanh chả có lợi gì!

    – Nói về Tổ nghề hát xướng, có người chủ trương cứ vái bốn phương tám hướng, trúng ai thì người ấy phù hộ!

    – Mỗi người Việt là một thi sĩ!

    – Cách hay nhất để làm dịu căng thẳng là nói chuyện vui, tốt hơn nhiều những lời xin lỗi trang nghiêm có tính thủ tục.

    – Cũng chỉ vì căm thù thư nặc danh mà đến giờ tôi vẫn chấp nhận lạc hậu chứ dứt khoát không xài internet, để khỏi phải thấy cái diễn đàn tự do biến thành thùng rác của những người chưa hiểu thế nào là tinh thần trách nhiệm. Muốn hưởng tự do phải có trách nhiệm. Câu nói ấy xem chừng nhiều người vẫn cố tình không nhớ!

    – Trong cộng đồng, có những người không chịu nổi sự thành công của người khác. Bởi họ cứ coi sự thành công của người khác là thất bại của mình (Trích lại trong tiểu thuyết Nước Đục của Nguyễn Ngọc Ngạn).

    – Tôi cứ thấy phân vân và buồn lòng vì cách cư xử với nhau trong cộng đồng người Việt lạ lùng quá. Trong văn giới với nhau, sao có lắm người làm văn làm thơ, viết truyện thì nội dung hiền lành, lãng mạn và đôi khi rất đạo đức mà hơi một chút là phun ra toàn những lời cay độc! Lắm khi tôi không hiểu nổi! Người mình chả biết chất chứa mối hận gì sâu thẳm trong lòng mà hễ có dịp là tuôn ra một cách quá nặng nề.



    Ông Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức từ giã sân khấu sau Paris By Night 133 – The Farewell.

    Respect ông!
Working...
X