Announcement

Collapse
No announcement yet.

Trái Mận miền Bắc gọi là gì

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Trái Mận miền Bắc gọi là gì

    Ẩm thực Việt Nam đa dạng không chỉ trong nguyên liệu, cách chế biến và thưởng thức mà tên gọi của chúng cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 miền Bắc Trung Nam. Hài hước thay, đôi lúc đi du lịch đến một địa phương nào khác, những tên gọi lạ tai này có thể khiến chúng ta thoáng chút "bối rối" nhẹ.



    Nội dung chính

    1 Người miền Bắc gọi quả mận của miền Nam là "roi". Tại một số vùng Trung Bộ, hiếm người biết rằng nó còn có tên là "đào".

    2 Trong khi đó, đây mới chính là "mận" đối với người dân miền Bắc. Người Nam Bộ thường gọi quả này là "mận Hà Nội" cơ!

    3 "Quả dứa" của người miền Bắc thường được người Nam quen gọi là "trái thơm". Đặc biệt ở miền Trung, nó còn có tên là "trái gai".
    Ở vùng từng trồng thơm nức tiếng là thơm Bến Lức ... người ta trồng toàn là thơm (1 thứ trái) ... thương lái tới mua thơm và khóm (2 thứ trái) .... đem tới vựa ở Cầu Ông Lãnh người ta bán thêm dứa (3 thứ trái). Trái thơm ... thường gọi là vậy ... thật ra không phải là 1 trái mà là 1 quày ... như quày chuối ... mỗi mắt thơm đúng ra là một trái vì nó là một bông ... mắt gần cuốn già hơn nên chín trước ... ngọt ... mắt xa cuốn non hơn nên còn xanh ... chua ...

    4 Đây là "bạc hà" - một nguyên liệu chuyên dùng để nấu canh chua theo cách hiểu của người Nam Bộ. Trong khi đó, ở miền Trung nó thường được gọi là "ráy". Miền Bắc lại nổi tiếng với cái tên "dọc mùng".

    5 Còn đây mới chính là "bạc hà" đối với người dân miền Bắc, là một loại lá tạo mùi thơm đặc trưng. Ở miền Trung và Nam, người ta hay lầm tưởng nó là "húng lủi". Thực chất, cả 2 loại lá này đều cùng thuộc Chi Bạc hà(danh pháp Mentha). Tuy đặc điểm bên ngoài khá giống nhau nhưng công dụng và mùi vị thì hoàn toàn khác nhau nhé!
    Rau "Húng" có nhiều loại ở 2 miền Nam - Bắc ... khoảng 4 - 5 loại khác nhau .... người Nam gọi Bạc Hà là Húng cây (3 loại) còn Húng Lủi (1 loại) thì mọc lòn dưới đất ... Người Bắc gọi rau Tần là Hung Chanh và gọi Quế là Húng Quế ... người Việt + kêu là húng lũi, húng lủi, húng nhủi, húng dũi, húng lá, húng bạc hà, rau húng.

    6 Cái này chắc nhiều người biết nè! Người Bắc quen gọi đây là "quả quất". Ở miền Nam, người ta toàn kêu là "trái tắc" mà thôi! Đặc biệt, người dân một số tỉnh Tây Nam Bộ còn gọi đây là "trái hạnh".

    7 "Rau mùi" từ lâu đã quen thuộc với người miền Bắc vì mùi vị vô cùng đặc trưng, thậm chí khiến một số người không chịu nổi. Ở trong Nam, nó còn có tên là "ngò rí".

    8 Nếu như miền Nam gọi đây là "ngò gai" thì ngoài Bắc người ta xem nó như "rau mùi tàu".

    9 "Khổ qua" và "mướp đắng" có lẽ là 2 cái tên đã quá quen thuộc đối với cả người dân 3 miền rồi phải không!

    10 Vừa nhìn ảnh, bạn có đoán được đây là loại rau nào không? Đối với người Bắc, nó có tên là "cải cúc". Trong khi đó ở miền Nam, người ta hay kêu "tần ô". Một số tỉnh Trung Bộ còn gọi đây là "tàng ô" nữa đó!

    11 Đối với người dân miền Nam, "khoai mì" có lẽ là loại củ đã gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Di chuyển ngược lên miền Trung và miền Bắc, nó lại thường được gọi là "củ sắn".

    12 Rắc rối nữa đây, hình bên dưới mới chính là "củ sắn" theo cách hiểu của người miền Nam. Các vùng Bắc Bộ hay gọi nó là "củ đậu" đó bạn ơi!

    13 Lại thêm một trường hợp chắc nhiều người trong chúng ta từng nghe qua: Người miền Nam toàn gọi "quả na" là... "mãng cầu" mà thôi!
    Người miền Nam gọi trái "lựu đạn" nầy là Mãng Cầu Ta để phân biệt với Mãng Cầu Xiêm

    14 Còn trái này được người miền Nam kêu là "mãng cầu xiêm". Không biết các bạn ở vùng khác gọi như thế nào nhỉ?
    Người miền Nam ở quê gọi là Mãng Cầu "Gai" ... Mãng Cầu Xiêm là tên gọi ngoài chợ

    15 Ở các tỉnh Bắc và Trung Bộ, loại rau bổ dưỡng này thường được gọi là "súp lơ". Trong khi đó người miền Nam lại thích kêu... "bông cải" cho dễ hiểu!



    Dưới đây chính là 10 loại rau củ quả phổ biến có tên gọi khá khác biệt giữa 3 miền nước ta mà chắc hẳn bạn chưa từng biết đến!
    Người miền Bắc gọi quả mận của miền Nam là "roi". Tại một số vùng Trung Bộ, hiếm người biết rằng nó còn có tên là "đào".


    Trong khi đó, đây mới chính là "mận" đối với người dân miền Bắc. Người Nam Bộ thường gọi quả này là "mận Hà Nội" cơ!


    "Quả dứa" của người miền Bắc thường được người Nam quen gọi là "trái thơm". Đặc biệt ở miền Trung, nó còn có tên là "trái gai". Tưởng "khóm" là tên miền Trung nhưng không phải ... "khóm" là tên đâu đó ở miền Tây vùng không trồng thơm ... lẽ nào là tên Miên ?

    Dứa của miền Nam là trái nầy ... đúng tên cúng cơm là "dứa gai" ... lá có gai ... dùng làng muỗn múc xôi bắp ...
    Click image for larger version

Name:	qua-dua-co-cong-dung-chua-benh-gi-va-cach-dung-qua-dua-chua-benh-700x427.jpg
Views:	668
Size:	43.4 KB
ID:	130302


    Đây là "bạc hà" - một nguyên liệu chuyên dùng để nấu canh chua theo cách hiểu của người Nam Bộ. Trong khi đó, ở miền Trung nó thường được gọi là "ráy". Miền Bắc lại nổi tiếng với cái tên "dọc mùng".


    Còn đây mới chính là "bạc hà" đối với người dân miền Bắc, là một loại lá tạo mùi thơm đặc trưng. Ở miền Trung và Nam, người ta hay lầm tưởng nó là "húng lủi". Thực chất, cả 2 loại lá này đều cùng thuộc Chi Bạc hà(danh pháp Mentha). Tuyđặc điểm bên ngoài khá giống nhau nhưng công dụng và mùi vị thì hoàn toàn khác nhau nhé! Đây là rau Húng Cây và chính là Bạc Hà ... lá răng cưa nhọn và cứng, cọng màu xanh ... không phải Húng Lủi. Húng Lủi láng bóng, mềm hơn, cọng màu nâu tím, lá cũng răng cưa nhưng không bén ...


    Húng Lủi còn có tên Việt + là Húng Láng
    Click image for larger version

Name:	cay-hung-lui.jpg
Views:	82
Size:	35.0 KB
ID:	130304


    Cái này chắc nhiều người biết nè! Người Bắc quen gọi đây là "quả quất". Ở miền Nam, người ta toàn kêu là "trái tắc" mà thôi! Đặc biệt, người dân một số tỉnh Tây Nam Bộ còn gọi đây là "trái hạnh".


    "Rau mùi" từ lâu đã quen thuộc với người miền Bắc vì mùi vị vô cùng đặc trưng, thậm chí khiến một số người không chịu nổi. Ở trong Nam, nó còn có tên là "ngò rí".


    Nếu như miền Nam gọi đây là "ngò gai" thì ngoài Bắc người ta xem nó như "rau mùi tàu".


    "Khổ qua" và "mướp đắng" có lẽ là 2 cái tên đã quá quen thuộc đối với cả người dân 3 miền rồi phải không!


    Vừa nhìn ảnh, bạn có đoán được đây là loại rau nào không? Đối với người Bắc, nó có tên là "cải cúc". Trong khi đó ở miền Nam, người ta hay kêu "tần ô". Một số tỉnh Trung Bộ còn gọi đây là "tàng ô" nữa đó!


    Đối với người dân miền Nam, "khoai mì" có lẽ là loại củ đã gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Di chuyển ngược lên miền Trung và miền Bắc, nó lại thường được gọi là "củ sắn".


    Rắc rối nữa đây, hình bên dưới mới chính là "củ sắn" theo cách hiểu của người miền Nam. Các vùng Bắc Bộ hay gọi nó là "củ đậu" đó bạn ơi!


    Lại thêm một trường hợp chắc nhiều người trong chúng ta từng nghe qua: Người miền Nam toàn gọi "quả na" là... lựu đạn hoặc mãng cầu Ta "mãng cầu" mà thôi!


    Còn trái này được người miền Nam kêu là mãng cầu gai "mãng cầu xiêm". Không biết các bạn ở vùng khác gọi như thế nào nhỉ?


    Ở các tỉnh Bắc và Trung Bộ, loại rau bổ dưỡng này thường được gọi là "súp lơ". Trong khi đó người miền Nam lại thích kêu... "bông cải" cho dễ hiểu!

    Nguồn: Tổng hợp ... boxhoidap chấm cơm ... nguyên văn
    theo tui biết ... ai kêu sao thì kêu
    hổng biết thì hỏi ... không có đúng/sai
    hiểu là được ... Chữ Việt giàu gió
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Mỗi vùng gọi một kiểu
    Dễ hiểu là thấy hình

    Bực mình!... thôi, ai nói nấy hiểu!

    Comment

    Working...
    X