Announcement

Collapse
No announcement yet.

Loạt ảnh cực quý về Chợ Lớn xưa của người Pháp

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Loạt ảnh cực quý về Chợ Lớn xưa của người Pháp


    Bến Mỹ Tho, đường xe điện Chợ Lớn – Sài Gòn, nhà máy xay lúa bên kênh Tàu Hủ… là loạt ảnh tư liệu quý về Chợ Lớn xưa của các phó nháy Pháp.

    Click image for larger version

Name:	ZZZZ19~3.JPG
Views:	638
Size:	33.6 KB
ID:	130363

    Bến Mỹ Tho ở Chợ Lớn (nay là đại lộ Võ văn Kiệt, đoạn gần cầu Chà Và), 1904. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về vùng Chợ Lớn xưa do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.

    Một cây cầu bắc qua kênh rạch gần bến Mỹ Tho, 1904. Ảnh: Aavh.org


    Một hình ảnh khác với cùng góc chụp, 1904. Ảnh: Aavh.org


    Trạm xe điện trên bến Mỹ Tho, 1904. Ảnh: Aavh.org


    Những ngôi nhà dọc bến Mỹ Tho, 1904. Ảnh: Aavh.org






    Các cửa hiệu ở bến Mỹ Tho. Ảnh: Aavh.org


    Bên hông Chợ Lớn cũ năm 1904 (đường Mạc Cửu, khu vực bưu điện Chợ Lớn ngày nay). Ảnh: Aavh.org


    Xưởng gốm ở Chợ Lớn năm 1904. Ảnh: Aavh.org


    Nhà máy xay lúa ở Chợ Lớn năm 1925. Ảnh: Aavh.org


    Nhà máy xay lúa ở Chợ Lớn năm 1925. Ảnh: Aavh.org


    Thuyền chở gạo trên kênh Tàu Hủ, 1925. Ảnh: Aavh.org


    Thuyền chở gạo trên kênh Tàu Hủ, 1925. Ảnh: Aavh.org







  • Font Size
    #2
    Chưa bao giờ nghe tên "bến Mỹ Tho"
    Nếu có thì nó ở sông nào ... kinh rạch nào trong Bình Tây ??

    "Bến Mỹ Tho ở Chợ Lớn (nay là đại lộ Võ văn Kiệt, đoạn gần cầu Chà Và), 1904"

    "Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi Quai de Belgique thành Bến Chương Dương, Quai de Choquan thành Bến Hàm TửQuai de Mytho thành Bến Lê Quang Liêm. Năm 1985, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đổi Bến Lê Quang Liêm thành đường Trần Văn Kiểu."
    ... là bến Lê Quang Liêm ...

    Lão Trần Văn Kiểu chiếm bến Lê Quang Liêm ... bến Lê Quang Liêm là bến Mỹ Tho
    Võ văn Kiệt diệt Trần Văn Kiểu ... chiếm luôn bến Hàm Tử và bến Chương Dương
    Tôn Đức Thắng chiếm bến Bạch Đằng

    Comment


    • Font Size
      #3

      Trạm xe điện trên bến Mỹ Tho, 1904. Ảnh: Aavh.org
      "Xin lưu ý, người Sài Gòn xưa phân định rất rõ hai chữ “tàu” và “xe”. Tàu là phương tiện chạy dưới nước và trên không. Còn xe thì có bánh chạy trên đất.

      Cái gì có bánh, chạy được trên đất đều là xe, kể cả chiếc xe cút kít còn gọi là xe đẩy chỉ để chở hàng trên một đoạn đường gần.

      ...
      Từ “đường xe lửa mé sông” đến “tuyến đường cao su”

      Xe điện ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động vào đầu thập niên 1880. Do thuở ấy Sài Gòn chưa có hệ thống điện công cộng nên xe chạy bằng đầu máy hơi nước, lò đốt bằng than hoặc củi khi chạy vừa bốc khói vừa thỉnh thoảng phun hơi nước ra nên dân chúng gọi là “xe lửa”.

      Còn người Pháp gọi là “tramway”. Công ty đầu tiên đầu tư vào hệ thống xe lửa nội đô Sài Gòn - Chợ Lớn là Société générale des tramways de vapeur de Cochinchine (SGTVC) và chính thức hoạt động vào ngày 27-12-1881.

      Công ty này đã mở tuyến đường rầy xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn tại tuyến đường Trên, chạy từ đường Charner (Nguyễn Huệ) quãng trước chợ Sài Gòn (khu vực cao ốc Bitex) đi qua Hàm Nghi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi vô Chợ Lớn.

      Xe thường có một hoặc hai toa, tùy theo thời điểm đông hay ít khách. Mỗi toa có hai băng ghế dài sát vách toa xe, còn lại là khoảng trống hành khách có thể đứng, để đồ đạc...

      Hành khách của xe điện hầu hết là người bình dân, người buôn bán.

      Xe chạy rất chậm, có thể chạy theo nhảy lên, mỗi khi xe sắp ghé trạm hoặc rời ga thì có tiếng chuông leng keng.

      Mười năm sau, năm 1890, Công ty đường sắt Đông Dương (Compagnie Francaise de Tramways de l’Indochine viết tắt là CFTI) ra đời.

      Công ty này đầu tư đường xe điện ở đường Dưới (nay là đường Võ Văn Kiệt) mà dân chúng thường gọi là “đường xe lửa mé sông”, chạy từ đường Nguyễn Huệ dọc rạch Bến Nghé xuống Bình Tây.

      Sau đó, từ năm 1892 đến 1913, CFTI đã mở nhiều tuyến xe điện Sài Gòn - Hóc Môn đi qua Đa Kao, Tân Định, Bà Chiểu; Sài Gòn - Phú Nhuận và tuyến Gò Vấp - Búng (Lái Thiêu), sau đó kéo dài lên tận Thủ Dầu Một (Bình Dương) và một đoạn lên tận Lộc Ninh để phục vụ việc chuyên chở cao su, thường được gọi là “tuyến đường cao su”.

      ...
      Điều đáng chú ý là những thập niên cuối cùng của thế kỷ 19, Sài Gòn vẫn chưa có hệ thống điện công cộng mạnh để phục vụ cho xe điện nên các xe này chỉ chạy bằng đầu máy hơi nước."



      Comment

      Working...
      X