Announcement

Collapse
No announcement yet.

Học lịch sử từng vùng qua ca dao

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Học lịch sử từng vùng qua ca dao


    Click image for larger version

Name:	1ewzmEN9.jpg?download=1.jpg
Views:	509
Size:	77.2 KB
ID:	136718
    Địa danh Chợ Quán, Chợ Cầu,Chợ Dinh hình như là Bắc Trung Nam đều có

    Tại Nam Kỳ lục tỉnh của chúng ta cũng có

    Chợ Cầu

    Chợ Cầu ngày nay nằm trên đường Nguyễn Văn Qúa của làng Đông Hưng Thuận ,xưa làng Đông Hưng Thuận là tên mới của cả thảy 4 làng nhập lại là Tân Đông Trung, Tân Hội, Trung Hưng và Thuận Kiều thuộc Tổng Bình Thạnh Hạ Quận Hóc Môn tỉnh Gia Định, đất này thuộc 18 thôn vườn trầu

    Chẳng biết Chợ Cầu có từ bao giờ,nó nằm một mặt de ra mé kinh Tham Lương,bán đủ món,nhưng chắc chắn phải có 2 món nổi tiếng của vùng này,đó là trầu cau, và thuốc rê Gò Vắp

    Đất của những bà già trầu, Chợ Cầu nằm rất gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, nơi đào luyện hàng trăm ngàn lính cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

    Khu này xưa là đất quê,thuộc ngoại vi ngoại ô thành Gia Định, muốn đi vô thành chỉ có thể bằng bằng xe thổ mộ,ngựa Hóc Môn lọc cọc nổi tiếng trong tâm thức dân Nam Kỳ
    Qua Bảy Hiền nhớ trầu Bà Điểm
    Gà canh ba rộ gáy Tham Lương
    Vó câu xưa nhịp bước trên đường
    Người xà ích mơ màng roi khẽ

    Tham Lương là một dịa danh bắt đầu từ con kinh chảy qua vùng này ,chưa ai giải thích rõ nghĩa địa danh này ,nhưng chắc chắn Tham xuất phát từ chức “Tham tướng” của một ông tướng nào đó của Chúa Nguyễn đã từng trấn nhậm vùng này ,“lương”có thể là họ của ông tướng đó hoặc lương có nghĩa là lương dân như Trung Lương.

    Tại Chợ Cầu cũng có một cái cầu cùng tên bắt qua kinh Tham Lương ,thì cũng giống như bên cầu Tham Lương mé Bà Quẹo lên hồi xưa cũng là cây cầu ván.

    Tại đây,năm 1781 hay tin Đỗ Thành Nhơn bị giết chết ,Tây Sơn đem đại binh vô Gia Định ,Nguyễn Ánh thua bỏ chạy,ai dè quan hộ giá Phạm Ngạn của Tây Sơn chạy tới khúc này bị quân Hòa Nghĩa (đội quân người Hoa ) do Võ Nhàn ,Đỗ Bảng cầm đầu chỉ huy phục kích giết chết ở cầu Tham Lương .Nguyễn Nhạc tức giận mở cuộc tấn công vào Vườn Trầu ,Chợ Lớn ra lệnh tàn sát hàng chục ngàn người Hoa quăng xác xuống sông làm nước không chảy được.

    Nên nhớ Võ Nhàn là anh trai của tướng Võ Tánh và là phó tướng của Đỗ Thành Nhơn ,sau khi Đỗ Thành Nhơn bị Nguyễn Ánh giết chết thì Võ Nhàn ôm một cánh quân rút về Ba Giồng ly khai Nguyễn Ánh ,dù ly khai Nguyễn Ánh nhưng vẫn đập Tây Sơn

    Sài Gòn Gia Định cũng có địa danh Chợ Quán .

    Chợ Quán

    Vùng Chợ Quán khá rộng ở tỉnh Chợ Lớn xưa. Có cái chợ tên là Chợ Quán tức là chợ Tân Kiểng lập năm 1748 trên đất làng Tân Kiểng,đáng lẽ gọi là Tân Cảnh nhưng “sợ” ông hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh nên đọc trại thành Tân Kiểng ,chợ này nay là ở khúc Trần Hưng Đạo và Huỳnh Mẫn Đạt ,chợ khá lớn
    Kẻ vào Chợ Quán, ra Bến Nghé
    Người xuống Nhà Bè, lên Đồng Nai

    Vùng Chợ Quán thuộc địa bàn 3 làng Tân Kiểng, Nhơn Giang , Bình Yên .Làng Tân Kiểng có danh “Xóm lò rèn thợ vắp”, làng Bình Yên sanh kế bằng nghề đổi chác với ghe thuyền từ Huế,Trung Kỳ vô Nam ,trong làng Bình Yên có cái giếng nước kê đá hộc lớn, Cụ Trương Vĩnh Ký thuở sanh tiền thường khen giếng này nước ngọt nấu trà thơm ngon không nước giếng nào bì.

    Chơ Quán là nơi tọa lạc của giáo xứ-nhà thờ Chợ Quán ,đây là họ đạo Công Giáo lâu đời nhứt nhì của Sài Gòn, giáo xứ có từ năm 1723 và nhà thờ xây lớn xây từ năm 1896 . Nhà đèn Chợ Quán tức nhà máy nhiệt điện Chợ Quán cũng có từ 1896 .Nhà thương Chợ Quán (Nay là bịnh viện Nhiệt Đới) cũng là nhà thương lâu nhứt Sài Gòn và Nam Kỳ lục tỉnh,có từ năm 1862.

    Chợ Quán là đất bên vợ của cụ Petrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) , Petrus Ký lấy vợ năm 1861 ,bà vợ tên là Vương Thị Thọ, con gái ông Vương Ngươn, hương chủ tại làng Nhơn Giang ,do linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang (Chợ Quán) làm mai mối

    Những năm cuối đời Petrus Ký lui về ẩn dật ở Chợ Quán,ông lấy việc dạy học cho lũ con nít trong vùng làm vui dù sống trong cảnh túng quẫn tằn tiện nghèo nàn,ông qua đời ngày 1/9/1898 thọ 62 tuổi ,an táng ngay trên đất của …bên vợ ngay ngã tư đường Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng

    Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
    Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.

    Đất Chợ Quán còn có ông huyện hàm Dominique-Thomas Trịnh Khánh Tấn ( 1856- 1913) là người CG đạo đức, gương mẫu ,sanh thời ông có soạn cuốn sách dạy thiếu nhi, nam nữ thanh niên ăn ở cho phải đạo. Đó là cuốn “Học tập qui chánh” được viết bằng thể thơ lục bát với 1.850 câu đơn giản
    Học đạo cho thông, cứ lễ nghi.
    Tập rèn chữ nghĩa, phải theo thì.
    Qui điều giảng dạy, lời ngay thảo.
    Chánh lý biết tường, thế ít khi.

    Tiếc rằng sau 1975 vật đổi sao dời ,địa danh Chợ Quán đã bị biến mất hoàn toàn ở Saigon ,chỉ còn trơ trọi cái nhà thờ Chợ Quán ,Té ra bên Công giáo họ giữ cái ban sơ tốt hơn những người cầm quyền CS nữa

    Đã nói từa lưa chuyện Chợ Cầu,Chợ Quán ở Sài Gòn Gia Định rồi thì chợ Dinh ở đâu? ,xứ SG không có Chợ Dinh.

    Chợ Dinh



    Muốn coi Chợ Dinh thì hãy mò xuống Gò Công
    Đố anh con rít mấy chưn,
    Cầu ô mấy nhịp, Chợ Dinh mấy người.
    Mấy người bán áo con trai
    Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim.

    Hồ Biểu Chánh hình như không nhắc tới Chợ Dinh ,ông chỉ nhắc tới chợ Giồng Ông Huê của nơi sinh ra ông và chợ Gò Công gần đó. Nhưng nhạc sĩ Lê Dinh thì thích nhắc tới Chợ Dinh.
    Ai qua Gò Công
    Mà không ghé thăm chợ Dinh
    Để nghe tiếng hò cô gái ngoài kinh
    (Thương Về Gò Công)
    Em nhớ khi nào có về Chợ Dinh
    Ghé thăm tôi nơi mái lá bến đình
    (Sao em không nhớ Gò Công)

    Ở Gò Công ngày nay hỏi tụi trẻ vậy chớ Chợ Dinh là chợ nào thì có đứa lắc đầu,vì xưa nay cũng xa xôi quá ai nhớ. Chợ Dinh tức là chợ Đồng Sơn ngày nay

    Gọi là Chợ Dinh thì chắc chắn quanh quẩn ở đó có cái dinh ,dinh này của quan chúa Nguyễn.

    Theo bản đồ hành chánh Nam Kỳ vào năm 1939, Gò Công có 5 tổng và 40 làng thì làng Đồng Sơn là làng cố cựu thuộc loại giàu có ,làng này được khai phá sớm nhứt nhì ở Gò Công .Ở khu vực Gò Công Tây ngày nay làng Đồng Sơn là làng trung tâm,có Chợ Dinh .

    Làng Đồng Sơn


    Làng Đồng Sơn có tới hai ngôi đình: Đồng Sơn đình trung và Đồng Sơn đình thị.đều bề thế nguy nga

    Ở Đồng Sơn lúc đó gia tộc Nguyễn Hữu là gia tộc giàu có, gia tộc này cắm dùi đất đai từ Đồng Sơn Gò Công qua tận làng Thanh Vĩnh Đông bên tỉnh Tân An,tức là bên kia sông Tra kinh Chợ Gạo

    Dòng họ Nguyễn Hữu này có một nhơn vật lẫy lừng mà ai cũng biết, Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan ( 1914-1963) con gái thứ 2 của ông đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào là người làng Đồng Sơn quận Hòa Đồng tỉnh Gò Công ,má cô Lan - bà Lê Thị Bình là con gái ông huyện Sĩ lại là người quê gốc làng Bình Lập tỉnh Tân An

    Nam Phương lớn lên chủ yếu ở Sài Gòn và Đà Lạt,bên Tây cho nên nói tới quê quán chắc ít ai hình dung ra làng Đồng Sơn
    Thời Pháp thì làng Đồng Sơn là một trung tâm của tổng Hòa Lạc Thượng,sang thời đệ nhứt VNCH thì lập quận Hòa Đồng và dời quận lỵ từ Chợ Dinh về Chợ Giồng tức làng Vĩnh Bình -thị trấn Vĩnh Bình ngày nay

    Đố anh con rít mấy chưn,
    Cầu ô mấy nhịp, Chợ Dinh mấy người.
    Mấy người bán áo con trai
    Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim.

    Chợ Trong

    Chợ Trong trong bài ca dao là chợ Bến Trong của Bình Ân xưa, ngày nay gọi là chợ xã Bình Ân ,còn Chợ Ngoài là chợ Bến Ngoài của làng Kiểng Phước,ngày nay gọi là chợ Kiểng Phước ,đều thuộc xứ Gò Công

    Đồng Sơn là quê của Nam Phương hoàng hậu .

    (Nguyễn Gia Việt)

    TanTang facebook
Working...
X