Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cung Trầm Tưởng - Chiến tranh và tâm trạng người lính

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Cung Trầm Tưởng - Chiến tranh và tâm trạng người lính

    Click image for larger version

Name:	ZZ1982~1.JPG
Views:	878
Size:	52.5 KB
ID:	137214

    Nhà thơ Cung Trầm Tưởng vừa qua đời ngày 9 Tháng Mười, tại tiểu bang Minnesota. Ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, vào Sài Gòn năm lên 17 tuổi. Ông du học tại Pháp và Hoa Kỳ, tốt nghiệp bằng kỹ sư. Ông từng là Trung tá Không quân Quân lực VNCH.

    Dù là một sĩ quan quân đội, nhưng ngay năm đầu Cung Trầm Tưởng đã nhận ra sự băng hoại đạo đức xã hội và con người bởi chiến tranh: “Sng là mt th đi buôn/ Mang thân bán vn, còn hn cho thuê” (Thân phận). Cho nên, thơ ca Cung Trầm Tưởng thường mang tính châm biếm, giễu nhại ở giai đoạn này. Và dưới ngòi bút của ông hình ảnh bọn liên minh ma quỷ, đầu xỏ cường quyền bán mua chiến tranh, bán mua con người hiện lên rất rõ nét. Nhất là vào năm 1968/Mậu thân với xác người cùng máu nhuộm đỏ miền quê, và những thị thành. Việt Nam 1968 là một bài thơ có tính châm biếm như vậy của Cung Trầm Tưởng. Cái sự lừa bịp, xáo trá, hoang tưởng bày phô sặc sỡ ấy, đọc lên ta phải rùng mình và khinh bỉ:
    Mũ áo xênh xang ch xem mt thiên đường nhum phm
    Người sng say mm bng nhng sm ng viết hoa
    Đến cái chết cũng là dp để bày phô sc s
    Nhng màu c o hon
    Nhng áo m hương hoa
    Mt liên minh đàn đúm
    Sum suê lái xác vi buôn hòm
    Khi đã nhận ra bản chất cuộc chiến, cùng sự lươn lẹo của giới thượng tầng, thì cái tư tưởng chán ghét chiến tranh bộc lộ rõ trong thơ Cung Trầm Tưởng. Với ông cuộc chiến tương tàn này, dưới góc độ nào cũng đều vô nghĩa. Do vậy, đến với: Chúc thư của một người lính vô danh, ông trực diện chọc thẳng vào cái ung nhọt ấy, thông qua nghệ thuật châm biếm, lối nói mỉa mai. Ở đó, ta không chỉ thấy cái sự khinh bỉ trước bộ mặt giả dối lưu manh của những kẻ say máu, bán mua chiến tranh, mà còn bật lên nỗi đau mất mát của những người dân vô tội. Và đây cũng là bài thơ điển hình nhất cho cái tư tưởng ấy của Cung Trầm Tưởng ở giai đoạn này:
    …Nếu vì cung vng mt người
    Mt triu người phi ngã xung
    Vi tang sô không đủ để qun đầu
    Mun su triu nàng goá ph
    Vt v triu mn con côi
    Tôi xin các người đừng đến cúi đầu mc nim
    T tiếc vong linh người chng / cha vn s
    Ri ra v ngi kí lnh trưng quân
    Ly tht đồng bào làm mi cho súng ngoi
    Bi giết chóc này vô luân và phi lý…
    Và khi các văn nghệ sĩ đi sâu vào khai thác sự đổ nát, chết chóc ở nơi chiến trường, thì Cung Trầm Tưởng đi vào những linh hồn ẩm mốc đằng sau cái chết nơi hậu phương. Ông đã mượn nơi nghĩa địa để nói về chia ly, phận người trong cái không gian u buồn. Với thể xác linh hồn đã bị bào mòn bởi thời gian, Có điều đặc biệt, dù trong thơ không hề nhắc đến bom rơi đạn nổ, nhưng không hiểu sao, tôi vẫn thấy không khí chiến tranh, gửi mùi tử khí ở đó.

    Tôi không rõ, Cung Trầm Tưởng viết bài thơ Nghĩa địa này vào năm nào, và ở đâu? Song có thể nói, đây là một trong những bài thơ hay nhất ông viết trong thời chiến. Hình ảnh, từ ngữ sâu lắng, gợi cảm, mang mang hồn cổ thi ấy, một lần nữa cho ta thấy, những bài thơ hay của Cung Trầm Tưởng thường ở thể lục bát. Và dù viết về tình yêu hay thiên nhiên, hiện thực xã hội thì cái chất trữ tình vẫn thấm đẫm trang thơ ông:
    … Bãi nhăn nhàu vết lăn xưa
    Mt xe th m nm trơ g gy
    —-
    Chiu nhoà v x không tên
    Thi gian hoá đá chng lên tui đời
    Ngi trông vút bóng chim dơi
    Ri ghê lnh c đất tri thâm sâu
    Sương – khăn – sô ly ph đầu
    Che hn m mc mi su âm dương.
    (Năm tháng lưu đày- cùng những vần thơ hiện thực trữ tình)
    Với tư tưởng chán ghét, và khinh bỉ bọn người xảo trá mua bán chiến tranh như vậy, không hiểu sao, sau Tháng Tư 1975, Cung Trầm Tưởng lại tin vào cái món hòa giải, hợp nhất. Tuy nhiên, ngay những ngày đầu ở nơi chuồng người miền núi phía Bắc: “Áo tù thm máu đôi vai/ Bàn chân na chém, vành tai gió lùa”. Cung Trầm Tưởng chợt nhận ra, và vứt bỏ ngay. Rồi đồng đội, và nghị lực sống cho ông sự can đảm đi đến tận cùng: “Bài hc rút ra tht dt khoát/ Nó, tôi chng th đội chung tri/ Nó còn tôi mt, đơn sơ vy/ Nó mt tôi còn, ch thế thôi.” Đói rét, cùm gông chắc chắn người tù cải tạo nào cũng phải trải qua. Và người tù Cung Trầm Tưởng đã trộn lộn cái đói rét, khổ đau ấy làm nguyên liệu sống để viết nên: Nguyện cầu mùa thu. Một bài thơ không chỉ có giá trị hiện thực, mà còn có giá trị lịch sử:
    “…Môi cn má hóp tht da
    Ngô vơi ming chén canh pha nước bùn
    Đêm nm rut rng vai run
    Đầu k tiếng súng chân đùn bóng đêm”
    Gian khổ đắng cay là thế, song tinh thần, khí phách nhà thơ vẫn ngay thẳng như vầu, như tre vậy. Đọc Biểu tượng viết trong những ngày cùng cực đó, Cung Trầm Tưởng làm tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài Đập đá Côn Lôn của cụ Phan Chu Trinh: “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/ Mưa nắng càng bền dạ sắt son.” Vâng! Không có ý so sánh, nhưng những nhà thơ lớn dường như có chung một ý trí và khí phách như vậy chăng?
    “Lòng ta đứng vng như vu
    Thân ta lóng thng gia bu tri xanh

    Đổi thay lá mi, đậm đà lóng tươi
    Vu đanh như thép sáng ngi
    Nng mưa thì cũng trn đời đứng ngay”
    (Biểu tượng)
    Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng. Vẫn thể Lục bát, ở đó không chỉ là lời cảm thương, mà còn như một lời ru của người tù cải tạo gửi đến những người vợ vậy. Cho nên, đọc Đường vào thiên thu của Cung Trầm Tưởng, tôi cứ ngỡ mình đang ngồi ở Thành Nam đọc Thương v của cụ Tú Xương. Viết về những người mẹ, người vợ, có lẽ không thể thơ nào cho người đọc nhiều cảm xúc như Lục bát. Một thể thơ sở trường của Cung Trầm Tưởng, và ông luôn tìm tòi làm mới nó:
    “Chín mùa thua thit đời em
    Gian truân chuyn k nghìn đêm chưa va
    Đội nghìn nng, gi nghìn mưa
    Gương em tiết ph thi xưa ch chng.”
    (Đường vào thiên thu)
    Đi sâu vào nghiên cứu ta có thể thấy, Cung Trầm Tưởng viết không chỉ bằng cảm xúc, mà còn bằng cả trí tuệ. Do vậy, thơ ông sinh động, trữ tình và có bố cục khá chặt chẽ. Đọc Vạn vạn lý, dù ở bóng tối tù đày, ta vẫn thấy được cái tâm trạng, hồn khí an nhiên tự tại trong sự suy tưởng đậm tính triết lý của Cung Trầm Tưởng. Thật vậy, trích đoạn với những hình ảnh, lời thơ tuyệt đẹp dưới đây, sẽ cho ta thấy rõ điều đó:
    “Ngi trùm ln bóng ti
    Nhìn mây đi lang thang
    Mây giăng xám hàng hàng:
    Tri vào đông m đạm
    (…)
    V v rơi tàn thuc
    Phà khói vào hơi sương
    Xa xưa… trng lên đường
    Tiếng quân hô hào sng
    (…)
    Mưa v gióng lê thê
    Nai kêu ngun đâu đó
    Xưa nay tù ngc đỏ
    My ai đã tr v?”
    Sau mười năm cải tạo cả thể xác lẫn tâm hồn, vừa ra tù Cung Trầm Tưởng viết ngay bản tổng kết, bằng Bài Ca Níu Quan Tài.
    Có thể nói, đây là một trong những bài thơ thế sự hay nhất mà tôi đã được đọc. Vẫn khuynh hướng sử thi, Cung Trầm Tưởng kéo lùi thời gian, cho người đọc thấy được cái quái đản của một học thuyết hoang tưởng: “Kinh bang sao chép Nga Tàu/ Bình quân là cht cái đầu cao hơn”. Từ đó, sinh ra một đám kền kền, làm cho ta phải rùng mình khi đọc: “Mt by táng tn lương tâm/ Ăn h, ăn gi, ăn vn ngày công/ Ăn tranh tr đói lt lòng/ Ăn lường tiếng khóc khép vòng t sinh”. Và cái số phận hẩm hưu của người tù cải tạo cho đến những con cháu… hậu nhân: “Ngón đòn lý lch ly k/ Cha là “ngy”, phm trường quy con ri”. Có thể nói, thơ thế sự, xã hội Cung Trầm Tưởng từ ngữ mộc mạc, song đậm đặc hình ảnh hoán dụ, làm cho giọng điệu, lời thơ nhẹ nhàng, sâu sắc, do vậy đến được với mọi tầng lớp người đọc.
    Dường như càng khổ đau, ưu phiền, Cung Trầm Tưởng càng đến gần hơn với tư tưởng, triết lý Phật giáo. Mỗi câu thơ của ông như tự răn mình và răn đời vậy. Sự thay đổi nhận thức đó, giúp cho Cung Trầm Tưởng tĩnh tâm và có cái nhìn khách quan, nhân bản hơn. Âu đó cũng là quãng đường đi từ lãng mạn trữ tình đến với tâm thức chân thực, tính phản kháng, hay bóc trần góc khuất của cuộc sống cũng như thơ văn Cung Trầm Tưởng vậy. Và tôi xin mượn bốn câu thơ trích trong bài Đim Tâm Xuân Hoàng Liên Sơn (của ông) để kết thúc bài viết này, cũng như làm sáng tỏ thêm chân dung nhà thơ tài hoa, chí khí Cung Trầm Tưởng:
    Mai sau tht thm da lin,
    Cái yêu khác trước, cái nhìn khác xưa,
    Cái tin vô c xin cha,
    Sng sao cho xng lũy tha thương đau.
    Leipzig, 2022


    Đỗ Trường

    10 tháng 10, 2022

  • Font Size
    #2

    Comment

    Working...
    X