Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những Phong tục đón mừng năm mới, của 10 quốc gia hàng xóm nước Mỹ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những Phong tục đón mừng năm mới, của 10 quốc gia hàng xóm nước Mỹ

    Dù khác biệt về địa lý cũng như truyền thống, văn hóa, song vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cả thế giới đều hân hoan chờ đợi một bước khởi đầu mới với nhiều hi vọng, tin tưởng. Châu Mỹ là một châu lục rộng lớn với nhiều dân tộc quần cư sinh sống, vì vậy phong tục chào đón năm mới của các quốc gia nơi đây cũng vô cùng đặc sắc..
    Click image for larger version  Name:	image.jpg Views:	1 Size:	260.9 KB ID:	147776
    1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

    Là một quốc gia đa sắc tộc nhưng phần đông là người nhập cư, nên năm mới ở Mỹ có nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Tuy nhiên có một đặc điểm chung nhất trong đêm giao thừa người ta thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để đón chào năm mới. Các đường phố chật người với tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy.

    Vào đêm 31/12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp lung linh, chứa hàng ngàn mảnh thuỷ tinh tượng trưng cho những vì sao đang cháy sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ, rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống “Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

    Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc. Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hy vọng nó sẽ mang đến cho mình… may mắn và tiền bạc.

    Sau khi nhảy múa đón chào năm mới xong họ bước vào bữa tiệc với các món mà người Mỹ tin rằng sẽ đem lại may mắn trong dịp cuối năm. Đó là bắp cải, cá mòi và mật ong. Bắp cải được chọn vì nó có màu xanh và hình dáng giống 1 đồng tiền kim loại tròn; cá mòi thì luôn bơi thẳng về phía trước theo từng đàn lớn tượng trưng cho sự sung túc và thẳng tiến; còn mật ong mang lại niềm vui cho cuộc sống, màu vàng của mật ong tượng trưng cho sự giàu sang về của cải.

    Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.

    2. Mexico

    Trong thời khắc đón chào năm mới, người Mexico thường tụ họp với người thân và bạn bè. Đêm giao thừa (ngày 31/12), người dân nước này có phong tục đặc biệt như quây quần bên gia đình, người thân, bạn bè và mở ti-vi lên để chờ hồi chuông báo hiệu 12 giờ, mỗi lần đồng hồ gõ 1 tiếng. Mỗi lần chuông ngân, người dân lại ăn một quả nho (một quả tượng trưng cho 1 trong 12 tháng của năm) và ước một điều ước, sau đó mọi người ôm nhau và chúc nhau năm mới vui vẻ. Cũng vào đêm giao thừa, một số người, đặc biệt là phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ với ý nghĩa năm mới sẽ tìm được tình yêu. Ngoài ra, còn một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm sẽ xuất ngoại.

    Vào ngày 06/01, theo phong tục, người Mexico sẽ ăn một chiếc bánh được khoét một lỗ nhỏ và đặt vào một món đồ chơi ở trong. Người nào ăn phải phần bánh có món đồ chơi đó phải chuẩn bị một bữa ăn đặc biệt vào ngày 05/02 để thết đãi mọi người. Ngoài ra, trong bữa tiệc cuối năm của người Mexico không thể thiếu đậu đen vì họ coi đậu đen là món ăn dân tộc. Họ hầm đậu đen với chân giò, bột đậu đen với thịt rồi rán. Đó là những món ăn được người Mexico ưa thích nhất.

    3. Colombia

    Năm mới là một sự kiện quan trọng ở Colombia. Mọi người bất kể tôn giáo, chủng tộc đều tổ chức đón mừng năm mới trong không khí tràn ngập niềm vui. Đây cũng là dịp để người dân quốc gia này khoe với bạn bè thế giới những phong tục, tập quán phong phú và một nền văn hóa đa dạng.

    Một phong tục phổ biến trong dịp năm mới ở Colombia là người dân tụ tập vào thời khắc giao thừa và chúc mừng nhau. Người Colombia có tục đón năm mới với phong tục "đốt" năm cũ. Phong tục này có sự tham gia của toàn thể gia đình.

    Đốt “Ngài năm cũ” (Mr. Old Year) là phong tục truyền thống của người dân Colombia trong dịp năm mới. Mọi người trong gia đình cùng nhau làm một hình nộm rất to gọi là "Ngài năm cũ". Sau đó, họ nhét vào bên trong những thứ không cần thiết, đặc biệt là những vật có thể gợi nhớ các kỷ niệm buồn trong năm vừa qua. Tất cả sẽ được đốt hết vào lúc giao thừa. Phong tục này thể hiện ước vọng muốn rũ sạch những chuyện không vui của năm đã qua và đón chào năm mới một cách đầy lạc quan của người Colombia.

    Vào lúc chuyển giao năm cũ và năm mới, người dân nước Nam Mỹ này thường bỏ đồ trang sức vào ly rượu trước khi uống chúc mừng năm mới với hy vọng năm sau sẽ giàu có, sung túc.

    Người Colombia cũng nấu món cơm trộn với đậu lăng để ăn vào lúc giao thừa. Họ gửi gắm những hy vọng về một năm no đủ, mùa màng bội thu. Ngoài ra, họ còn đầu tư nhiều thời gian làm món bánh mỳ cho năm mới. Chiếc bánh mỳ đặc biệt này có một đồng xu đặt bên trong. Sau khi nướng xong, người chủ gia đình sẽ cắt ổ bánh mỳ lúc nửa đêm rồi chia cho mọi người. Người ta cho rằng ai nhận được phần bánh mỳ có đồng xu sẽ là người may mắn trong cả năm.

    4. Argentina

    Năm mới là một trong những ngày lễ lớn của người dân Argentina. Trong đêm giao thừa, mọi người trong gia đình Argentina thường quây quần bên nhau cùng thưởng thức bữa tiệc đặc biệt vào lúc 11h và chờ đón thời khắc chuyển giao năm mới.

    Giao thừa điểm, mọi người đốt pháo hoa trong khoảng 30’ hoặc ít hơn. Tiếp đó, thanh niên sẽ dự các bữa tiệc năm mới tại câu lạc bộ khiêu vũ đến sáng hôm sau. Vào ngày 01/01 của năm mới, hầu hết mọi người sẽ đi bơi ở sông, hồ hay bể bơi.

    Nước được người Argentina xem là thứ “thánh khiết” nhất trong vạn vật. Do vậy, trong ngày tết dương lịch, nhà nhà, người người lũ lượt kéo nhau ra sông để “tắm mừng năm mới”. Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Sau đó, mọi người cùng cười vang và nhảy ùa xuống sông để tắm gội. Họ dùng những cánh hoa tươi chà sát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế, xấu xa của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.

    5. Venezuela

    Cũng giống như một số nước khác trong khu vực châu Mỹ Latinh, người dân Venezuela có phong tục ăn 12 trái nho trong đêm giao thừa với mong muốn một năm mới đầy niềm vui, an lành. Trong thời khắc chuyển giao này, các gia đình của người Venezuela luôn quây quần bên nhau bên một bàn tiệc lớn với những món ăn truyền thống cùng chai rượu sâm banh.

    Một trong những phong tục nữa của đất nước thuộc khu vực Nam Mỹ này nhân ngày năm mới là mọi người thường mặc đồ lót vàng, ngoài ra một số người còn thường ghi những điều mình mong muốn trong năm tới vào một phong thư và đốt đi. Họ tin rằng nếu làm vậy thì năm sau những ước mơ đó sẽ thực hiện được

    6. Paraguay

    Người Paraguay quy định 5 ngày cuối cùng của năm là “ngày hàn thực”. Trong 5 ngày này, từ nguyên thủ quốc gia, đến mọi dân thường đều không được nhóm lửa, đốt lò, chỉ có thể ăn đồ nguội, thức ăn đã làm sẵn từ trước, giống như người Việt trong ngày đưa ông Táo về Trời ngày 23 tháng chạp hàng năm. Đến ngày tết Dương lịch 01/01 mới được phép nhóm lò nấu bếp để cầu chúc một năm mới ấm no, tốt lành.

    Trong dịp lễ này, người Paraguay thường trao cho người thân, bạn bè và người yêu của họ các món quà, bưu thiếp hay các tin nhắn đẻ chúc mừng một năm mới tràn đầy hy vọng.

    Các buổi hòa nhạc, các trò chơi vui nhộn hay các buổi tiệc đêm cũng được tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo thành viên trong gia đình cũng như hội bạn bè của người Paraguay.

    7. Brazil:

    Vào đêm giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn đất nước Brazil đều tổ chức tiệc mừng. Đặc biệt là ở thủ đô Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Mọi người thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.

    Tiệc mừng năm mới thường là tiệc mang tính chất tín ngưỡng nhưng ngày nay nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31/12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên.

    Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30’ và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ. Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển.

    8. Cuba

    Tục lệ cổ cho rằng đối với năm sắp qua phun nước là cách tốt nhất để mở ra “một con đường sáng sủa”. Vì thế có bao nhiêu nước trong nhà đều đem phun hết ra ngoài qua các cửa sổ. Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... để lấy may mắn. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.

    9. Peru

    Một trong những kiểu đón năm mới kỳ lạ nhất là phong tục đốt hình nộm ở Peru. Suốt những ngày gần sang năm mới, người ta có thể thấy ở rất nhiều nơi trong thành phố Lima, thủ đô Peru bày bán những hình nộm của những người được coi là “kẻ thù chung của dân tộc” hay những người không được dân chúng nước này yêu mến.

    Một phong tục lạ nữa tại Peru trong dịp năm mới cũng xuất hiện tại làng Chumbilbilca khi người dân ở đây ăn mừng lễ hội đón năm mới Takanakuy bằng cách mắng chửi và đánh nhau để... thắt chặt tình đoàn kết. Họ tin rằng mắng nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những hiềm khích cá nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm mới. Dù không mang găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị chấn thương nghiêm trọng.

    Và lễ hội Takanakuy kết thúc trong những màn nhảy múa chúc mừng năm mới.

    10. Chile:

    Chile cũng là một trong những quốc gia trên thế giới có những cách đón năm mới độc đáo và kỳ lạ. Đã thành thông lệ như khoảng 11 năm trước, những người dân của Tacla (một thành phố nhỏ thuộc Chile) đều đón năm mới bên những người họ hàng của mình tại nghĩa địa thành phố dù họ đều đã “sang thế giới bên kia”.

    Khi cha xứ kết thúc bài kinh cuả mình, vào lúc 11 giờ đêm, thị trưởng thành phố sẽ mở cánh cửa của nghĩa trang. Tất cả mọi người đều được chào mừng trong những ánh đèn mờ ảo và những điệu nhạc cổ điển. Nhưng với những người thích chờ năm mới bên mộ người thân yêu có thể cùng hưởng chung niềm vui trong bầu không khí bình yên hơn.

    Phong tục này cũng đã có từ năm 1995, và giờ đã có hơn 5,000 người chấp nhận cách chào đón năm mới kì lạ này./.

    ST

  • Font Size
    #2
    Phong tục tết của Mỹ năm nay là sẽ có tiếng chó sủa, heo rống trong đêm 30

    Comment

    Working...
    X