Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vì sao khi thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Vì sao khi thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được?

    Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được, nếu thấy xảy ra liên tục có thể là dấu hiệu về một số vấn đề bất thường của sức khỏe. Người bệnh cần phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp tốt để cải thiện và chỉnh đốn lại kịp thời vì giấc ngủ giúp bồi dưởng lại sức lực sau một ngày làm việc. Mỗi thời điểm bị mất ngủ có thể biểu hiện ra các trạng thái bệnh lý khác nhau, do đó cần đi khám bệnh và được điều trị để ngăn ngừa tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

    Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được, nguyên nhân là từ đâu?
    Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị thức giấc giữa chừng như chổ ngủ khá ồn ào do tiếng động, bị ngột ngạt hay do bạn buồn đi tiểu. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này xuất hiện quá thường xuyên đồng thời sau khi thức giấc bạn khó dổ lại giấc ngủ thì không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang gặp vấn đề xấu cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
    Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được cho thấy sức khỏe đang gặp nhiều vấn đề xấu.

    Cần nên biết rằng, mỗi thời điểm thức giấc tương đương với một bệnh lý khác nhau, chẳng hạn nếu bị tỉnh giấc trong khoảng từ 1-3 giờ sáng có thể là có vấn đề về gan vì đây là thời điểm quá trình thải độc gan đang xảy ra. Vì vậy bạn nên theo dõi chu trình giấc ngủ của bản thân để có thể trao đổi với bác sĩ khi đi khám bệnh.

    Trầm cảm
    Các cuộc nghiên cứu đưa ra thống kê cho thấy, việc thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được có đến 50% có dính líu đến bệnh trầm cảm. Người bị chứng trầm cảm thường có xu hướng ngủ ít, rất khó dổ giấc ngủ, thường xuyên bị tỉnh giấc sớm hơn bình thường. Khi đã bị tỉnh giấc, người bệnh lại bị bủa vây bởi những nỗi buồn, những suy nghĩ tiêu cực nên rất khó quay trở về với giấc ngủ.

    Thường với bệnh trầm cảm, người bệnh thường có xu hướng tỉnh giấc lúc 2-3 giờ sáng. Tinh thần còn mơ hồ, kém minh mẫn, có thể gặp ác mộng trong giấc ngủ. Và nếu không kiểm soát tốt tâm trạng, người bệnh cũng có thể bật khóc ngay lúc này.

    Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được do độ tuổi
    Theo đó, tình trạng này thường xuất hiện ở những phụ nữ khi bước vào thời điểm tiền mãn kinh hay ở người già. Họ thường ngủ rất muộn nhưng lại thức rất sớm, rất khó ngủ lại mà cứ trằn trọc thao thức mãi trên giường. Bởi vậy những người già thường có xu hướng dậy rất sớm, mặc dù cơ thể đang rất mệt mỏi.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do quá trình thay đổi hormone của cơ thể, não bộ hoạt động chậm chạp hoặc do các bệnh lý khác. Chẳng hạn người già thường bị những cơn đau nhức xương khớp, tê chân tay nên thường khó ngủ sâu và hay bị thức giấc giữa chừng.

    Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân khiến cho họ không ngủ lại được dù cơ thể đang rất mệt mỏi. Họ hay lo lắng nhiều thứ và cứ thao thức mãi không ngừng. Ngoài ra người già còn khá nhạy cảm với tiếng động nên nếu thức giấc vào khoảng 3-4 giờ sáng, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa hay tiếng những người đi chợ sớm qua lại cũng làm cho họ bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ lại được.

    Các vấn đề về lá gan
    Vào ban đêm trong khoảng từ 1-3 giờ sáng là thời điểm mà lá gan có chức năng thải độc, thanh lọc cơ thể để chuẩn bị cho ngày hôm sau làm việc khỏe mạnh hơn, cũng như tái tạo ra hồng huyết cầu. Tuy nhiên nếu thường xuyên bị thức giấc vào thời điểm này rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy chức năng gan đang bị suy yếu, có thể là do gan chứa quá nhiều độc tố và không gạn lọc ra hết. Cho nên bị mổi mụn, ngứa ngáy là do nguyên nhân này gây ra.

    Bên cạnh đó theo quan niệm của Đông y, từ 1–3 giờ sáng là thời điểm kinh lạc (đường khí huyết vận hành) sẽ liên kết với gan nhằm giúp đào thải chất độc. Nếu trước đó người này lại dồn nén quá nhiều sự tức giận, bực dọc cũng sẽ gây ra tình trạng bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại được.

    Cần biết rằng những người bị mất ngủ, thiếu ngủ trước đó cũng là nguyên nhân khiến cho chức năng gan bị suy yếu. Uống nhiều nước hơn vào ban ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên người bệnh cũng nên sớm đi gặp bác sĩ để được hướng dẩn việc điều trị thích hợp.

    Các vấn đề về phổi
    Tỉnh giấc từ 3-5 giờ sáng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề bất thường tại 2 lá phổi. Trong thời điểm này phổi cũng đang hoạt động để loại bỏ độc tố đồng thời nạp ôxy để đưa đến các bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên do những tổn thương suy yếu tại đây sẽ khiến cho hệ thống hô hấp bị cản trở, người bệnh có thể gặp các các triệu chứng như hắt xì, ho, khó thở.

    (Minh họa)
    Các vấn đề có liên quan đến phổi cũng khiến cho người bệnh cảm thấy bị đau tức ngực, khó thở, phải đứng dậy đi lại để lấy không khí. Đặc biệt tình trạng bị nghẹt mũi thường sẽ trầm trọng hơn lúc nằm khiến cho người bệnh khó ngủ lại hoặc ngủ trong trạng thái mơ màng, có thể tỉnh lại bất cứ lúc nào.

    Các vấn đề về tiêu hóa
    Thức giấc giữa chừng kèm theo cảm giác bị ợ hơi, ợ nóng, đắng miệng là dấu hiệu hàng đầu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về bao tử như bị trào ngược dịch mật hay trào ngược thực quản. Nguyên nhân có thể do cách ăn uống kém khoa học trước đó, người bệnh thường ăn quá nhiếu, quá khuya khiến cho thức ăn không tiêu hóa kịp, acid dịch vị trong bao tử tiết ra nhiều hơn, sẽ gây ra kích thích khó chịu ở thực quản.

    Bên cạnh đó trong khoảng 23h–1h sáng, là thời thời điểm hoạt động của túi mật nên nếu thức giấc trong thời điểm này còn có liên quan đến hoạt động bất thường của túi mật, mật trào ngược lên cùng acid dịch vị khiến cho người bệnh thấy rất khó ở.

    Khi thức giấc do các vấn đề có liên quan đến bao tử, người bệnh thường cảm thấy rất nóng bụng, bụng nôn nao khó chịu nên khó ngủ lại được.

    Vấn đề về tuyến giáp
    Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Đây cũng là nơi đảm nhiệm rất nhiều vai trò trong cơ thể cho nên người bệnh không nên chủ quan.

    Chẳng hạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường, điều này làm gia tăng điều tiết tuyến thượng thận khiến cho người bệnh bị mất ngủ sau khi tỉnh giấc. Trong khi đó, nếu tuyến giáp hoạt động yếu kém, người bệnh lại gặp vấn đề về hít thở, gây ra chứng ngừng thở đột ngột (Obstructive Sleep Apnoe-OSA).

    Căng thẳng do bị áp lực quá mức
    Khi bị căng thẳng trong d0oi72 sống quá cao, người bệnh rất khó ngủ sâu, những nỗi lo cũng thường đi vào giấc ngủ khiến cho họ dể gặp ác mộng và bị tỉnh giấc. Tất nhiên sau đó những cảm giác bồn chồn lo lắng vẫn tiếp tục xảy ra trong đầu khiến cho bạn không thể ngủ yên và trở nên tỉnh táo hơn hẳn.

    Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
    Ở một số người do bị rối loạn hormone melatonin khiến cho chu kỳ giấc ngủ bị đảo lộn hoàn toàn. Chẳng hạn thay vì đi ngủ lúc 11 giờ đêm và thức dậy lúc 7h sáng thì họ lại đi ngủ từ 8h tối và dậy lúc 3h sáng. Thời điểm 3h sáng họ rất tỉnh táo và không thể ngủ lại được. Đây được coi là hiện tượng bị rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học.

    Tình trạng này thường có liên quan đến hoạt động bất thường của tuyến tùng, tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều khiến cho bộ não bị sai lệch trong nhận thức chu kỳ thức–ngủ giữa ban ngày và ban đêm.

    Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được do bị đói
    Khi đang ngủ lại bị thức giấc do cảm giác thấy đói cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người không thể quay trở lại giấc ngủ sau khi đã tỉnh giấc. Chẳng hạn sau khi tỉnh giấc do quá trình thải độc gan chậm chạp kết hợp với tình trạng đói khiến cho bụng bị cồn cào làm cho người bệnh không ngủ được.

    Hoặc do người bệnh do ăn uống không đúng, thường xuyên nhịn ăn. Rất nhiều người thường nhịn ăn bằng cách nhịn ăn tối, chỉ ăn một bữa trong ngày hay sử dụng các phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Điều này khiến cho lúc gần sáng thức ăn đã được tiêu hóa hết, người bệnh thấy đói nên thường sẽ tỉnh giấc giữa chừng. Nếu lúc này vẫn không được nạp thức ăn thì bụng vẫn trống và không thể trở về với giấc ngủ được.

    Một số vấn đề khác của sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên tỉnh giấc giữa chừng và không ngủ lại được như:

    - Thiếu máu lên não
    - Thiếu vitamin D
    - Mỡ bụng dư thừa
    - Ảnh hưởng do sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều
    - Lão hóa sớm


    Tốt nhất nếu thấy bị thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được diễn ra thường xuyên người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và kiểm tra chính xác nhất.

    Thức giấc lúc gần sáng và không ngủ lại được liệu có nguy hiểm hay không?
    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong cho sức khỏe, vì vậy việc thiếu ngủ vào bất cứ thời điểm nào cũng gây ra các vấn đề xấu cho cơ thể. Chẳng hạn không ngủ được vào 3-5 giờ sáng khiến cho phổi không thải độc được, người bệnh có cảm giác bị khó thở, đau tức ngực, nhanh bị mệt mỏi vào ngày hôm sau hay ngủ ít trong khoảng từ 5-7h sáng lại có liên quan đến chức năng của ruột già.

    Mặt khác việc thiếu ngủ còn khiến cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, khả năng tập trung và làm việc yếu kém vào ngày hôm sau. Người bệnh luôn trong trạng thái mơ màng lờ đờ, dễ cáu gắt, khó hoàn thành công việc được giao. Nếu tham gia các hoạt động giao thông trên đường còn có thể bị té ngã hay gây ra tai nạn do không thể tập trung đầu óc được.

    Mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài cùng các vấn đề sức khỏe còn làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề xấu về tâm lý, điển hình như bệnh trầm cảm, đặc biệt trên những người đang chịu nhiều áp lực và căng thẳng trong sinh hoạt đời sống.

    Mỗi vấn đề đều có tiềm ẩn những dấu hiệu nguy hiểm riêng biệt, cần phải được khám bệnh kỹ càng mới có thể xác định chính xác nguyên nhân. Vì vậy người bệnh đặc biệt không được chủ quan với các triệu chứng này mà cần có hướng cải thiện bệnh càng sớm càng tốt qua việc điều trị theo chỉ dẩn của bác sĩ.
Working...
X