Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hoài Nghi & Mâu Thuẫn Về Cách Chữa Bệnh Tiểu Đường Phản Khoa Học?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hoài Nghi & Mâu Thuẫn Về Cách Chữa Bệnh Tiểu Đường Phản Khoa Học?

    Bạn có biết rằng, cơ thể người cần tối thiểu là 180 g glucose mỗi ngày hay không?
    (Minh họa)

    A/ Sai lầm do bác sĩ gây ra bệnh (iatrogenic disease)
    Tiêu chuẩn đường huyết hiện nay đã bị hạ thấp và làm gia tăng tỷ lệ những người mắc bệnh tiểu đường và bị tử vong do bệnh này.

    Theo lý thuyết, bác sĩ phải là người học đủ rộng, đủ sâu mới hi vọng có kiến thức rộng rãi và kinh nghiệm tốt để chữa bệnh, nhưng oái oăm thay, trong thực tế cũng chính là người bác sĩ lại gây ra một số căn bệnh, những bệnh này nhiều khi cũng khá nguy hiểm, và gây ra chết người. Tên gọi chung cho những bệnh này là "bệnh do bác sĩ gây ra" (iatrogenic diseases).

    Và những bệnh gây ra từ những sai sót về y khoa, những sơ suất trong thao tác hay trong phương pháp điều trị dẩn đến các biến chứng, các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc men và của quy trình điều trị bệnh gây ra như:
    - bác sĩ đã dùng quá nhiều loại kháng sinh.
    - dùng thuốc an thần điều trị viêm loét bao tử trong khi thật sự phải dùng kháng sinh để loại trừ vi khuẩn HP
    - cho thuốc quá liều, ví dụ sử dụng quá liều insulin trong tiểu đường, quá liều thuốc chống đông máu khi chạy thân nhân tạo và ngay cả cho quá liều về thuốc bổ.
    - bị dị ứng thuốc, bị tác dụng độc của thuốc như thuốc điều trị lao, thuốc hỗ trợ tuyến giáp, thuốc hạ sốt gây độc cho gan.
    - thuốc kháng viêm gây ra loét bao tử…
    - do sự giải thích, hướng dẫn thiếu thận trọng gây ra hiểu lầm, làm bị stress, trầm cảm cho bệnh nhân.
    - chẩn đoán, đánh giá bệnh trạng cũng như liều lượng và dự đoán sai lầm.


    "Hội Bệnh do bác sĩ gây ra Hoa Kỳ" (American iatrogenic Association, AiA) đã ước tính hằng năm có từ 44 đến 98 ngàn người bị chết sau khi nhập viện vì những căn bệnh "ngoài ý muốn" do bác sĩ gây ra và chi phí chăm sóc đã lên đến 29 tỷ USD. Người ta cũng đánh giá các bệnh do bác sĩ gây ra lại đứng hàng thứ ba trong các bệnh dễ gây ra tử vong, sau bệnh tim mạch và ung thư, và xếp hạng thứ tám trong các nguyên nhân gây ra tử vong.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra các khuyến cáo cho rằng, ngay cả việc khám bệnh, cho xét nghiệm quá mức cũng không tốt đối với bệnh nhân, gây ra tâm lý bị stress đặc biệt là đối với người già.

    Bệnh tật có liên quan mật thiết đến tính mạng con người. Theo các phân tích mang tính khoa học thì thuốc men chính là con dao hai lưỡi, tốt hay xấu tùy theo cách mà chúng ta sử dụng chúng. Ngoài kiến thức hiểu biết về y khoa, việc chăm sóc sức khỏe cũng còn đòi hỏi đến đạo đức nghề nghiệp và kiến thức sâu về y khoa của chính người bác sĩ. Không chỉ bác sĩ mà chính bệnh nhân cũng cần nên tĩnh táo, cân nhắc khi được khám, sử dụng các xét nghiệm và chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

    Tránh lạm dụng việc khám bệnh, lạm dụng quá mức các xét nghiệm, dùng quá nhiều thuốc men không cần thiết… để khỏi bị mắc những căn bệnh "lãng xẹt", không đáng có, đấy chính là những "bệnh do bác sĩ gây ra".

    Bệnh tiểu đường cũng là căn bệnh do bác sĩ gây ra, mà Hội Cựu Chiến binh Hoa Kỳ đã phân tích theo dõi kết quả chữa bệnh cho trên 200,000 bệnh nhân thuộc diện cựu chiến binh Hoa Kỳ, xác nhận rằng, chỉ số đường huyết cao hơn 110 mg/dl mà bị xem là bệnh tiền tiểu đường đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh cũng như làm tăng tỷ lệ người bị tử vong nhiều hơn.

    Do đó, Hiệp hội các Bác sĩ Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ và Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đã đưa ra một bản tuyên bố đồng thuận mới cho rằng: Khuyến cáo mới nói rằng, nên bắt đầu điều trị bệnh tiểu đường đối với người có đường-huyết cao vượt quá 180 mg/dl, hay nói khác đi những ai có đường huyết thấp hơn 180mg/dL thì không bị bệnh tiểu đường.

    Hiện nay phạm vi y tế kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn cũ chỉ cho phép đường huyết là 80-110 mg/dl, cần phải được thay thế bằng một phạm vi khiêm tốn hơn 140-180 mg/dl, sẽ giúp giảm nguy cơ làm hạ đường huyết gây ra tử vong cho các bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, trong khi họ thật sự không có bị bệnh này. Nhưng trên thực tế, tiêu chuẩn này vẩn chưa được áp dụng rộng rãi.

    B/ Nhu cầu cơ thể cần nhiều đường glucose sẽ giúp cho con người được khỏe mạnh
    (In adults, the minimum daily requirement of 180 grams of glucose to provide energy for cells, such as the nervous system requires 144 grams of glucose in 24 hours, erythrocytes 36g in 24 hours. The body's glucose needs are supplied from food or other body metabolism to ensure maintaining blood glucose levels: 60-100mg/dl)

    Tuyến tụy sản sinh ra dịch tiêu hóa (insulin) có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn và chuyển hóa tất cả chất ngọt có trong thức ăn để biến thành glucose.
    Với thuốc trị tiểu đường làm tăng quá mức insulin trong máu thì việc giải tỏa glucose từ gan bị ức chế, sẽ gây ra giảm đi mức glucose trong máu.

    Hệ thống cân đối glucose và insulin được những bộ phận chuyển hóa trong cơ thể tự động điều chỉnh, có tên gọi chung là "glucoregulator", có 2 nhiệm vụ ngăn ngừa đường huyết hạ thì phản ứng của bộ máy glucoregulator này điều khiển tuyến giáp, tuyến thượng thận sản sinh ra adrenaline, cortisone, các hormone tăng trưởng khác tự động hóa glucose để cho bộ máy này tự động phân phối kiểm soát đưa glucose vào nội bào nuôi tế bào, nuôi cơ bắp co bóp của tạng phủ để không bị thiếu hụt glucose. Sau đó, rồi lại tiếp tục thu nạp 2 chất liệu quan trọng là glucose và insulin từ thức ăn để cơ thể chuyển hóa có đủ 180 g glucose theo máu được insulin phân phối cho nhu cầu của não, tim, bao tử, phổi, ruột, gan thận như sau:

    a/ Não sẽ cần đến bao nhiêu glucose/ngày?
    Glucose cần thiết riêng cho não khoảng 120 g mỗi ngày để dẫn truyền hệ thống dây thần kinh và chuyển hóa thành năng lượng cho mọi chức năng thần kinh não hoạt động tốt. Cung cấp glucose cho cơ thể làm tăng nồng độ glucose để điều hoà hệ thống mạch máu. Chức năng thần kinh não sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nồng độ glucose bị giảm xuống dưới 40 mg/dl, gây ra chứng đột quỵ ở bệnh nhân bị hạ đường huyết nhanh.

    Năng lượng của các bộ phận khác có những lựa chọn từ chất béo trung tính triglycerides thay thế cho glucose, nhưng ở não, tim và một số bộ phận nội tạng khác chỉ cần glucose để bắt đầu một số quá trình sinh học tổng hợp để giúp điều hoà lưu lượng máu duy trì tế bào thần kinh chức năng não hoạt động, và kích thích chất xám và chất trắng cho não bộ.

    Còn acid béo không thể biến thành năng lượng thay cho glucose được vì chúng không thể vượt qua hàng rào màng máu não. Các acid béo cần phải được chuyển đổi thành cơ chế ketone trước khi chúng có thể được sử dụng làm năng lượng cho não. Có 3 loại cơ chế ketone: acetoacetate, acetonebeta-hydroxybutyrate, loại thứ hai có thể được sử dụng trực tiếp làm năng lượng cho cơ bắp cũng như ở mô não.

    Nếu não bị thiếu glucose sẽ gây ra các căn bệnh sau:
    - Bệnh Alzheimer hiện đang được gọi là bệnh tiểu đường loại 3, vì được phát sinh ra từ một cuộc khủng hoảng về năng lượng trong não. Kháng insulin trong não góp phần vào sự phát sinh ra sự suy giảm nhận thức và những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ sẽ mắc bệnh Alzheimer từ tỷ lệ 50-65% trở lên.
    - Tự kỷ, mất trí nhớ do các tế bào não bị chết dần, hạn chế sự khuyếch tán máu gây ra nghẽn mạch máu não, tắc huyết khối, co giật, bệnh Parkinson, động kinh, đột qụy, trầm cảm, thiếu ôxy não, sữa mẹ bị mất do thiếu sự chuyển hóa glucose hay rối loạn chuyển hóa glucose trong não, viêm não, sốt, suy hô hấp, hôn mê, hay gây ra chứng đau lưng cũng do biến chứng thiếu máu não, cơ thể suy nhược sau khi tổn thương thần kinh trung ương cũng do thiếu glucose trong não gây ra.

    b/ Tim sẽ cần đến bao nhiêu glucose/ngày?
    Tim cần khoảng 30-45 g glucose/ngày (6-9 muổng cà phê) cung cấp năng lượng cho cơ tim co bóp bơm máu tuần hoàn giữ thân nhiệt và trao đổi ôxy bảo vệ công thức máu Fe2O3, duy trì mức hồng huyết cầu cần thiết.

    Glucose tạo ra năng lượng ở tim, khi thiếu ôxy sẽ hấp thụ glucose để tim không bị thiếu máu cục bộ. Ngược lại khi thiếu glucose, thì glycogen sẽ có mặt để cân bằng nội môi cho tim tránh khỏi bị thiếu máu cục bộ, có nghĩa là lúc nào tim cũng cần glucose để hoạt động được tốt.

    Sự sụt giảm nghiêm trọng glucose trong máu sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho tim thì cơ tim bị giảm khả năng co bóp dẩn đến bệnh suy tim, tim bị mất nḥịp, suy yếu tâm thất trái, nhịp tim thấp, bị lạnh tim, và xơ vữa động mạch vành và có phản ứng giữa thiếu máu cục bộ và tái tưới máu gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và gây ra rối loạn chức năng trao đổi chất, gây ra chứng suy nhược thần kinh, co giật và có thể dẩn đến tử vong.

    c/ Gan sẽ cần đến bao nhiêu glucose/ngày?
    Đường trong gan là đường dư thừa dự trữ mang tên glycogen khoảng 100 g chứa trong gan và 400 g glycogen chứa trong các cơ bắp. Gan là kho dự trữ, lo việc xuất nhập glucose mỗi ngày nhiều hay ít tùy theo nhu cầu ăn uống và hoạt động của cơ thể nhiều hay ít.

    Sau khi tập thể dục kéo dài 1 giờ, đường huyết phải được duy trì tối thiểu 4 g trong máu, đường dư thừa còn lại được bảo tồn trong gan và các cơ, nếu kiêng đường và không còn đường dự trữ trong gan, đường huyết bị hạ thấp dễ gây ra chứng suy nhược thần kinh.

    Các trường Đại học ở Hoa Kỳ nghiên cứu sự hoạt động của insulin và glucagon trong trạng thái nghỉ ngơi và trong trạng thái tập thể dục. Nếu tập lâu sẽ cần đến năng lượng dưới dạng acid béo được huy động từ mô mỡ, bị đốt cháy thành năng lượng cuối cùng gây ra sự sụt giảm insulin, nhưng sẽ làm tăng lượng máu trong các mao mạch và thần kinh. Đường được gan tổng hợp thành glycogen không phụ thuộc vào mức insulin, và gan ngăn chặn sự giảm khối lượng glycogen trong khi tập thể dục bằng cách ngăn chặn phản ứng của tế bào bêta và alpha, nên không làm giảm sự hấp thụ glucose vào gan.

    Những người nhịn ăn và ít vận động thì độ thẩm thấu glucose sẽ thấp, ngược lại trong thời gian tập thể dục kéo dài, gan do bị suy giảm glycogen nên không thể duy trì mức đường huyết cần thiết.

    Với việc gia tăng insulin máu iatrogenic (tức là điều trị bệnh tiểu đường sai do bác sĩ), việc giải tỏa mức glucose từ gan bị ức chế, gây ra giảm glucose trong máu, thì sẽ không đủ glucose để nuôi các tế bào.

    Cơ thể con người chủ yếu hoạt động bằng glucose. Khi cơ thể bị thiếu glucose, hoặc bị tiểu đường và không có đủ insulin để giúp tế bào hấp thụ glucose, cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Ketone là sản phẩm phụ của sự phân hủy axit béo khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng bao gồm carbohydrate, chất béo và protein. Carbohydrate sẽ được cơ thể sử dụng trước, nhưng nếu không có sẵn, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo, và ketone sẽ được sản xuất vào lúc này.

    Tình trạng có nhiều ketone trong máu sẽ dẫn đến nguy cơ phát triển chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường gây ra (DKA =diabetic ketoacidosis), máu trở nên quá axit khiến cho người bệnh có thể bị mệt mỏi, buồn nôn, khô miệng, mất ý thức, thậm chí có nguy cơ bị tử vong.

    d/ Ruột sẽ cần đến bao nhiêu glucose/ngày?
    Khả năng của ruột cung cấp glucose cho gan ở trạng thái sau bữa ăn, sau khi đã hấp thụ đường từ thức ăn vào máu để duy trì nồng độ glucose trong máu, sau đó đường đã vào nội bào nuôi các tế bào đầy đủ.

    e/ Xương sẽ cần đến bao nhiêu glucose/ngày?
    Cơ xương là nơi hấp thu glucose quan trọng nhất, là nơi chính của sự hấp thụ glucose trong khi tập thể dục để nuôi xương phát triển và bảo vệ xương không ḅị xốp hay loãng xương, nhưng cũng cần phải có insulin dẫn đường làm tăng độ thẩm thấu vào các cơ, các mô. Giới khoa học đã nghiên cứu và xác nhận rằng, insulin tạo ra sự chuyển dịch protein vận chuyển glucose.

    f/ Thận sẽ cần đến bao nhiêu glucose/ngày?
    Chức năng của thận là lọc nước, huyết tương trung bình 180 lít trong 24 giờ, nồng độ huyết tương trong suốt 24 giờ khoảng 100 mg/dl, khoảng 80-180 g đường được thận lọc qua mỗi ngày để điều hòa cân bằng nội môi glucose thông qua ba cơ chế khác nhau:
    - Hấp thu glucose từ tuần hoàn để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho chức năng của nó;
    - Giải tỏa glucose vào hệ thống tuần hoàn máu thông qua quá trình chuyển hóa;
    - Tái hấp thụ vào tuần hoàn mức glucose từ dịch lọc cầu thận để bảo tồn carbon glucose.

    Gan và thận sẽ giải tỏa một số lượng glucose tương đương thông qua quá trình chuyển hóa ở trạng thái sau khi đã hấp thụ.

    Ở trạng thái sau bữa ăn, mặc dù giải tỏa glucose nội sinh tổng quát giảm đáng kể, nhưng sự phát sinh ra glucose ở thận sẽ tăng lên khoảng gấp đôi. Việc sử dụng glucose của thận sau một đêm nhanh chóng chiếm ∼10% glucose được cơ thể sử dụng. Sau bữa ăn, việc sử dụng glucose của thận sẽ tăng lên. Thông thường mỗi ngày, 80-180 g glucose được lọc qua thận; gần như tất cả những điều này được tái hấp thụ, cụ thể là tái hấp thụ glucose từ dung dịch lọc cầu thận.

    Trong việc sản xuất ra các loại thuốc làm hạ glucose liên quan đến ức chế tái hấp thụ glucose ở thận, do đó khi chữa bệnh tiểu đường với thuốc làm hạ đường huyết thì vấn đề bị suy thận và mất khả năng tái hấp thụ glucose là một sai lầm tai hại trong cách chữa bệnh tiểu đường.

    Các chuyên gia nghiên cứu có nhận xét, thay vì dùng thuốc hạ đường nhiều sẽ gây ra bệnh bị suy thận, họ đang nghiên cứu một tác dụng khác có lợi cho thận mà không cần dùng thuốc ha đường huyết qua việc thử nghiệm áp dụng thường xuyên tập thể dục, họ nhận thấy rằng, các hoạt động thể chất đem lại lợi ích về sức khỏe có liên quan đến sự tương tác của cơ cấu sinh lý trong cơ thể.

    Trên thực tế, điều này có thể chúng minh rằng, hoạt động thể lực mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng chống bệnh tật và không gây ra các triệu chứng phụ tai hại nào so với việc phải uống thuốc để hạ đường.

    Lợi ích tập thể dục có thể được giải thích bởi thực tế là, một mặt, cơ thể phải tự bảo vệ mình khỏi chứng tăng đường huyết lên cao, có liên quan đến cả tác dụng mãn tính bao gồm bệnh võng mạc, bệnh lý thần kinh, bệnh thận và xơ vữa động mạch sớm, bệnh đường thóai hóa dạng tinh bột và các tác dụng cấp tính bao gồm cả nhiễm toan acétone và tình trạng tăng đường huyết.

    Mặt khác, cơ thể cũng phải tự bảo vệ chống lại chứng hạ đường huyết, có thể gây ra rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thần kinh, bị hôn mê, co giật và tử vong. Chức năng não đặc biệt phụ thuộc vào việc có đủ lượng glucose trong huyết tương vì não không thể lưu trữ hoặc sản xuất glucose và các nguồn năng lượng thay thế hoặc là trong tình trạng thiếu hụt (ví dụ như cơ chế ketone) hoặc không thể vượt qua hàng rào máu não.

    C/ Điều hành phân phối glucose trong cơ thể
    Các chuyên gia nghiên cứu đã theo dõi đường đi của glucose được phân phối sau một đêm hấp thụ cho các bộ phận có đủ chức năng để hoạt động, thì thận sử dụng khoảng 10% tổng số lượng glucose mà cơ thể sẽ sử dụng.
    Thông thường có khoảng 45% glucose ăn vào được cho là được chuyển đổi thành glycogen ở gan:
    ∼30% được hấp thụ bởi cơ xương và sau đó được chuyển thành glycogen,
    ∼15% được hấp thụ bởi não,
    ∼5% được đưa lên bởi mô mỡ và
    ∼10% được đưa lên bởi thận

    Khi thận vượt quá ngưỡng khả năng lọc, sự tái hấp thụ bị giảm, thì đường sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

    ---------------
    Qúy vị muốn kiểm chứng sự thật, tìm trên "Google search", đánh những câu hỏi sau sẽ biết rõ đầy đủ về nhu cầu về glucose của cơ thể:

    - How much glucose a day does the human body need?
    - How much glucose a day does the brain need?
    - How much glucose a day does the heart need?
    - How much glucose a day does the liver need?
    - How much glucose a day do the kidneys need?
    - How much glucose a day do the intestins need?
    Attached Files
    Last edited by SG99m; 04-28-2023, 05:49 PM.

  • Font Size
    #2
    Nói chung, đây chỉ là vài thông tin thêm về căn bệnh tiểu đường và cách điều trị bệnh này theo nhiều góc nhìn khác nhau, vì vậy chuyện đúng hay sai rất khó có câu trả lời chính xác và đúng được. Nên nhớ rằng, các bác sĩ được đào tạo theo bài bản, sách vở có quy củ, thậm chí còn trải qua nhiều năm thực tập và hành nghề. Họ bắt buộc phải thực hiện đúng theo công thức bài bản được học hỏi để giữ cho bằng cấp và giấy phép hành nghề luôn được luật pháp bảo vệ. Dù biết rằng có sai sót trong phương pháp điều trị hoặc trong việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ không được phép làm khác hơn mà phải tuân theo các chỉ dẩn này. Cho nên chúng ta nên tránh đặt câu hỏi gây ra khó chịu với bác sĩ mà phải tự xem xét mình có nên uống thuốc hay không nếu chưa thật sự bị bệnh?
    Last edited by SG99m; 04-28-2023, 05:51 PM.

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by SG99m View Post
      Nói chung, đây chỉ là vài thông tin thêm về căn bệnh tiểu đường và cách điều trị bệnh này theo nhiều góc nhìn khác nhau, vì vậy chuyện đúng hay sai rất khó có câu trã lời chính xác và đúng đắn được. Nên nhớ rằng, bác sĩ được đào tạo theo bài bản, sách vở có quy củ, thậm chí còn trải qua nhiều năm thực tập và hành nghề. Họ bắt buộc phải thực hiện đúng theo công thức bài bản được học hỏi để giữ cho bằng cấp và giấy phép hành nghề luôn được luật pháp bảo vệ. Dù biết rằng có sai sót trong phương pháp điều trị hoặc trong việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ không được phép làm khác hơn mà phải tuân theo các chỉ dẩn này. Cho nên chúng ta nên tránh đặt câu hỏi gây ra khó chịu với bác sĩ mà phải tự xem xét mình có nên uống thuốc hay không nếu chưa thật sự bị bệnh?
      Cám ơn bài về tiểu đường của bác. Rất đầy đủ

      Comment

      Working...
      X