Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tiếng cười cũng dễ lây lan như ngáp!

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tiếng cười cũng dễ lây lan như ngáp!



    (Ảnh: Unsplash)
    Nghiên cứu cho thấy tiếng cười rất dễ lây lan, và đó cũng là điều tốt đẹp.

    Tiếng cười luôn luôn là người bạn tốt
    Chuyện kể về ba cô con gái nhỏ thích xem thú cưng. Hầu như hàng ngày, chúng đều đòi xem lại các video clip về động vật trên điện thoại của người mẹ và nhanh chóng được đáp ứng. Nhưng mỗi khi cô bé 7 tuổi cười phá lên, tiếng cười lập tức được nối tiếp bằng hai cô gái còn lại theo kiểu dây chuyền. Và lần nào cũng như thế!

    Sự lây lan của tiếng cười cùng là điều mà giới khoa học muốn tìm ra lời giải thích. Bà Sophie Scott, chuyên gia về thần kinh học tại Đại học College ở London, Anh quốc từng nghiên cứu về tiếng cười và các phản ứng khác của con người trong hơn 20 năm qua, đưa ra nhận định: "Sự lây lan của tiếng cười là một hiện tượng xã hội!". Bà cũng là người đồng tác giả của một cuộc nghiên cứu cho thấy, việc não bộ sẽ phản ứng khi nhận được âm thanh của tiếng cười bằng cách thay đổi cơ bắp ở mặt để phát ra tiếng cười hưởng ứng theo.

    Bà Scott nói: "Tiếng cười rất dễ lây lan cho thấy chúng ta rất dễ cảm thông và kết nối với nhau. Thậm chí chỉ cần sự hiện diện của một người mà bạn cho là hay chọc cười người khác cũng đủ làm bạn bật phát lên để cười".
    (Ảnh: Unsplash)
    Các khoa học gia vẫn chưa khẳng định rằng, họ đã tìm thấy "hạch" hài hước trong con người, nhưng họ đang dần dần biết được những sắc thái của sự thôi thúc gây ra cười. Các phản ứng tâm sinh lý tích cực của tiếng cười gồm có làm giảm bớt sự trầm cảm, lo lắng; gia tăng cảm giác thư giãn; cải thiện sức khỏe về tim mạch; giải thoát chất endorphin nhằm cải thiện cho tâm trạng và thậm chí, làm tăng khả năng chịu đau.

    Nụ cười cũng đã được chứng minh làm giúp giảm mức căng thẳng. Scott cho biết: "Cortisol là loại hormone gây ra căng thẳng và nó có thể bị giảm đi qua tiếng cười. Việc chờ đợi tiếng cười cũng làm giảm adrenaline và tăng cường phản ứng sẳn sàng đương đầu hoặc đầu hàng của cơ thể. Tất cả đều tạo ra cho chúng ta sự dễ chịu hơn khi cười".

    Lauri Nummenmaa, chuyên gia nghiên cứu về não bộ và giáo sư tại Trường Khoa học thuộc Đại học Aalto ở Phần Lan, người có đăng bài viết xuất hiện trong một số đặc biệt gần đây về tiếng cười trên tạp chí Royal Society, có giải thích: "Vì con người được kết nối để phản chiếu lẫn nhau, nên tiếng cười sẽ lan tỏa khắp phòng giống như tiếng ngáp. Con người chúng ta được lập trình để sao chép hành vi và tiếng cười của người khác. Cười sẽ bắt đầu khi chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy ai đó đang cười. Thông tin này được chuyển đến một khu vực chuyên biệt trong não để cho tiếng cười phát ra".
    Nụ cười thật hồn nhiên (Ảnh: Unsplash)
    Các chuyên gia nghiên cứu cũng tin rằng, tiếng cười có thể giúp củng cố các mối giao tiếp xã hội, vì xu hướng tự nhiên của con người là muốn ở gần những người khiến cho họ cảm thấy dễ chịu bằng những chuyện vui và tiếng cười. Nummenmaa nói: "Chúng ta khao khát làm bầu bạn với những ai có thể mang đến cho chúng ta những cảm giác thoải mái. Tiếng cười là viên gạch xây dựng nên tình bạn gắn bó". Scott bổ sung thêm: "Có nhiều khả năng bạn sẽ bị lây tiếng cười từ cả những người bạn chưa quen biết".

    Tín hiệu mời "cùng nhau vui"
    Tiếng cười lây lan không phải là phản xạ chỉ có ở con người mà ngay cả loài thú vật, như loài vượn lớn cũng có hành vi tương tự. Bà Disa Sauter, giáo sư về hành vi xã hội tại Đại học ở Amsterdam, Hòa Lan cho biết: "Tiếng cười là một tín hiệu 'mời cùng nhau vui' ở con người và nhiều loài động vật khác". Mối tương tác giữa trò chơi và tiếng cười là mối liên hệ cần thiết và gần gủi.

    Một số âm thanh hoặc cách phát âm to nhỏ nhất định nào đó sẽ đóng vai trò như tín hiệu quy ước "giờ vui chơi đã bắt đầu" trong thế giới động vật. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2021 đăng trên tạp chí Bioacoustics cho biết: "Các tín hiệu phát ra âm thanh thường đi kèm với các hành vi không phát ra âm thanh, chẳng hạn nét mặt biểu hiện sự vui vẻ ở loài linh trưởng, hoặc hành động cúi chào ở loài chó".

    Các tín hiệu cười này sẽ phân biệt rạch ròi "giờ vui chơi đã bắt đầu" với hành vi đe dọa và kích động gây hấn. Các chuyên gia về khoa học hành vi cũng tìm hiểu thêm về vai trò của tiếng cười giữa những đứa trẻ chơi chung với nhau. Nummenmaa nói: "Chúng tôi cũng đang tìm hiểu về tiếng cười được trẻ em sử dụng như thế nào để báo hiệu về một trò chơi đối kháng chỉ là chơi đùa chứ không phải là một cuộc gây hấn thực sự".

    Tất nhiên, bạn có thể cười một mình, nhưng bản chất dễ lây lan của tiếng cười có nghĩa là chúng ta có xu hướng cười nhiều hơn và lâu hơn trong môi trường đông người như câu lạc bộ hài kịch hoặc trong rạp chiếu phim. "Theo chuyên gia tâm lý học Robert Provine, chúng ta có khả năng cười với người khác cao gấp 30 lần so với chỉ cười một mình", ông Scott nói.

    Trong cuốn sách nổi tiếng "Laughter: A Scientific Investigation" (Tiếng cười: Một cuộc điều tra khoa học) Provine có viết: "Khả năng lây lan tức thì và không tự nguyện của tiếng cười có liên quan đến sự kết nối trực tiếp của não với não".
    (Ảnh: Unsplash)

    Khi sự lây lan của tiếng cười trở thành vấn đề
    Các chuyên gia nghiên cứu vẫn tiếp tục mổ xẻ về các kiểu cười khác nhau và cách thức mà con người chấp nhận từng kiểu cười trong các bối cảnh tiếp cận khác nhau. Ví dụ, tiếng cười để chứng tỏ sự uy quyền và tiếng cười để thể hiện sự bất an.

    Harry Witchel, chuyên gia về sinh lý học và thần kinh học tại Trường Y khoa Brighton and Sussex ở Brighton, Vương quốc Anh, có nhận xét: "Tiếng cười có nhiều quy tắc tinh tế khiến cho người lớn rất hài lòng vì thật sự phù hợp với cuộc sống xã hội. Có những trường hợp người ta cười vào một điều gì đó mà không có chút gì hài hước. Đó là tiếng cười do niềm vui, sự nhẹ nhõm, khinh bỉ, đau khổ và nhiều nguyên nhân khác nhau".

    Trong cuốn sách của mình, ông Provine có nhắc lại "những trận dịch cười" (laugh epidemics) xảy ra trong suốt lịch sử, gồm cả "tiếng cười thánh thiện" có xuất hiện ở một số nhà thờ. Được nói đến nhiều là "thảm hoạ cười" xảy ra tại nhiều trường học ở Trung Phi từ năm 1962 khi tiếng cười lây lan nhanh giữa một số nhóm học sinh kéo dài vài giờ đến nhiều ngày và tiếp tục cho đến khi hai trường học phải đóng cửa thời gian dài.

    Ông Scott nghiên cứu về nhiều trường hợp khác thường như thế và ông là một trong số hơn 40 chuyên gia nghiên cứu và học giả đóng góp cho công trình nghiên cứu chuyên sâu "Cracking the laugh code: laughter through the lens of biology, psychology and neuroscience" (Giải mã tiếng cười: tiếng cười qua lăng kính sinh học, tâm lý học và thần kinh học) đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B số tháng Chín năm 2022. Công trình của họ là một phần trong nỗ lực kéo dài của giới khoa học nhằm phân tích điều gì khiến cho con người cười theo dây chuyền.

    Dù các khoa học gia đã khám phá ra nhiều lợi ích sức khỏe của tiếng cười và việc dễ lây lan của nó, nhưng vẫn còn nhiều điều vẫn chưa biết tường tận. Ông Scott nói: "Trẻ em không được sinh ra để cười. Chúng ta được sinh ra là để khóc!" Cuối cùng giới khoa học cũng biết được tiếng cười dễ lây lan như thế nào nhưng họ không thể biết chính xác hiện tượng lây lan bắt đầu từ khi nào và như thế nào?
Working...
X