Announcement

Collapse
No announcement yet.

4 nỗi lo của cha mẹ khi về già

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    4 nỗi lo của cha mẹ khi về già


    (Minh họa)
    Cuộc sống hiện nay giống như một guồng máy quay vội vã, đã có bao giờ bạn dừng chân lại và lắng nghe xem, liệu ba mẹ mình có muốn gì hay có buồn phiền về điều gì hay chưa?

    Tuổi già là một phần tất yếu của cuộc sống con người. Vào một thời điểm nào đó, khi đã trải qua bao nhiêu sóng gió cuộc đời, cha mẹ cũng cần sự đến sự an nhàn vì cơ thể đã cạn kiệt cùng sức rồi, cần được thảnh thơi vì đã lo toan cho cuộc sống quá nhiều.

    Tuy nhiên, xã hội hiện nay vốn là một guồng máy quay không ngừng, vì vậy, con cái lại bị cuốn theo đó mà quên mất rằng, vẫn có cha mẹ ở nhà luôn trông chờ, lo lắng cho mình. Thậm chí, có nhiều người vì quá bận rộn mà quên mất cần phải thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến ba mẹ mình. Họ dường như không còn đủ thời gian và không gian để lắng nghe và nhận ra những điều mà ba mẹ khó nói ra lời.

    Nếu bạn cũng đang trong hoàn cảnh đó, hãy nên ngồi lại và suy ngẫm về 4 nỗi lo thầm kín của các bậc cha mẹ khi về già dưới đây để sớm thức tỉnh và thấu hiểu, biết yêu thương cha mẹ mình nhiều hơn:

    1/ Nhìn con cái trưởng thành, dần rời xa vòng tay mình
    Con cái luôn là tài sản quý giá và thân thiết nhất đối với ba mẹ. Ba mẹ khi sinh con ra, chăm con cái lớn khôn và luôn theo dỏi từng bước trưởng thành của con mình. Dù trong lòng rất buồn nhưng ai trong chúng ta cũng phải chấp nhận một điều rằng đến một thời điểm nhất định, những đứa trẻ sẽ lớn lên và rời xa vòng tay của cha mẹ. Chúng sẽ có công việc và cuộc sống riêng, chúng sẽ có những bí mật riêng, sẽ yêu đương và có một mái ấm gia đình riêng. Điều này vừa là niềm vui xen lẫn với những nỗi buồn trong lòng cha mẹ.


    (Minh họa)
    Có một câu nói rằng "Duyên phận giữa cha mẹ và con cái là luôn có người đứng ở phía sau để nhìn một người dần dần rời xa". Cho dù như thế nào đi nữa, cha mẹ vẫn mãi theo sát con cái của mình, từ hành trình này đến hành trình khác. Dù đã sẵn sàng hay chưa thì vẫn thầm cầu nguyện và chúc phúc trong lòng.

    2/ Sợ bản thân không giúp được con cái
    Cha mẹ luôn là người dạy bảo và che chở con cái trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Bất cứ khi nào chúng ta cần đến sự trợ giúp, ba mẹ luôn là người đầu tiên đứng ra giúp đỡ.

    Ngày còn bé, ba mẹ lo cho chúng ta từng chén cơm, áo mặc, khuyến khích cỗ võ những lúc điểm kém, cãi nhau với bạn bè... Mọi niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống, dường như không thể thiếu bóng dáng của ba mẹ. Thế nhưng, khi đã lớn khôn, sẽ có lúc mà chúng ta phải chấp nhận rằng, ba mẹ không thể thay chúng ta giải quyết mọi chuyện. Đó cũng là điều mà các bậc làm cha làm mẹ luôn lo lắng.

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình sống được vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự thuận lợi. Tuy nhiên, cuộc đời này ít khi mọi thứ sẽ được suôn sẻ như thế. Khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ chỉ có thể ở bên dặn dò, lo lắng và hỏi thăm tình hình của bạn. Họ không thể thay bạn gánh vác cuộc sống được nữa. Đó cũng chính là nỗi buồn phiền của cha mẹ, đến tuổi xế chiều vẫn không thôi lo toan, suy nghỉ cho các con của mình. Bởi vậy phận làm con nên biết yêu thương ba mẹ nhiều hơn, hãy cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày để cho ba mẹ được yên lòng.

    3/ Sợ làm gánh nặng cho con cái


    (Minh họa)
    Tâm lý thường gặp của bậc cha mẹ khi ở tuổi xế chiều là sợ trở thành gánh nặng cho con cái. Bởi vì đến một thời điểm nhất định trong cuộc đời, họ sẽ trở nên già yếu, không tạo ra được tiền bạc và phải nương tựa vào các con. Trên thực tế, chẳng ai muốn thấy điều này xảy ra. Trong thâm tâm, chẳng có bậc cha mẹ nào muốn đem lại phiền phức cho con cái hay muốn con cái phải lo lắng về mình. Tâm lý tuổi già thường rất nhạy cảm, đôi khi chỉ một câu nói vô ý, thiếu suy nghĩ của con cái cũng có thể khiến cho cha mẹ trằn trọc, nghĩ ngợi thâu đêm. Do đó, khi ba mẹ bạn già đi, hãy biết quan tâm đến họ nhiều hơn, ân cần thăm hỏi để họ cảm nhận được tình yêu của bạn và sẽ vui lòng hơn.

    4/ Sức khỏe giảm sút
    Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu của cuộc sống, ai rồi cũng phải trải qua những điều đó. Bước qua tuổi trung niên, sức khỏe của cha mẹ sẽ có dấu hiệu ngày càng giảm sút. Trước đây khi còn trẻ, họ có thể thức cả đêm lo toan nhưng sáng sớm vẫn có thể đi làm việc bình thường. Còn trong hiện tại, mỗi lúc trái gió trở trời cũng khiến cho họ bị đau nhức, thấp thỏm và không ngủ được. Đây cũng là một trong những nỗi lo thường gặp nhất ở tuổi của ba mẹ chúng ta.

    Cha mẹ lo ngại sức khỏe yếu sẽ làm cho họ không chăm lo trọn vẹn được cho con cái, không muốn cho con cái phải bận tâm, lo lắng cho mình. Hơn hết, ở tuổi xế chiều, họ còn sợ không còn nhiều thời gian ở bên cạnh những đứa con thân yêu. Có thế nói, dù ở thời điểm nào, tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là vô điều kiện, không thể nào báo đáp được. Do đó, hãy biết dành thêm thời gian bên cạnh để chia sẻ chuyện ngọt bùi trong cuộc sống qua đó sẽ thấu hiểu và đồng cảm hơn cho ba mẹ. Đừng nên quên rằng, hình bóng cha mẹ của hiện tại đôi khi cũng chính là hình dáng của bạn trong tương lai sau này.

  • Font Size
    #2
    Bậc làm cha mẹ, không cần phải lo toan làm gì cho mệt tâm rối trí khi đã lớn tuổi. Bổn phận và trách nhiệm của mình đã hoàn tất rồi, con cái đã lớn khôn, trưởng thành và có cuộc sống riêng tư. Dù có sống chung hay ở riêng cũng không còn là vấn đề lớn lao chi nữa, con cái mình có thăm viếng hay bỏ mặc thì nên xem xét lại thời gian lúc chúng còn bé, chung ta dạy dổ chúng như thế nào, ngoài chuyện lo ăn học, mua sắm sửa soạn. Nếu quá nuông chiều, phó mặc cho chúng tha hồ "tự biên tự diển", mãi mê chơi games bất kể giờ giấc, không màng đến chuyện học mà cứ lớn tiếng rầy la mắng nhiếc, thậm chí bạt tai, đánh đập và dùng hình phạt quá nặng nề, sẽ khiến cho chúng nuôi lòng chán ghét tức giận cha mẹ, đến khi "đủ lông mọc cánh", chúng sẽ gởi lời "goodbye" với cha mẹ và không màng đến chuyện thăm hỏi chớ đừng nói gì đến chuyện thăm viếng, quà cáp này nọ.
    Thử hỏi liệu có con số thống kê cụ thể nào đã ghi nhận, có bao nhiêu bậc cha mẹ thật sự đang chung sống với con mình khi đã về già, nếu chỉ nói đến người Việt mình không thôi?(riêng người Mỹ thì thường cho con mình "out" sau khi lên đại học, theo văn hóa "khôn nhờ dại chịu", nên xin miển bàn). Ở VN ngày này cũng có khuynh hướng phó mặc cha mẹ già cho nhà nước lo toan, nhưng lấy gì để lo khi tiền của đang bị "rút ruột" ngày đêm bởi các "đầy tớ nhân dân" này??

    Cho nên bài viết này vốn chỉ đọc mua vui trong vài giây phút, vì trên thực tế sẽ không đơn giản để đem chủ đề này đem ra bàn luận, phân tích lý luận này nọ, vì rõ ràng chuyện này đã nắm ở ngoài tầm tay của chúng ta.
    Có điều xin nhắc nhở với các bậc cha mẹ, nếu đã đối xử tốt con cái mình lúc chúng còn nhỏ thì tình cảm đẹp đẽ này sẽ được chúng ghi nhớ suốt đời, bất kể giàu nghèo gì, chúng sẽ không bao giờ phó mặc, bỏ quên chúng ta đâu. Vậy thì, xin đừng chứa chấp những lo toan không đáng cho thêm nặng đầu, xin đừng sợ rằng mình chỉ là gánh nặng, mình đã chưa lo liệu cho con cái được chu toàn, mà hãy sống vui sống khỏe cho hết kiếp người này!!!

    Comment

    Working...
    X