Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhức đầu do căng thẳng, chỉ cần day bấm hai huyệt

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nhức đầu do căng thẳng, chỉ cần day bấm hai huyệt

    (Ảnh minh họa: Unsplash)

    Một chuyên gia về châm cứu và chuyên về đau nhức mãn tính có chia sẻ trên CNBC về hai điểm day bấm huyệt giúp cho bạn giảm đau đầu nhanh chóng.

    Theo Eileen Li, chuyên gia về châm cứu và vật lý trị liệu, tiến sĩ lâm sàng tại Đại học Simmons ở Boston, MA., đau nhức đầu do bị căng thẳng không phải là chuyện đùa. Triệu chứng này làm cho chúng ta có cảm giác như bị cái gì đó quấn chặt quanh đầu, nguyên nhân có thể là do sự co thắt cơ ở đầu và cổ, bị căng ra hay thậm chí chỉ là do một tư thế đứng ngồi xấu. Nhiều người thường dùng thuốc giảm đau như AcetaminophenNSAID (thuốc chống viêm không steroid) để làm giảm bớt triệu chứng đau. Nhưng các tác dụng phụ của việc sử dụng loại thuốc này là rất lớn, nếu uống lâu dài và không có chỉ dẫn đầy đủ của bác sĩ.

    Li làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng thể lực, chuyên nghiên cứu về các cơn đau mãn tính, nhi khoa và lão khoa, bệnh nhân thần nội trú và trường học. Nghiên cứu của cô về cơn đau mãn tính được xuất bản trên một số tạp chí, ấn phẩm về y học. Với hơn 10 năm kinh nghiệm lâm sàng, Li đã chữa cho hàng ngàn bệnh nhân bị chứng đau nhức đầu do căng thẳng.

    Trong việc điều trị châm cứu, áp lực được đặt lên một số điểm cụ thể trên cơ thể để làm cho thư giãn các cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu. Sau đây là một số phương pháp mà cô sử dụng để giúp giảm nhanh chóng cơn nhức đầu do căng thẳng mà không cần dùng đến kim.

    1/ Ấn vào đáy hộp sọ và cổ của bạn:

    Các huyệt này nằm phía sau xương sọ, ở bên trái và bên phải. Việc tạo áp lực lên chúng không chỉ giúp cho việc giảm nhức đầu, mà còn làm giảm chứng nghẹt mũi và đau cổ.

    Hướng dẫn:
    - Chắp hai tay vào sau đầu, ngón cái úp xuống.
    - Định vị bàn tay của bạn sao cho hai ngón tay cái ấn vào rãnh ở góc của đáy sọ, cả bên trái và bên phải.
    - Dùng sức lực mức độ từ nhẹ đến vừa phải và xoay những vòng tròn nhỏ. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy hơi căng ở điểm này và điều đó là bình thường.
    - Làm như vậy cho đến khi cảm thấy nhẹ nhõm, thường khoảng 3-5 phút.


    Huyệt Phong Trì (Ảnh: Eileen Li) Dây theo chiều kim đồng hồ và ngược lại từ 3-5 phút (Ảnh: Eileen Li)

    2/ Nhấn vào khoảng trống giữa ngón cái và ngón trỏ (huyệt Hợp Cốc)

    Huyệt này có thể giúp giảm đau nhức toàn thân, nhức đầu, đau mặt, đau cổ và đau bụng.
    Cô Li gọi đây là nút giảm đau vì nó làm giảm nhức đầu đồng thời đem lại cảm giác rất tốt.
    Nếu bạn đang mang thai, tôi khuyên bạn không nên sử dụng cách này vì có thể gây kích thích quá mức đến bào thai.

    Hướng dẫn:

    - Úp lòng bàn tay của bạn xuống và tìm khoảng trống giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.
    - Nhấn xuống điểm này bằng ngón tay cái của bàn tay đối diện.
    - Khi bạn nhấn, hãy đẩy nhẹ về phía xương của ngón trỏ.
    - Giữ với áp lực nhẹ đến trung bình trong 60 giây và điều chỉnh cường độ áp lực khi cần thiết.
    - Lập lại hai đến ba lần trên mỗi tay.

    Huyệt Hợp Cốc (Anh: Eileen Li)

    (Ảnh: Eileen Li)

    Ngoài hai cách này, hãy áp dụng những cách thức khác để làm giảm cơn nhức đầu do bị căng thẳng của bạn.

    - Đi bộ ngoài trời với tốc độ nhanh hơn bình thường trong 30 phút giúp cung cấp ôxy cho não và làm giảm bớt căng thẳng.
    - Nếu bạn khó rời khỏi bàn làm việc, hãy lên lịch cứ sau 30-60 phút thì đứng lên, vươn vai hoặc đi bộ chung quanh từ năm đến 10 phút để thúc đẩy sự lưu lượng của máu lên cơ thể và não nhiều hơn.
    - Uống nhiều nước cũng là một cách giúp gia tăng sự tuần hoàn máu trong não và cơ thể. Mệt mỏi, nhức đầu thường do thiếu nước, hãy tin điều này, các cuộc nghiên cứu có khám phá ra, hầu hết những người bị chứng đau nửa đầu đều không uống đủ nước. Uống nước ấm với một lát gừng hoặc chanh, sẽ cho cảm giác êm dịu rất tuyệt.


  • Font Size
    #2
    Bây giờ, đi khám bác sĩ, có nơi sẽ đo huyết áp cả 2 tay, khi hỏi đến lý do tại sao thì y tá lắc đầu không giải thích, như vậy có thể thấy rằng, y khoa ngày nay cũng có xu hướng tìm về những kiến thức hiểu biết của Đông y từ việc khám bệnh đến thuốc men có chứa cinnamon (quế), ginger (gừng) và nhiều loại gia vị khác.
    Ngay cả môn vật lý trị liệu thì y học cổ truyền cũng có nhiều phương thức điều trị khá hiệu nghiệm mà không cần sử dụng đến thuốc men có chứa nhiều dược chất gây ra phản ứng phụ ngoài mong muốn. Tiếc thay, thiên hạ lại thích chọn điều đơn giản nhất để trị bệnh với kỳ vọng sẽ nhanh chóng bớt bệnh nhưng khó trị dứt căn bệnh như dùng thuốc, qua giải phẩu, v..v.. Và điều oái ăm nhất là khi uống thuốc trị căn bệnh này lại phát sinh ra bệnh khác và y khoa chỉ nói khéo: "phản ứng phụ đương nhiên, không thể tránh khỏi?" (do hơn 90 % thuốc được thí nghiệm trên các loài động vật như chuột, heo,...). Bó tay!

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by SG99m View Post
      Hướng dẫn:

      - Úp lòng bàn tay của bạn xuống và tìm khoảng trống giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.
      - Nhấn xuống điểm này bằng ngón tay cái của bàn tay đối diện.
      - Khi bạn nhấn, hãy đẩy nhẹ về phía xương của ngón trỏ.
      - Giữ với áp lực nhẹ đến trung bình trong 60 giây và điều chỉnh cường độ áp lực khi cần thiết.
      - Lập lại hai đến ba lần trên mỗi tay.

      Huyệt Hợp Cốc (Anh: Eileen Li)

      (Ảnh: Eileen Li)
      Cám ơn bác,
      Mỗi lần khó ngủ là tôi thường bấm hai huyệt này. Ông chú tôi nói nếu bấm vô mà cảm thấy đau đau là trúng huyệt.

      Comment

      Working...
      X