Announcement

Collapse
No announcement yet.

" TIẾNG NƯỚC TÔI BỐN NGÀN NĂM RÒNG RÃ BUỒN VUI KHÓC CƯỜI THEO MỆNH NƯỚC NỔI TRÔI ...NƯỚC ÔI !"

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    " TIẾNG NƯỚC TÔI BỐN NGÀN NĂM RÒNG RÃ BUỒN VUI KHÓC CƯỜI THEO MỆNH NƯỚC NỔI TRÔI ...NƯỚC ÔI !"

    ĐỨA CON THIỆN LÀNH THÌ BỊ BỨC TỬ , ĐỨA QUÁI THAI DỊ HỢM LẠI SỐNG DAI !
    ĐÚNG LÀ "KHÓC CƯỜI...MỆNH NƯỚC NỔI TRÔI" !

    Cái chết của một ngôn ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn cũ
    Click image for larger version

Name:	Screenshot-3-7.png
Views:	3673
Size:	300.7 KB
ID:	154803
    TRỊNH THANH THỦY

    Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

    Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

    Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v…

    xem thêm:
    https://www.baocalitoday.com/breakin...ai-gon-cu.html

  • Font Size
    #2
    Xin bác nói nhỏ thôi. Những người tự xưng là con rồng cháu tiên bây giờ chúng lo đi lòn háng rồi. Cộng sãn vô ngày sân rồi thì chúng lại mang cả cờ tổ quốc ra ăn mừng nữa đó. Mai mốt tụi Cộng sãn mang cả hình chó hồ vô nhà đám này thì chắc chúng mang hương linh chả mẹ ông bà mình ra giục thùng rác quá. Rõ nhục

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by BánhBèo View Post
      Xin bác nói nhỏ thôi. Những người tự xưng là con rồng cháu tiên bây giờ chúng lo đi lòn háng rồi. Cộng sãn vô ngày sân rồi thì chúng lại mang cả cờ tổ quốc ra ăn mừng nữa đó. Mai mốt tụi Cộng sãn mang cả hình chó hồ vô nhà đám này thì chắc chúng mang hương linh chả mẹ ông bà mình ra giục thùng rác quá. Rõ nhục
      Cờ ta hay cờ tàu?

      Click image for larger version

Name:	334189706_4894142374044014_6236476551116086109_n.jpg?_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=dbeb18&_nc_ohc=_lx_FPEoU_IAX-pzfcc&_nc_ht=scontent-den4-1.xx&oh=00_AfArAdIX7zW1sqAMq6FXyVN09nBQc75lUboJhoKTUZnDJw&oe=640844FD.jpg
Views:	55
Size:	81.2 KB
ID:	154799

      Comment

      Working...
      X