Announcement

Collapse

Happy Mother's Day

HAPPY MOTHER'S DAY TO ALL OF YOU! CHÚC MỪNG NGÀY HIỀN MẪU ĐẾN VỚI CÁC BẠN
See more
See less

Xoa bóp trị chứng bị tê tay

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Xoa bóp trị chứng bị tê tay

    Tê tay là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay. Biểu hiện thường gặp là bị đau, tê nhức như có kim châm ở các ngón tay, đặc biệt là ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và phần nửa ngoài của ngón đeo nhẫn. Cơn đau có thể lan lên lòng bàn tay, cổ tay và cẳng tay, nhất là về đêm.

    Bệnh nếu nhẹ cảm thấy bị tê buốt như bị kim châm ở bàn tay, nếu nặng hơn thì thấy đau hơi nhiều, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay bị yếu và tê cứng. Bệnh để lâu ngày có thể gây ra bị teo cơ ở mô cái khiến cho khả năng cầm nắm sẽ yếu dần đi. Để dự phòng tích cực và hỗ trợ trị liệu chứng bệnh này người bệnh nên thực hành một số thao tác xoa bóp sau đây:

    - Xát hai lòng bàn tay vào nhau, dùng lòng bàn tay bên này xát mu bàn tay bên kia sao cho nóng lên là được. Tiếp đó dùng các ngón tay bên này vê từng ngón tay bên kia và ngược lại.


    Huyệt Hợp Cốc
    - Dùng ngón tay cái day các huyệt bát tà, mỗi huyệt chừng nửa phút. Vị trí huyệt bát tà: nằm ở kẽ ngón tay, trên đường tiếp giáp da gan bàn tay và mu bàn tay, ngang với khe khớp xương bàn tay và ngón tay.
    - Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Hợp Cốc trong 1 phút với một lực vừa phải. Vị trí huyệt Hợp Cốc: ở chỗ lõm giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai (ngón cái và ngón trỏ), dùng ngón tay cái ấn men theo bờ xương bàn tay thứ hai tìm điểm khi ấn có cảm giác đau tức lan sang ngón tay út thì đó là vị trí của huyệt.
    - Dùng ngón tay cái day ấn các huyệt Dương trì (tại khớp cổ tay phía mu, thẳng từ ngón nhẫn lên, gần mắt cá tay), huyệt Ngoại quan (từ huyệt Dương trì đo lên 2 thốn =2 cm) và huyệt Nội quan (từ điểm giữa nếp gấp cổ tay đo lên 2 thốn, ở giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé), mỗi huyệt nửa phút với một lực vừa phải.
    - Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Khúc trì (ở đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu tay khi co khuỷu tay vào) và huyệt Dương Trạch(ở dưới huyệt Khúc trì 2 thốn), mỗi huyệt nửa phút với một lực vừa phải.



    - Dùng tay nọ bóp tay kia từ vai trở xuống đến bàn tay trong 1 phút với một lực tương đối mạnh. Tiếp đó dùng tay trái nắm cẳng tay phải, nắm hờ bàn tay phải rồi vận động gấp, duỗi và xoay khớp cổ tay từ trái sang phải và ngược lại trong nửa phút, đổi bên làm tiếp như vậy với khớp cổ tay trái. Dùng bàn tay trái nắm từng ngón tay của bàn tay phải rồi kéo với một lực khá mạnh sao cho phát ra tiếng kêu là được, đổi bên làm tiếp như vậy với các ngón tay của bàn tay trái.
    - Vận động gấp, duỗi và xoay khớp khuỷu, khớp vai trong 1 phút. Cuối cùng là thực hiện động tác vẩy tay: đứng thẳng, hai chân giang rộng bằng vai, thả lỏng toàn thân, đồng thời đưa hai tay về phía trước sao cho ngón tay cái ngang bằng rốn (tạo với cơ thể một góc 45 độ), tiếp đó đưa tay xuống và ra sau sao cho ngón út không vượt quá mông, cứ làm đi làm lại như vậy trong 2 phút.


    Huyệt Đại Lăng

    Để phòng ngừa bệnh, cần cho các cơ bắp được nghỉ ngơi thư giãn, thường xuyên xoa bóp để gia tăng việc tưới máu cho các nhóm cơ bắp ở vùng vai, cổ và tay. Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Khi làm việc, cần chọn tư thế hợp lý, ghế ngồi phải vừa tầm, mông cao hơn gối, lưng thẳng hay hơi ngả ra sau, tựa thắt lưng vào lưng ghế có ụ nhô ngang thắt lưng, hai chân chấm đất trong tư thế vững vàng nhưng phải thoải mái. Màn hình máy tính nên đặt ngang bằng hoặc thấp hơn tầm mắt một chút. Khi làm việc, những ngón tay có thể cong nhẹ hoặc duỗi ra mà không cần phải vặn cổ tay. Bàn phím tốt nhất nên đặt thẳng hoặc thấp hơn khuỷu tay. Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.








    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Tham khảo thêm:

    Bấm huyệt giúp giảm đau ở cổ tay

    Cổ tay là một trong những bộ phận của cơ thể mà chúng ta sử dụng thường xuyên nhất trong ngày. Nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày có thể gây áp lực lên cổ tay. Thậm chí chúng ta còn không ý thức được điều đó. Bấm huyệt là một cách tuyệt vời không chỉ giúp điều trị đau cổ tay cấp tính mà còn cả đau cổ tay mãn tính.

    Bấm huyệt là một cách hiệu quả giúp điều trị đau cổ tay cấp tính và mãn tính. (Ảnh qua Rivijera News)

    Trước khi bấm huyệt giảm đau, chúng ta có thể xem xét một số nguyên nhân gây đau cổ tay. Nói chung mọi kế hoạch điều trị nên bắt đầu từ việc nhận thức được hành vi của bản thân và cố gắng loại bỏ hành vi nguyên nhân gốc rễ gây đau.

    Hội chứng tổn thương lặp đi lặp lại (RSI)
    Mặc dù khớp nối bàn tay với cánh tay dưới là một khớp chủ lực, nhưng khi nói đến mức độ sử dụng, so với các bộ phận khác trong cơ thể thì khớp cổ tay vẫn khá nhạy cảm. Những người làm việc trong môi trường nhiều hoạt động thể chất như xây dựng, hội họa, may mặc hoặc làm việc trên máy tính đều phải sử dụng cổ tay suốt một lượng lớn thời gian trong ngày. Khả năng cổ tay của họ bị thương hoặc phát triển các bệnh mãn tính cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Chấn thương cổ tay là kết quả của sự tích lũy mãn tính được gọi là hội chứng tổn thương lặp đi lặp lại (RSI).
    Dưới đây là những hình thức chấn thương cổ tay phổ biến nhất và gợi ý về phương pháp giảm đau bằng thói quen bấm những huyệt đạo đơn giản.
    Hội chứng tổn thương lặp đi lặp lại có thể được nhận biết qua các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây:
    • Đau ở cổ tay, cẳng tay hoặc bàn tay. Thường ở dạng đau buốt, đau âm ỉ hoặc đau nhói.
    • Đôi khi có cảm giác ngứa ran hoặc tê ở những khu vực nói trên.
    • Cơn đau hoặc triệu chứng thường có xu hướng xuất hiện khi một người đang thực hiện một hoạt động gắng sức.
    Hội chứng tổn thương lặp đi lặp lại là do cử động lặp đi lặp lại cổ tay hoặc ngón tay theo cách gây ra một áp lực nghiêm trọng lên cổ tay. Nguyên nhân phổ biến nhất là do các điều kiện liên quan đến công việc, nguyên nhân này phổ biến hơn so với chấn thương trong thể thao.
    Nhưng cũng có những hoạt động thông thường như thường xuyên sử dụng bàn phím, chuột hoặc tuốc nơ vít có thể dẫn đến chấn thương mà theo thời gian sẽ dẫn đến các biến chứng cổ tay gọi là Hội chứng tổn thương lặp đi lặp lại.
    Các hội chứng này bao gồm:
    • Hội chứng ống cổ tay, gây ra bởi áp lực lên dây thần kinh giữa chạy dọc theo chiều dài của cánh tay và cuối cùng đi qua một đoạn ở cổ tay gọi là ống cổ tay, kết thúc ở bàn tay.
    • Viêm hoặc thoái hóa gân nối các cơ với xương ở cổ tay và bàn tay, được gọi là viêm gân cổ tay.
    • Viêm cổ tay, viêm các bao hoạt dịch nhỏ. Chúng thường được tìm thấy trong các khớp, bao gồm cả cổ tay. Các bao hoạt dịch nằm giữa gân và xương giúp bôi trơn chuyển động và ngăn ngừa mài mòn của hai phần xương di chuyển.
    Nếu gặp vấn đề với cổ tay thì chúng ta nên tìm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ một chuyên gia Tây y hoặc Đông y.

    Ưu điểm của phương cách day bấm huyệt

    Điều quan trọng là phải điều trị mọi vấn đề về sức khỏe từ gốc rễ. Trị bệnh từ gốc sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển hơn nữa của triệu chứng trên bề mặt. Trong khi hầu hết mọi người thường sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê vốn có khả năng gây nghiện cao để điều trị các cơn đau cấp tính hoặc mãn tính, thì có những giải pháp an toàn hơn đã được kiểm chứng theo thời gian có thể giúp giảm đau lâu dài cho cổ tay hoặc cánh tay.

    Đau và sưng bên trong cổ tay có liên quan đến tổn thương gân ở ngón tay cái được gọi là hội chứng viêm bao gân hoạt dịch De Quervain. Bản năng dùng tay phản kháng lại một cú ngã có thể gây ra tổn thương ở gân vì nó chịu toàn bộ tác động của cú ngã. Khi gân bị co kéo sẽ dẫn đến đau và sưng. Trong các trường hợp nhẹ thì có thể phục hồi cổ tay bằng cách chườm lạnh và nghỉ ngơi trong vài tuần. Nếu là cơn đau cấp tính và thậm chí cơn đau bùng lên theo mỗi cử động của cổ tay thì không nên làm bất cứ phương pháp giảm đau nào trong thời gian này.

    Khi cổ tay bắt đầu sưng lên, hãy ấn vào chỗ sưng để xem có đau hay không. Nếu không đau hoặc đau nhẹ, hãy đẩy nhẹ ngón cái về trước; lắc xương đốt bàn đầu tiên (phần xương bàn tay nối ngón tay với cổ tay) năm lần; tiếp tục như thế với xương đốt bàn thứ hai và các xương đốt bàn còn lại. Sau khi hoàn thành một lượt quy trình thì gân cũng cần được thư giãn. Tiếp theo, từ từ uốn cong cổ tay một vài lần. Điều này sẽ giúp điều chỉnh vị trí gân. Hãy làm chậm và cẩn thận. Đừng nên cố gắng quá mức. Sau đó chà xát cổ tay bằng lòng bàn tay cho đến khi cảm thấy cổ tay nóng lên.

    (Minh họa)
    Trong thời gian cổ tay bị tổn thương, ngoài những lời khuyên mà bác sĩ đưa ra, chúng ta cũng nên đeo thiết bị bảo vệ cổ tay. Điều này sẽ giảm thiểu việc xoay cổ tay khiến cho cổ tay bị đau thêm. Ngoài ra cũng nên bảo đảm rằng, khu vực đau không bị ảnh hưởng bởi gió, lạnh và ẩm ướt.


    Nếu bị tổn thương ở cổ tay là mãn tính (liên tục tái phát trong một khoảng thời gian dài hơn) thì nguyên nhân có thể là do máu đông. Cục máu đông ứ tắc ở cổ tay khiến gân và cơ trở nên xơ cứng. Điều này sẽ dẫn đến việc xoay cổ tay trở nên khó khăn. Những người mắc phải tình trạng này có thể cho 50 ml giấm gạo vào 100 ml trà nóng sau đó hãy uống vào. Người có hệ tiêu hóa yếu nên uống trà sau bữa ăn. Ngoài các biện pháp đã nói ở trên thì việc day ấn các vị trí huyệt dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

    Huyệt Dưỡng lão

    Vị trí huyệt Dưỡng lão. (Ảnh qua Thaythuoccuaban.com)
    • Huyệt thứ 6 thuộc Tiểu trường kinh (SI 6). Tên gọi: Dưỡng (nghĩa là giúp ích, làm lợi cho); Lão (nghĩa là già). Huyệt này chủ yếu có dấu hiệu làm mất hoặc giảm đi các chứng điếc, đau vai, đau lưng, khó khăn trong đứng ngồi cũng như sự thoái hóa của các cơ năng. Châm vào huyệt này có thể làm giảm bớt những vấn đề trên của tuổi già, làm mạnh các tổ chức của cơ thể và gia tăng tuổi thọ. Do đó mà có tên là Dưỡng lão (giúp ích cho tuổi già).
    • Vị trí: Ở chỗ lõm trên mắt cá tay sau cổ tay 1 tấc. Bàn tay để ngửa, lấy ở khe lõm trên cổ tay 1 tấc, chỗ tiếp xúc của đầu xương quay với mỏm châm xương trụ.
    Nếu cảm thấy khó chịu nhẹ hãy ấn huyệt Dưỡng lão một góc 45° về phía trong của cổ tay và cứ thế lặp lại. Đối với cổ tay bị chấn thương có thể làm tương tự nhưng với động tác lắc nhẹ để giúp thả lỏng gân và giảm đau.

    Huyệt Tam âm giao

    Vị trí huyệt Tam âm giao. (Ảnh qua thuocdantoc.org)
    Vì huyệt này là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) vì vậy gọi là Tam âm giao.
    • Vị trí: Ở sát bờ sau – trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
    Huyệt Tam âm giao có thể được áp dụng trong châm cứu, do đó bấm huyệt này có thể được thực hiện với một liệu trình điều trị nhẹ. Điều này có liên quan đến các nguyên tắc chi phối sự cân bằng của dòng khí qua các đường kinh lạc. Nếu cổ tay trái bị đau hãy ấn huyệt Tam âm giao phải và làm ngược lại cho cổ tay phải.
    Có thể day huyệt Tam âm giao và lăn cổ tay bị tổn thương cùng một lúc. Xoa bóp các ngón tay của cùng bàn tay để thả lỏng gân giúp phục hồi nhanh hơn. Do vị trí khá bất tiện của huyệt Tam âm giao nên việc bấm huyệt sẽ thuận tiện hơn nếu nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ.

    Comment

    Working...
    X