Announcement

Collapse

Happy Mothers Day

HAPPY MOTHER'S DAY
See more
See less

7 sai lầm khi đi tiểu tiện mà bạn nên tránh

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    7 sai lầm khi đi tiểu tiện mà bạn nên tránh

    Đi tiểu là một phần thông lệ trong ngày và là chức năng cần thiết để giúp loại bỏ chất thải mà cơ thể bạn không cần đến. Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng thực ra đã có cách thức đi tiểu đúng hoặc sai.

    (Minh họa)

    Một số thói quen xấu có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tiết niệu và bàng quang, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhất mà theo các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu cho biết, mọi người thường bị mắc phải.

    1/ Nhịn tiểu quá lâu hơn cần thiết
    Đôi khi việc nhịn tiểu là vốn không thể tránh khỏi, tất cả chúng ta đều đã phải "phớt lờ" tiếng gọi của tự nhiên trong những chuyến đi bằng xe hơi dài ngày, đi xem phim hoặc hòa nhạc. Tuy nhiên, theo bác sĩ Ashley Winter, giám đốc y tế của Odela Health, việc biến điều này thành ra thói quen hoặc cố tình giữ nước tiểu lâu hơn mức cần thiết có thể dẫn đến nnững vấn đề nguy hại khác cho sức khỏe, kể cả việc bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu (UTIs)


    (Minh họa)
    Bác sĩ Evan Goldfischer, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Tiết niệu Phi lợi Nhuận Quốc gia viết tắt là LUPGA, có giải thich như sau: "Bạn hãy nghĩ về một cái ao tù: nước đọng sẽ phát sinh ra tảo và vi khuẩn. Tương tự như vậy, bàng quang khi chứa đầy nước tiểu sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn vì vi khuẩn có thể nhân lên gấp vạn lần".

    Bác sĩ Winter còn cho biết thêm là, trái với lối suy nghĩ của nhiều người, nước tiểu không có "vô trùng" (sterile). Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải giúp cho mọi thứ chứa trong bàng quang được giải thoát ra khỏi cơ thể bằng cách uống nước và đi tiểu bất cứ khi nào cảm thấy bàng quang bắt đầu đầy.

    Bác sĩ Goldfischer cho biết là về lâu dài, việc nhịn tiểu có thể khiến cho bàng quang căng ra quá mức; điều này có thể khiến cho bạn bị mất chức năng hoạt động bình thường của bàng quang. Ông nói thêm: "Giống như một sợi dây thun cũ, bàng quang khi bị căng quá mức không thể co lại hình dạng bình thường như trước được".
    Mặt khác, nếu bạn hoàn toàn không thể nín tiểu hoặc bị rò rỉ nước tiểu thường xuyên, bạn có thể mắc chứng tiểu không tự chủ (incontinence) và lúc đó bạn cần phải gặp bác sĩ tiết niệu hoặc chuyên gia trị liệu sàn chậu (pelvic floor therapist) để được tham khảo cách xử trí.

    2/ Không tống hết nước tiểu ra khỏi bàng quang mổi khi đi tiều
    Tương tự như trên, theo bác sĩ Goldfischer, việc không làm trống hoàn toàn bàng quang mỗi khi bạn đi tiểu, chẳng hạn như khi bạn đang vội, cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và làm căng bàng quang.

    Nhưng theo bác sĩ Winter, việc không làm trống hoàn toàn bàng quang của bạn không phải lúc nào cũng có chủ ý và thậm chí bạn có thể không nhận thức được điều đó. Tình trạng này được gọi là "bí tiểu" (uinary retention), có thể là cấp tính và nghiêm trọng, hoặc mãn tính và tiến triển chậm theo thời gian.
    Bác sĩ Winter cho biết, các nguyên nhân gây ra việc bí tiểu bao gồm: bị "tắc nghẽn" (blockage), một số loại thuốc điều trị nhiễm trùng (infection)sưng tấy (swelling), cũng như các bệnh lý về thần kinh có liên quan đến các dây thần kinh gửi tín hiệu giữa não và bàng quang.

    Nếu bạn nhận thấy bàng quang của mình không trống rỗng sau khi đi tiểu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Theo Viện Y tế Quốc gia, các triệu chứng của bí tiểu bao gồm bị đau hoặc sưng ở vùng bụng dưới, thường xuyên đi tiểu với số lượng ít, vẫn cảm thấy muốn đi tiểu sau khi đi tiểu và dòng tiểu chảy chậm.

    3/ Lầm lẫn bàng quang hoạt động quá mức với "bàng quang nhỏ"
    Theo bác sĩ Winter thì về mặt kỹ thuật có người có thể có "bàng quang với kích thước nhỏ", nhưng điều này thường ít xảy ra. Ông cho biết, "Hầu hết những người nói rằng họ có bàng quang nhỏ đều có bàng quang bình thường và họ thực sự đang nói về ngưỡng chịu đựng khó chịu của họ".

    Bác sĩ Goldfishcher cho biết định nghĩa về "bàng quang hoạt động quá mức" (overactive bladder) là đi tiểu nhiều hơn 8 hoặc 9 lần một ngày, nhưng điều này còn tùy thuộc vào từng cá nhân và các yếu tố như tuổi tác, lối sống và tình trạng sức khỏe. Ông nói thêm: "Một số người được lập trình để có tuyến tiền liệt rất lớn, điều này ảnh hưởng đến số lần đi tiểu cũa họ. Đi tiểu thường xuyên cũng có thể do uống quá nhiều chất lỏng".

    Nhưng nếu bạn đi tiểu hơn 9 lần một ngày thì theo Mayo Clinic, bạn có thể có vấn đề tiềm ẩn chẳng hạn như bàng quang hoạt động quá mức, bị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận, sạn bàng quang hoặc tiểu đường,... Ở nam giới, đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu của vấn đề về tuyến tiền liệt. Bác sĩ Goldfischer cho biết cứ sáu người đàn ông thì có một người bị ung thư tuyến tiền liệt, vì vậy điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra tuyến tiền liệt định kỳ.

    (Minh họa)
    Nếu bạn không biết chắc mình có đi tiểu quá thường xuyên hay không thì bác sĩ Winter khuyên bạn nên tự hỏi bản thân những điều sau: Đi tiểu như vậy có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn không? Nếu câu trả lời của bạn là có hoặc thói quen đi tiểu của bạn đang ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc hoặc đời sống xã hội của bạn, thì đã đến lúc bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

    4/ Lạm dụng caffeine hoặc rượu (Overdoing it with caffeine or alcohol)
    Bác sĩ Goldfischer cho biết caffeine và rượu sẽ làm tăng sản xuất nước tiểu và cũng là chất kích thích bàng quang, nghĩa là làm tăng cảm giác muốn đi tiểu và gây ra đau hoặc khó chịu.
    Ông còn cho biết, uống quá nhiều những thứ này có thể dẫn đến việc phải đi tiểu thường xuyên, điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc giấc ngủ của bạn. Rượu và caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức (overactive bladder), vì vậy những người mắc bệnh này đặc biệt không nên uống nhiều chất lỏng hàng ngày.
    Do khiến cho bạn phải đi tiểu thường xuyên nên caffeine và rượu cũng sẽ làm cho bạn bị mất nước. Vì vậy, nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể bạn có thể bị thiếu nước rất nhiều. Bác sĩ Winter cho biết: "Khi mất nước có thể dẫn đến sạn ở thận và các vấn đề về sức khỏe khác. Nếu nước tiểu của bạn thực sự bị sẫm màu và cô đặc bạn hãy uống nhiều nước hơn".

    5/ Không kiểm tra UTI tái phát (Not getting recurrent UTIs checked out)
    Nhiễm trùng ở đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (bao gồm bàng quang và thận). Các triệu chứng bao gồm cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, muốn đi tiểu mạnh và nước tiểu có máu hoặc có mùi hôi.

    Các chuyên gia lưu ý rằng hoạt động tình dục, các vấn đề về giải phẫu, mang thai và mãn kinh đều là những yếu tố có nguy cơ gây ra nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Bác sĩ Goldfischer cho biết, bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ vì niệu đạo của họ ngắn hơn so với nam giới, và điều này khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu hơn.

    Theo Mayo Clinic, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến thận. Bác sĩ Goldfischer cho biết: "Có bằng chứng cho thấy khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều, có thể dẫn đến sẹo ở bàng quang hoặc tuyến tiền liệt, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu của bạn về sau".

    Bác sĩ Winter cho biết, tiêu chuẩn chẩn đoán chứng nhiễm trùng đường tiểu tái phát (recurrent UTIs) ở phụ nữ trưởng thành là ba lần một năm, điều này sẽ giúp cho bác sĩ tiết niệu đánh giá bệnh lý nhanh chóng. Vì nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới ít phổ biến hơn nhiều nên bác sĩ Winter khuyên nam giới nên đi khám bác sĩ tiết niệu bất cứ khi nào họ bị nhiễm trùng đường tiểu để đảm bảo sự an toàn.

    Bác sĩ Winter cho biết thêm, các bác sĩ tiết niệu có thể sàng lọc các tình trạng bệnh lý có thể khiến cho bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như sạn thận, nồng độ estrogen thấp hoặc phì đại tuyến tiền liệt và đề xuất các chiến lược điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp.

    6/ Bõ qua việc nước tiểu hơi hồng hoặc hơi đỏ (Shrugging off pinkish or reddish urine)
    Bác sĩ Goldfischer cho biết, màu nước tiểu của bạn chủ yếu dựa vào số lượng nước mà bạn uống, nhưng có một số loại thực phẩm, vitamin và chất bổ sung cũng có thể có ảnh hưởng đến màu nước tiểu của bạn.
    Bác sĩ Winter cho biết: giả sử khi bạn vừa ăn salad với củ cải đường (beet) mà nước tiểu của bạn có màu hơi hồng hoặc hơi đỏ thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh cáo về sự nhiễm trùng ở đường tiết niệu (UTIs) và bạn nên đi khám hoặc nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt.

    (Minh họa)
    Theo Mayo Clinic, máu trong nước tiểu (còn gọi là "tiểu ra máu"/ hematuria) không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng nó có thể do một vấn đề căn bản nào gây ra như bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu, bệnh thận hoặc sạn thận hoặc bị chấn thương.

    Theo bác sĩ Goldfisher thì "Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu báo động sớm không chỉ do bị nhiễm trùng mà còn cả bệnh ung thư bàng quang (bladder cancer)". Ông còn cho biết thêm rằng "Yếu tố nguy cơ xảy ra phổ biến nhất đối với ung thư bàng quang là hút thuốc. Vì vậy người nào có máu trong nước tiểu và có tiền sử hút thuốc ... nên đi gặp bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra ngay".

    7/ Thường xuyên uống liều lượng lớn vitamin C bổ sung (Regularly taking mega doses of vitamin C)
    Bác sĩ Winter cho biết quá nhiều vitamin C có thể gây ra sạn thận và đồng thời cho biết thêm rằng ,kể từ khi xảy ra đại dịch COVID 19 xảy ra, số người lạm dụng vitamin C đã gia tăng vì đặc tính tăng cường miễn dịch cũa vitamin này
    Theo bác sĩ Winter là hầu như không phải ai cũng cần liều lượng lớn vitamin C, vì không có lợi ích miễn dịch nào khi tiêu thụ thêm vitamin C ngoài lượng khuyến nghị hàng ngày (90 miligam mỗi ngày cho người lớn).
    Bác sĩWinter giải thích: "Vấn đề là vitamin C trong nước tiểu của bạn trở thành một thứ gọi là oxalate và lượng oxalate cao trong nước tiểu có thể trở thành sạn thận. Nếu trong chế độ ăn uống của bạn có trái cây và rau quả tươi thì bạn gần như chắc chắn không cần phải bổ sung thêm vitamin C".

    Dịch từ "I'm a urologist, and yes, there's a wrong way to pee. Avoid these 7 mistakes/Caroline Kee, March 3, 2023"
Working...
X