Announcement

Collapse

Happy Mother's Day

HAPPY MOTHER'S DAY TO ALL OF YOU! CHÚC MỪNG NGÀY HIỀN MẪU ĐẾN VỚI CÁC BẠN
See more
See less

​Đo huyết áp tại nhà để giảm nguy cơ bệnh về tim mạch

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    ​Đo huyết áp tại nhà để giảm nguy cơ bệnh về tim mạch

    Đã có nhiều trường hợp bị lo lắng mất ăn mất ngủ khi đến gặp bác sĩ tại phòng khám vì tưởng đang mắc bệnh tim mạch. Đến chừng hỏi ra, mới hay do tự đo huyết áp ở nhà sai cách nên phát hoảng… vì lầm. Một số người khác có bệnh huyết áp nhưng cũng vì đo không đúng cách, đưa ra những chỉ số sai, làm ảnh hưởng không tốt đến quyết định điều trị của bác sĩ.

    Để đo huyết áp được chính xác, điều trước tiên phải bảo đảm là cái máy đo phải có chất lượng tốt. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp điện tử dành cho người bệnh thực hành ở nhà. Phổ biến nhất là máy đo cổ tay và đo bắp tay(*). Chọn loại nào tuỳ theo khả năng tài chính của mỗi người. Tuy nhiên khi mua nên so sánh kết quả đo từ huyết áp kế điện tử với huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế thuỷ ngân xem có con số tương đương hay không. Trong thời gian sử dụng cũng phải kiểm tra pin định kỳ. Không làm máy bị rơi rớt hay va đập mạnh, không làm ướt máy. Nếu không sử dụng trong một thời gian dài thì phải tháo pin ra, cất máy nơi khô mát.


    Huyết áp bao nhiêu mới gọi là bình thường?


    Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, sức co dãn của thành mạch máu và lượng máu trong cơ thể. Chỉ số huyết áp bình thường dao động từ 90/50 – 139/89 mmHg (là trị số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương) và thay đổi thường xuyên tuỳ theo các trạng thái thời gian, hoạt động thể lực và cảm xúc.

    Cần làm gì trước khi đo?
    - Trước khi đo huyết áp, không nên uống cà phê, trà quá đậm hay hút thuốc lá… Mỗi người nên có một cuốn sổ nhỏ ghi lại ngày giờ và kết quả đo, bao gồm: huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa, thường là số đo đầu tiên); huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu, thường là số đo thứ hai) và nhịp tim (mạch, thường có biểu tượng trái tim trên máy).

    – Không nên đo quá nhiều lần trong ngày nếu không thật sự cần thiết (hoặc chưa có sử dụng thuốc hạ huyết áp). Có thể đo vào mỗi buổi sáng hay tối tuỳ theo đặc điểm cao huyết áp ở từng người; hoặc đo khi có các triệu chứng bất thường như bị chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt lã,…


    Tư thế đo như thế nào mới là đúng?


    – Có thể nằm hoặc ngồi, nghỉ ít nhất 3-5 phút trước khi bắt đầu đeo túi hơi (nhiều người hay gọi miếng quấn) vào tay. Nếu đo ngồi, lưng phải thẳng, hai chân để trên sàn nhà (không được bắt chéo chân), tay đặt ngang tầm với tim. Trong lúc đo không được nói chuyện, xê dịch tới lui. Đo huyết áp tư thế đứng, thường áp dụng trong một số trường hợp nghi ngờ có triệu chứng hạ huyết áp tư thế. Tay chọn đo nên là tay trái.

    – Túi hơi phải có kích thước phù hợp (bao được ít nhất 80% cánh tay). Túi hơi đặt ở mặt trước của cánh tay và làm sao cho ống nghe (được cấu tạo sẵn trong dây đo) nằm ngay trên động mạch cánh tay, cách xa túi hơi càng tốt. Nếu ngồi đo thì nên để khuỷu tay thẳng, tốt nhất là đặt một chiếc gối nhỏ dưới khuỷu tay. Trong lúc đo, tay thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống. Nếu máy đo báo lỗi hay huyết áp bị nghi ngờ là không chính xác, chỉ được đo lại sau 15 phút.


    Biểu đồ chỉ số huyết áp
    Biểu đồ chỉ số huyết áp này có thể giúp bạn biết được kết quả đo huyết áp của bạn nằm trong mức nào, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp hiệu quả hơn.

    Biểu đồ huyết áp theo tiêu chuẩn quốc tế
    Huyết áp được chia thành 5 mức khác nhau, từ huyết áp thấp đến bình thường đến tăng huyết áp giai đoạn 2 (cao huyết áp). Mức độ huyết áp của bạn xác định việc điều trị mà bạn có thể cần đến. Để có được một phép đo huyết áp chính xác, bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số huyết áp của bạn dựa trên mức trung bình của các lần đo.


    Chỉ số huyết áp là gì?
    Chỉ số huyết áp của một người thường được đo từ chỉ số tâm thu đến chỉ số tâm trương. Chỉ số huyết áp tâm thu thường được tính bằng chỉ số huyết áp khi tim trong tình trạng co bóp lại. Lúc này áp lực máu tác động vào thành mạch đang ở mức cao nhất nên mức huyết áp thường ở mức cao nhất, hay còn gọi là huyết áp tối đa. Khi đo huyết áp, chỉ số này thường được hiển thị ở trên cùng và cao hơn so với chỉ số kế bên dưới. Còn chỉ số huyết áp tâm trương thường được tính bằng chỉ số huyết áp khi tim trong tình trạng co giãn ra. Ngược lại với chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp này gọi là huyết áp tối thiểu.

    Chỉ số huyết áp bình thường của một người
    Để biết được tình trạng sức khỏe của một người, người ta có thể sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra. Một người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130 mmHg và huyết áp tâm trương cũng không vượt ngưỡng 80 mmHg. Huyết áp tối ưu nhất của một người thường có chỉ số huyết áp tâm thu 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80 mmHg.

    Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Huyết áp thấp dẫn đến việc máu không được cung cấp đến những bộ phận khác như não bộ, dẫn đến tình trạng bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn…

    Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

    Chỉ số huyết áp theo độ tuổi
    Ở mỗi độ tuổi khác nhau thường sẽ có mức huyết áp khác nhau. Chỉ số huyết áp trên chỉ là chỉ số huyết áp bình thường của một người trưởng thành, vì thế bạn cần biết cách tính chỉ số huyết áp tùy theo độ tuổi của bạn là bao nhiêu để xác định tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó, bạn có thể biết được những nguy cơ mắc bệnh để sớm đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

    Sau đây là bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận và sử dụng. Vì thế, bạn cần thực hiện đo huyết áp trên cơ thể rồi so sánh với bảng thống kê này. Huyết áp trung bình là phạm vi huyết áp một người bình thường khỏe mạnh có được.
    Độ tuổi (Tuổi) Huyết áp trung bình (mmHg) Huyết áp tối đa (mmHg)
    Trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng 75/50 mmHg 100/70
    Từ 1 đến 4 tuổi 80/50 110/80
    Từ 3 đến 5 tuổi 80/50 110/80
    Từ 6 đến 13 tuổi 85/55 120/80
    Từ 13 đến 15 tuổi 95/60 140/90
    Từ 15 đến 19 tuổi 117/77 120/81
    Từ 20 đến 24 tuổi 120/79 132/83
    Từ 25 đến 29 tuổi 121/80 133/84
    Từ 30 đến 34 tuổi 122/81 134/85
    Từ 35 đến 39 tuổi 123/82 135/86
    Từ 40 đến 44 tuổi 125/83 137/87
    Từ 45 đến 49 tuổi 127/64 139/88
    Từ 50 đến 59 tuổi 129/95 142/89
    Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn biết được tình trạng huyết áp của bản thân. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết được chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi và có được những phương pháp để chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn.

    (*) Nên tránh sử dụng đo huyết áp với loại máy đo ở cổ tay do sai số chênh lệch lên đến cả chục con số.

    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Nói đến chuyện huyết áp này thật rất đơn giản và dể hiểu nếu chúng ta có cái nhìn của người bình thường mà không nên chú trọng nhiều đến tên gọi theo y khoa như chỉ số tâm thu, tâm trương,...
    Theo tôi có 3 chỉ số: số đầu tiên là huyết áp nói đến người có đủ máu hay không, số thứ hai nói đến van tim, nếu dưới con số tiêu chuẩn theo tuổi, ví dụ trên 60 tuổi là từ 80-90, nếu dưới 70 là "hẹp van tim", với các triệu chứng như khó thở, hay làm mệt,... còn nếu trên 95 là "hở van tim" cũng gây ra mệt, khó chịu trong người. Con số thứ 3 là nhịp tim, tùy thuộc rất nhiều với chỉ số huyết áp đầu tiên. Thường khi có huyết áp cao thì nhịp tim sẽ đập nhanh hơn bình thường.

    Bài viết trên nhấn mạnh đến việc đo huyết áp đúng cách. Xin thưa, ngay cả ở phòng mạch và bệnh viện, y tá cũng đo sai cho nên có nhiều người khi đi khám bệnh thường bị "phán" là huyết áp cao và phải uống thuốc, có khi suốt đời trong khi họ chưa hề mắc bệnh này. Cho phép tôi được giải thích thêm: 3 chỉ số huyết áp là thước đo về sức khỏe hiện tại trước khi bạn được bác sĩ chẩn đoán và hỏi bệnh. Trước khi gặp bác sĩ bạn đã ăn sáng ở nhà, nên chỉ số huyết áp có thay đổi. Hơn nữa khi phải mất thời gian chờ đợi, tâm trạng bồn chồn, lo lắng cũng là yếu tố gây ra huyết áp sẽ tăng. Khi được y tá đo đạc, nên xin được ngồi nghỉ 2-3 phút trước khi bấm máy đo, ngổi đúng theo tư thế đã chỉ dẩn ở phần trên và tránh trả lời mọi câu hỏi của y tá.(nếu đang mắc tiểu cũng phải đi "xả" ra ngay).
    Có làm được như vậy thì bạn sẽ "tránh phải uống thuốc huyết áp suốt đời" với câu nói tiếng Anh như sau: "Let me relax 2 minutes before pushing the button". Chính nhờ câu nói này mà tôi đã tránh được trường hợp uống thuốc thật oan uổng như vài người bạn của tôi ở Mỹ này!!

    Xin phép được kể thêm ở đây về chuyền về VN thăm gia đình. Có 2 đứa em nghe nói bị huyết áp cao, uống thuốc đã lâu, may nhờ tôi có đem về biếu máy đo huyết áp nên tiện tay đo luôn lúc sáng ngủ dậy, bụng còn đói, chưa có ăn sáng gì. Cả 2 đều có 3 chỉ số huyết áp như sau: Số đầu tiên là 98-102, số thứ hai là 60-64, và số thứ ba là 66-72, thật là quá thấp vì cả 2 đứa đều đã trên 65 tuổi. Hỏi ra thì đã uống thuốc huyết áp trong nhiều năm qua và bác sĩ phán rằng, "phải uống suốt đời"! Cả 2 đứa này còn cho biết hay bị chóng mặt, xây xẩm, riêng cô em gái rất sợ gió và hay bị lạnh. Khi lấy công thức chiều cao tính bằng cm trừ cho 100 và 105 thì cả 2 đều thiếu cân, da dẻ xanh chớ không hồng hào, cho thấy có vấn đề bị thiếu máu. Sau đó, tôi khuyên nên tam ngưng uống thuốc mổi đêm, ghi xuống kết quả đo trước khi ngủ, sáng thức dậy, để xem có gì thay đổi hay không. Rõ ràng ngay cả không uống thuốc, huyết áp chỉ tăng lên đến 112 lúc sáng thức dậy, vậy thì tại sao lại cứ uống cho huyết áp cứ tụt dần dần, rất nguy hiểm cho sức khỏe vì có thể bị té ngã do chóng mặt, do huyết áp tụt sâu??? Nhất là con số thứ hai cũng chỉ rõ bị hẹp van tim nên cứ bị làm mệt hoài, cần phải ăn uống bồi dưởng thêm.
    Xin được ngưng ở đây và cám ơn đã đọc qua.

    Comment

    Working...
    X