Announcement

Collapse

Happy Mother's Day

HAPPY MOTHER'S DAY TO ALL OF YOU! CHÚC MỪNG NGÀY HIỀN MẪU ĐẾN VỚI CÁC BẠN
See more
See less

Người bệnh tiểu đường không nên ăn những gì?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Người bệnh tiểu đường không nên ăn những gì?

    Thì đương nhiên là không nên ăn những thứ có đường.
    Trả lời như thế cũng bằng như là không. Cụ thể là gì đây?

    Trước hết, là bánh mì.
    Người mắc bệnh tiểu đường không nên đưa bánh mì vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu cần phải ăn, thì chọn loại bánh mì đen, nhưng cũng đừng nên ăn nhiều quá.

    Tại sao nên chọn bánh mì đen?
    Theo các phân tích, trong 100 g bánh mì đen có chứa hàm lượng calo khoảng 284 calo, trong bánh mì trắng là 304 calo. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong bánh mì đen cao hơn gấp 4 lần so với bánh mì trắng. Bánh mì đen còn chứa nhiều vitamin B. Chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn so với bánh mì trắng.

    Chất xơ kiểm soát lượng đường trong máu, bình thường hóa nhu động ruột và cũng giúp giảm cholesterol trong máu. Bánh mì đen cũng có thể giúp làm giảm tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nguy cơ đột quỵ và béo phì. Mầm và cám của bánh mì đen rất giàu thành phần khoáng chất và vitamin.

    Một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều đường lắm, cho nên nếu bạn né được thì cứ né, chứ đừng thấy ngon quá rồi lại ăn một vài miếng. Có những thứ "ăn là ghiền", tay cứ bốc không ngừng cho đến khi no. Lúc đó thì cơ thể đầy đường rồi, còn kiêng cữ gì nữa.

    Thế nên, tốt nhất là nên quay mặt đi ngay, nếu bạn gặp phải các loại bánh rán, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh quy, bánh pizza nóng hổi, thơm lừng. Một số nguồn đường khác bao gồm nhiều loại nước sốt và gia vị, các chất làm ngọt, sirô, sữa chua có hương vị trái cây bán sẵn.

    Những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên cẩn thận khi ăn trái cây đã sấy khô, nước ép trái cây, salad trái cây vì chúng thường có chứa thêm đường. Chất tạo ngọt nhân tạo có lượng calo thấp, có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu do tăng mức đề kháng kháng insulin và làm hư hỏng tuyến tụy.
    Có thèm cỡ nào cũng không nên ăn, vì bạn đang bị tiểu đường mà. Đúng không? (Minh họa: Unsplash)

    Ngoài các loại thực phẩm có đường, còn một thứ quan trọng không kém, đó là thịt mỡ, hoặc thịt chế biến sẵn.
    Mấy thứ này độc hại lắm.

    Một cuộc nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy chỉ ăn 50 g thịt đỏ (chẳng hạn như thịt bò, lợn, cừu) mỗi ngày có thể làm gia tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường khỏi cần phải cân nhắc, mà nên bỏ luôn những thứ sau đây:

    – Thịt tẩm bột, chiên và nhiều muối.
    – Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội.
    – Xương sườn và các miếng thịt nhiều mỡ khác.
    – Gia cầm còn da.
    – Cá chiên kỹ.

    Miếng xúc xích thơm phức đễ dẫn bạn đi vào "con đường tội lỗi ngọt ngào" lắm (Minh họa: Unsplash)

    Thịt chế biến có xu hướng chứa nhiều muối hoặc natri. Những người bị huyết áp cao cũng nên đặc biệt thận trọng và hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2, 3 g mỗi ngày.

    Còn điều này nữa, nếu trên đường đi có cửa hàng thức ăn nhanh, nên phóng xe qua cho lẹ, mắt nhìn thẳng. Nhiều tiệm khôn lắm, chọn ngay ngã tư để mở tiệm, vì nơi đó, bạn phải dừng lại ít nhất là 30 giây, đủ để kích thích tuyến nước bọt của bạn hoạt động. Mười lần ngừng, chỉ cần một lần bạn quẹo vào là xong!

    Thế còn thức uống thì sao?
    Trước khi uống hãy nhìn kỹ các thành phần của nó. Thứ nào mà chả có đường, và hình như thấy chưa đủ, nơi sản xuất còn cho thêm đường bổ sung nữa.
    Thứ này đã nhiều đường, nhưng họ còn cho thêm đường bồ sung nữa. Bạn đang có sạn (tiểu) đường trong người rồi thì thêm đường vào làm gì? (Minh họa: Unsplash)

    Một người mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà không đường, cà phê và đồ uống không calo cũng như nước lọc. Để tạo hương vị cho nước, hãy thử cho vào một số miếng trái cây.

    Đồ uống có cồn cũng có thể chứa đường và carb. Bạn nên hạn chế dùng đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, đồ uống có trái cây, rượu tráng miệng.
    Một lần gặp gỡ, uống nhiêu đây đủ rồi. "Dzô 100% đi!" (Minh họa: Unsplash)

    Một người không nên uống quá 150 ml rượu vang, 350 ml bia hoặc 45 ml rượu mạnh mỗi ngày.

    Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc bị hạ đường huyết. Các triệu chứng tương tự như say rượu và có thể khó nhận ra, và điều này thực sự là nguy hiểm.

    Theo SGN
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Đúng là sự phân tích thật văn minh và khoa học! Sống mà cứ kiêng ăn thứ này, cữ uống thứ kia, chắc chết sẽ sướng hơn chớ làm người kiểu này làm chi cho cực và khổ như vậy?? Theo tôi, nếu biết ăn uống có chừng mực, đúng cách, đúng giờ, may ra sẽ tránh khỏi bệnh tật vây quanh, cứ khuyến cáo chung chung này nọ, e chẳng có "effet" tốt nào cả vì ai cũng biết rõ, ăn uống là giúp nuôi dưởng cho hàng tỷ tế bào trong cơ thể, giúp cho con người đủ sức để làm việc, sinh hoạt đời sống bình thường và duy trì sức khỏe cho tốt.

    Comment

    Working...
    X