Announcement

Collapse
No announcement yet.

Học cách im lặng đúng lúc

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Học cách im lặng đúng lúc

    Có những lời nói không bao giờ nên nói ra...

    Người ta chỉ mất 3 năm để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học cách im lặng bởi vì im lặng không đơn thuần chỉ là không nói ra điều gì mà đó là cả một nghệ thuật kiểm soát cảm xúc mà bạn phải trải qua rất nhiều sai lầm và rất nhiều lần bị "vạ miệng" mới có thể học được.

    Bạn cũng biết đấy, lời nói còn khó giữ hơn tiền bạc, hết tiền bạn vẫn có thể có khả năng để kiếm lại được, nhưng một khi lời nói đã thốt ra thì bạn không có cách nào để thu lại được. Chính vì thế, trong những cuộc giao tiếp hằng ngày với bạn bè, người thân và nơi làm việc, bạn cần học cách kiểm soát lời nói và im lặng trong những lúc cần thiết để trở thành một người biết cách ứng xử tinh tế và nhã nhặn trong giao tiếp hay thậm chí đơn giản chỉ là không phải bị"chuốc họa vào thân".

    Dưới đây là một trong những trường hợp mà chúng ta nên học cách làm chủ đầu óc thông minh cũng như cảm xúc của mình và học cách im lặng đúng lúc từ những bài học, từ những sai lầm của bản thân trong giao tiếp với người khác cũng như từ sách báo và những người có kỹ năng giao tiếp tinh tế đã từng gặp qua.


    (Minh hoa6)

    1/ Im lặng khi lời nói của bạn là một lưỡi dao có thể làm thương tổn đến người khác

    Trong một vài trường hợp, có thể do vô tình hay cố ý, do sự bất đồng quan điểm với người khác hay chỉ vì muốn chiến thắng người khác trong một cuộc tranh luận, bạn sẽ có xu hướng thốt ra những lời nói mỉa mai, bong đùa hay đụng chạm vào những khuyết điểm hay những tổn thương của người khác trong quá khứ để cho sướng miệng nhưng không hề để ý gì đến các cảm xúc của người đối diện.

    Không có gì lạ, khi gần đây bạn đọc được rất nhiều bài báo nói về sức mạnh của lời nói thị phi của dư luận có thể giết chết nhiều người khác. Có thể khi nói ra, bạn không hề có ý nào xấu nhưng đối với người khác, có thể chỉ vì một lời nói tổn thương vô tình của bạn đã xúc phạm hay gây ra thất vọng cho chính họ, thậm chí khiến cho họ rơi vào trạng thái bị trầm cảm. Chính vì thế, cho dù họ là ai, họ đã từng làm tổn thương đến bạn bằng những lời nói ác ý tương tự như vậy hay không, hãy tránh đừng nên rơi vào vết xe đổ của những tấm gương xấu đó, hãy học cách im lặng và đối xử tử tế với những người từng xử sự xấu với bạn, vì sự tử tế này chính là sự trả thù hữu hiệu nhất!


    (Minh họa)

    2/ Nên giử im lặng nều lời mình nói ra không chính xác, rõ ràng

    Đây là một lầm lỗi xuất hiện rất thường xuyên trong giới trẻ chúng ta, và cũng không có ai là ngoại lệ cả, trong những năm 17, 18 tuổi có nhiều người đã từng mắc phải lỗi ăn nói theo kiểu "miệng nhanh hơn não" này rất nhiều. Đôi khi, chỉ vì muốn chứng tỏ mình có dư thừa hiểu biết nhiều hay mình là người luôn bắt kịp xu hướng nên chúng ta lại đưa ra những thông tin chưa được xác thực với những người khác. Sẽ không có gì đáng nói nếu những người bạn đó vốn cũng không biết gì hơn như bạn, nhưng nếu bạn gặp phải những người đã từng biết rõ đầu đuôi câu chuyện, bạn sẽ dễ dàng trở thành một chiếc "thùng rỗng kêu to" hồi nào mà không hề biết. Chính vì thế, nếu chưa nắm biết được rõ ràng về bất cứ vấn đề gì, hãy học cách im lặng và nên lắng nghe chứ đừng cố gắng "tạo nét" tự cho mìnhlà người có kiến thức thông thái, hiểu biết sâu rộng nếu không muốn biến thành trò cười cho người khác xem.
    "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe", một câu nói thường nghe từ ông bà chúng ta.

    3/ Nên biết im lặng khi đang tức giận

    Có lẽ bạn cũng không còn gì xa lạ với câu nói, "giận quá mất khôn" rồi đúng không? Trong 100 lần bạn làm dữ với người khác thì có đến 99 lần bạn thường thốt ra những lời nói mà sau này nghĩ lại, có hối hận gì cũng không còn kịp nữa. Cho dù bạn có kiến thức hiểu biết nhiều đến mức nào, nhưng nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của mình thì bạn cũng sẽ không thể nào kiểm soát được lời nói của mình.

    Bây giờ, bạn hãy nghĩ lại xem, trong những lần tranh cãi với người yêu, bạn bè, với người thân,… khi bạn cố chứng minh quan điểm của mình mới là đúng thì lời lẽ thốt ra nào có phải tốt đẹp gì hay chỉ toàn những lời nói chỉ trích, báng bổ nặng nề, khó chịu? Vì lẽ đó, khi vô tình rơi vào một cuộc tranh cãi khiến cho chúng ta bị nóng giận, hãy cố gắng giử im lặng và bỏ đi ra khỏi cuộc cãi vã đó càng nhanh càng tốt và chỉ nói chuyện và giải thích với nhau khi bạn đã suy nghĩ thấu đáo và lấy lại được sự bình tĩnh.


    (Minh họa)

    4/ Hãy im lặng khi lời nói ra chỉ toàn là sự khoe khoang, khoác lác vô bổ

    Đồng ý là, con người chúng ta có ý muốn được người khác công nhận và ngưỡng mộ về sự thành công của mình. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nào đó, bạn nên học cách im lặng vì rất có thể những sự chia sẻ đơn thuần về những cố gắng, những thành tích mà bạn đã đạt được, sẽ dễ dàng biến thành những lời khoe khoang, khoác lác đối với những người "ghen ăn tức ở". Trên thực tế, chúng ta đã từng gặp những người rất kỳ lạ, họ cứ "thao thao bất tuyệt" về thành tích của họ, nhưng khi nghe kể về thành tích của người khác cao hơn những gì họ đạt được, họ lại trở mặt ganh tỵ, khó chịu. Lắm lúc bạn không biết người đối diện là bạn hay là thù, vì thế thà rằng phòng bệnh hơn là chữa bệnh, có đúng không?
    "Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng. Kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh".

    5/ Im lặng trước những sự tranh giành đua đòi nêu cao thành tích

    Đây là một tình trạng thường xuyên xảy ra khi bạn làm việc trong nhóm và một vài thành viên có xu hướng tranh giành thành tích về cho riêng họ. Đây là một lời khuyên chân thành, cho dù đó là công sức do bạn bỏ ra hay ý tưởng bạn nghĩ ra để đóng góp vào mục tiêu chung của nhóm, nếu không gây ra ảnh hưởng quá lớn đến vấn đề lợi ích và tiền bạc thì bạn đừng nên cố gắng tranh giành một cái "hư danh" với những người không hiểu chuyện. Đó có phải là công sức của bạn hay không thì chính bạn là người biết rõ, dù sao đi chăng nữa vẫn nên "dĩ hòa vi quý" miễn sao đạt được mục tiêu chung của nhóm.

    Còn đối với những việc nhỏ nhặt có thể bỏ qua và tha thứ của người khác, dù bạn có biết thì cũng đừng nên bới móc không cần thiết vì khi bạn cố gắng tỏ ra hơn người cũng chính là lúc bạn đã chấp nhận thua chính bản thân mình.
    "Đôi khi bạn cần im lặng, nuốt cái TÔI vào bên trong và chấp nhận bạn sai. Đó không phải bỏ cuộc, mà đó là sự TRƯỞNG THÀNH".

    6/ Im lặng khi nhận được lời nói mỉa mai, dè biểu của người khác

    Dư luận có thể đè chết bạn bất cứ lúc nào nếu bạn không có khả năng tự kiềm chế cảm xúc của mình, đặc biệt khi bị rơi vào cái bẫy tâm lý bởi những lời nói thiếu tế nhị và mỉa mai từ những người khác. Trường hợp tệ hơn là những lời nói này xuất phát từ người thân và bạn bè của chính chúng ta. Nếu bạn liên tục bị tấn công bởi những lời nói này thì cách tốt nhất là giử im lặng và rời khỏi những mối giao tiếp độc hại như thế cùng với một nụ cười "tử tế" dành cho họ.
    "Im lặng và mỉm cười là hai thứ vũ khí đầy uy lực. Mỉm cười là cách giải quyết nhiều vấn đề và im lặng là cách khéo để tránh né nhiều vấn đề khó xử".

    7/ Im lặng khi tranh cải với người thiếu hiểu biết, thiếu tế nhị


    (Minh họa)

    Như đã nói "thùng rỗng thì sẽ kêu rất to", và đó chính là những hình ảnh tượng trưng cho những người có đầu óc nông cạn, thiếu hiểu biết. Sự thật là, bạn không thể nào tranh cãi để thắng một người ngang ngược với những lý lẽ không thể nào vô lý hơn. Chính vì thế, ngay khi bạn nhận thấy mình đang rơi vào một cuộc tranh cãi không có lối thoát này, cách tốt nhất là hãy im lặng và đừng nên dài dòng lôi thôi với những người như thế vì cho dù bạn có nói phải trái cỡ nào họ cũng không có khả năng thấu hiểu với bạn.
    "Silence doesn’t mean that person quits, it simply means one doesn’t want to argue with people who just don’t want to understand".

    8/ Im lặng khi muốn né tránh tham gia vào câu chuyện nói xấu người khác

    Nếu bạn là một người thông mình, thay vì "hùa" theo một cuộc trò chuyện nhằm nói xấu người khác, hãy im lặng và chú ý cách mà họ đang nói xấu người khác vì đó cũng là cái cách mà họ sẽ nói xấu bạn trong một thời gian không xa. Trộm cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt và nói xấu sẽ quen miệng, cho nên nếu bạn không thể nói điều gì tốt đẹp về người khác thì tốt nhất nên biết giử im lặng.

    Chúng ta đều là con người bình thường với nhiều cảm xúc khác nhau và cũng có lúc rất bực mình và bức xúc với những điều xấu của người khác, nhưng nếu bạn không có gì tốt đẹp hơn họ thì hãy biết im lặng. Đây không phải là chuyện một sớm một chiều, vì chính trong những lúc cao hứng cũng dể bị lôi kéo vào những cuộc nói xấu người khác, nhưng đến khi nhận biết ra thì có khi đã quá trể.
    "Silence is better than unnecessary drama".


    (Minh họa)

    9/ Im lặng để lắng nghe người đối diện

    Trong một cuộc trò chuyện, chúng ta có xu hướng thích kể lể ra nhiều mẩu chuyện của mình thay vì biết lắng nghe và chia sẻ với người khác. Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà Tạo hóa đã sinh chúng ta ra có một cái miệng và hai cái tai, chính là muốn chúng ta biết im lặng và lắng nghe nhiều hơn.

    Đôi khi bạn sẽ cảm thấy rất ngột ngạt khi chỉ được nghe mà không được bày tỏ cảm nghĩ, nhưng đừng vì thế mà cứ cố gắng để chen ngang vào câu chuyện, mà hãy đợi đến khi người đối diện kết thúc câu chuyện của họ thì lúc đó bạn nói ra cũng không có gì muộn cả. Hãy học cách ứng xử tinh tế và chia sẻ với người khác, chứ đừng nên cố gắng để chỉ thể hiện bản thân mình. Bạn không thể nào tạo ra ấn tượng tốt với người khác nếu bạn chỉ tập trung vào bản thân mình trong một cuộc giao tiếp với người khác.


    (Minh họa)

    10/ Im lặng khi bạn đã sai và người khác đang lên tiếng phê bình

    Đây là một trường hợp cũng thường xuyên xảy ra khi đang làm việc cùng với người khác. Khi bị nhóm trưởng hay sếp chỉ ra những việc làm sai và phê bình thì đúng cố "vươn cổ" lên để "cãi chày cãi cối", thay vào đó hãy học cách im lặng, nhận lấy phần sai sót và tìm cách sửa sai trong những lần tiếp theo. Cũng đừng vì tự ái mà bỏ đi việc trong ngày mai nhé, hãy nhớ khi làm việc với những người khó tính sẽ rèn cho bạn nhiều kỹ năng đáng quý hơn bạn tưởng đấy. Hãy biết cách sống kiên nhẫn, chịu đựng và vượt qua áp lực cho dù cuộc sống có khó khăn với bạn đến mức nào đi chăng nữa.
    "Trưởng thành là khi bạn nghe những thứ không vui và biết nên tự im lặng".


    (Minh họa)

    Hãy nhớ rằng nếu lời nói của bạn không khiến cho mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn trong một cuộc giao tiếp nào đó thì tốt nhất hãy nên im lặng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà cứ im lặng một cách thờ ơ, bạn cần phân biệt và cân nhắc điều gì đáng nói và nên im lặng trong những trường hợp khác nhau. Mỗi người chúng ta đều có thiếu sót nhưng nhất định trong trí thông minh cảm xúc và kỹ năng giao tiếp với người khác và nếu bạn đã nhận ra những khuyết điểm mà mình từng mắc phải thì từ bây giờ hãy học cách im lặng khi cần thiết và cư xử đúng mực với người khác để trở thành một người tinh tế hơn.
    "A fool is known by his speech and a wise man by silence". (Pythagoras)


    ST


    Attached Files
Working...
X