Announcement

Collapse

Happy Mothers Day

HAPPY MOTHER'S DAY
See more
See less

Khi nào cần dùng và không dùng đến thuốc ngủ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Khi nào cần dùng và không dùng đến thuốc ngủ

    Các loại thuốc ngủ không phải và không nên là sự chọn lựa đầu tiên trong việc điều trị mất ngủ đã kéo dài trên 30 ngày.


    Ngay cả khi đang sử dụng thuốc ngủ, chúng ta nên kết hợp thêm với các phương pháp không cần dùng đến thuốc, như là cách thức học hỏi các thói quen tốt cho việc ngủ nghê này.

    Dùng thuốc ngủ một cách thận trọng có thể có ích lợi khi trị bệnh mất ngủ tạm thời, ngắn ngày, hoặc do bị rối loạn tạm thời về tâm sinh lý. Trong việc trị mất ngủ kéo dài, thuốc ngủ cũng có thể có ích cho một số bệnh nhân mà không gây ra tình trạng "bị lệ thuộc vào thuốc" (do bắt buộc phải có thuốc mới ngủ được) hay "bị lờn thuốc" (ngày càng phải dùng liều lượng cao hơn cho đến lúc không thể nào tăng thêm liều được nữa mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm).

    Các tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc ngủ là gây ra chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, mất thăng bằng, buồn nôn, lú lẫn, lo lắng, khô miệng, táo bón, bị hoa mắt, giảm sự ham thích tình dục, vân vân… Mỗi loại thuốc và tùy theo từng trường hợp cụ thể, sẽ có các tác dụng phụ khác nhau.

    Thuốc ngủ được coi là tốt khi thuốc giúp cho chúng ta ngủ được, ngủ ngon, ít gây ra tác dụng phụ, và không làm buồn ngủ, ngầy ngật khi thức dậy qua ngày hôm sau.

    Nói chung, có một số loại thuốc ngủ được coi là tốt (hầu như cho đại đa số các bệnh nhân) hơn một số loại khác. Tuy nhiên, có loại sẽ thích hợp (tức là tốt) hơn đối với người này so với người kia. Vì vậy, thường thì bác sĩ sẽ phải thử "đổi thuốc" (trong số các loại tốt) vài lần, trước khi tìm được loại nào tốt nhất cho một bệnh nhân (với điều kiện là bệnh nhân có bảo hiểm hoặc đủ tiền để chi cho các loại thuốc tốt mà công ty bảo hiểm không chịu trả tiền).

    Một số điều cần chú ý trước khi dùng thuốc ngủ (cũng như bất cứ loại thuốc trị bệnh nào khác), là xem xét chúng ta có thể sử dụng đến mà không gây ra nguy hiểm nào cho sức khỏe hay không (từ chuyên môn gọi là có bị "chống chỉ định" hay không?). Nguyên tắc đầu tiên trong y khoa là trước hết phải xem xét giữa lợi và hại, đánh giá xem xét cái nào sẽ nặng hơn.

    Không nên (và không được) dùng thuốc ngủ trong các trường hợp sau đây:
    • Đang có thai: Các số liệu cho thấy một số thuốc ngủ (như diazepam, chlordiazepoxide) làm gia tăng nguy cơ xảy ra quái thai khi sử dụng ở ba tháng đầu của thai kỳ.
    • Tuyệt đối không nên dùng thuốc ngủ với rượu và các chất có cồn (alcohol).
    • Thuốc ngủ cũng cần tránh ở những người bị các cơn ngưng thở trong khi ngủ (Sleep apnea syndrome).
    • Thuốc ngủ cũng cần nên tránh hoặc nếu sử dụng thì phải hết sức cẩn thận ở những người bị bệnh gan, thận, phổi, nghiện rượu, bị trầm cảm, các bệnh tâm thần, bị các căn bệnh nặng hoặc người lớn tuổi (biến chứng thường gặp nhất ở người lớn tuổi, là gây ra té ngã, gãy xương và làm cho chứng lú lẫn sẽ trầm trọng hơn).
    • Những người có thể cần thức dậy nửa đêm để làm việc và cần có suy nghĩ tỉnh táo, ví dụ như bác sĩ trực đêm, cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ (hoặc con bệnh), dĩ nhiên cũng không nên dùng thuốc ngủ.
    Các loại thuốc ngủ
    Có nhiều loại thuốc ngủ khác nhau. Nói chung, một cách rất đơn giản, chúng ta có thể tạm chia làm hai nhóm, nhóm cần phải có toa của bác sĩ, và nhóm mua tự do tại tiệm thuốc.

    Nếu thật sự bị mất ngủ trầm trọng, và cần loại thuốc ngủ tốt, các loại thuốc cần bác sĩ kê toa sẽ thường có hiệu quả hơn và cũng ít gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn hơn. Các thuốc này thường (và tương đối) đã được nghiên cứu rất cẩn thận và chứng minh một cách khoa học về hiệu quả cũng những như được công bố rõ ràng các khuyến cáo chống chỉ định, liều lượng, và các tác dụng phụ của nó, trước khi được Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn.

    Hơn nữa, vì cần phải được kê toa chỉ định, nên bắt buộc bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và theo dõi một cách cẩn thận, để vừa chữa được các triệu chứng bệnh lý lẫn nguyên nhân gây ra, vừa hướng dẫn việc kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc, và hạn chế được các tác dụng phụ cũng như thời gian dùng thuốc đến mức thấp nhất nếu có thể được.

    Cần nhấn mạnh lại là các thuốc cần có toa, bệnh nhân cần phải được bác sĩ khám, kê toa và theo dõi, bởi vì mỗi thuốc có các chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ khác nhau.
    Tuyệt đối không nên cho / hoặc xin thuốc của người khác. Thuốc có thể rất tốt đối với người này nhưng lại rất hại và nguy hiểm đối với người khác, và liều lượng cho từng trường hợp cũng có thể sẽ rất khác nhau.

    Một số thuốc ngủ cần có toa bác sĩ được FDA chấp thuận sử dụng mà không có giới hạn thời gian (cho các trường hợp thực sự cần thiết):
    • Eszopiclone (Lunesta) được FDA chuẩn thuận cho sử dụng lâu dài trong việc trị mất ngủ, vào tháng 12/2004. Thuốc này dùng để trị chứng khó dỗ giấc ngủ (sleep onset insomnia) cũng như không duy trì đủ giấc ngủ (sleep maintenance). Điều cần chú ý nếu dùng thuốc này là nên tránh bữa ăn quá nhiều chất béo khi dùng đến thuốc. Dĩ nhiên là nên bắt đầu từ liều thấp, nhất là ở người lớn tuổi, đang có sẳn các bệnh trong người khác.
    • Ramelteon (Rozerem) là thuốc thứ 2 được FDA chấp thuận cho sử dụng mà không bị giới hạn thời gian trong việc trị mất ngủ, trong năm 2005. Đây cũng là loại thuốc ngủ duy nhất cho tới nay được FDA cho sử dụng loại toa bình thường (không phải là toa đặc biệt cho các thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ hơn, thường là loại thuốc có thể gây ra bị nghiện). Thuốc được dùng trong việc trị chứng khó dỗ giấc ngủ (sleep onset). Khi được sự chấp thuận của FDA cho thuốc này, phần lớn đều dựa vào các cuộc nghiên cứu chưa được công bố, do đó vẫn còn một số chuyên gia y tế còn lo ngại về mức hiệu quả thực sự cũng như các tác dụng phụ của thuốc này. Cũng cần chú ý tránh các thức ăn nhiều chất béo khi uống thuốc này.
    • Ambien CR. Nếu phân loại theo cấu trúc hóa học, thì các loại thuốc trị mất ngủ (là chính, chứ không phải trị bệnh khác nhưng cũng có tác dụng là gây buồn ngủ), có thể chia làm hai nhóm: Nhóm thuốc benzodiazepines và các chất tương tự, và nhóm không phải là benzodiazepines. Một số tên thương mại của nhóm thuốc ngủ Benzodiazepines thường gặp tại quầy thuốc như Seduxen, Valium, Lexomil, Rivotril...
    • Ba loại thuốc được FDA cho phép sử dụng dài hạn trong việc trị mất ngủ kể trên, đều không thuộc nhóm benzodiazepines này.
    • Barbiturate là nhóm thuốc ngủ chứa phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Loại thuốc ngủ này trước đây được sử dụng phổ biến để điều trị an thần, tuy nhiên do một số cuộc nghiên cứu kiểm chứng về các tác dụng phụ đã khiến cho loại thuốc này không được bác sĩ khuyên sử dụngng thường xuyên nữa. Đối với mục đích chống co giật cấp hoặc gây mê thì nhóm Barbiturate vẫn được phép sử dụng.
    • Nhóm thuốc ngủ "Z-drugs" là nhóm thuốc ngủ chứa các thành phần chủ yếu gồm zolpidem (Stilnox, Ambien), eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata). Z-drugs được sử dụng phổ biến khá rộng rải để giúp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ. Với tác dụng giúp dễ đi vào giấc ngủ và hạn chế tối đa được tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng không có nhiều biến chứng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi người bệnh cai thuốc ngủ.
    Thường thì các loại thuốc ngủ khác cần có toa của bác sĩ, được FDA khuyến cáo một cách chính thức, chỉ nên dùng trong vòng dưới 35 ngày mà thôi.

    Những tác hại của thuốc ngủ khi sử dụng thời gian lâu dài
    Khi sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào trong thời gian dài cũng có thể để lại nhiều tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự đối với thuốc ngủ cũng để lại nhiều tác hại nếu chúng ta phụ thuộc nhiều vào chúng.

    Tác hại của thuốc ngủ khi sử dụng liên tục trong thời gian dài
    • Lờn thuốc là tác hại phổ biến nhiều nhất của thuốc ngủ, đó là khi chúng ta sử dụng lâu dài sẽ khiến cho cơ thể quen với các chất gây buồn ngủ và lúc này thuốc sẽ không còn tác dụng tốt như ban đầu.
    • Tính gây ra nghiện cao của thuốc ngủ khiến cho chúng ta sẽ trở nên phụ thuộc vào chúng và khi không sử dụng thuốc ngủ sẽ khó có thể có được giấc ngủ sâu. Ngoài tình trạng phụ thuộc thuốc ngủ thì chúng còn khiến cho người ta không thể kiểm soát được hành vi của mình giống như những người bị nghiện chất kích thích ma túy độc hại khác.
    • Dễ gây ra mất trí nhớ hoặc gây ra tình trạng mộng du trong khi ngủ có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
    • Giảm tuổi thọ cũng là một trong số những tác hại phổ biến của thuốc ngủ được giới khoa học nghiên cứu và xác nhận.
    Những lưu ý khi dùng thuốc ngủ
    • Chỉ nên sử dụng thuốc ngủ khi đã thử qua nhiều biện pháp giúp giảm mất ngủ tự nhiên như tập thiền, tập thở, tạo thói quen ngủ đúng giờ, tập thể dục để tăng tuần hoàn của cơ thể, giảm stress, hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê,….
    • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi nào cần sử dụng thuốc ngủ và uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ để bảo đảm người bệnh tuân theo đúng liều lượng giới hạn, tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
    • Không nên sử dụng quá liều thuốc ngủ sẽ khiến cho bạn rơi vào tình trạng mê man hoặc nghiêm trọng hơn là bị tê liệt thần kinh, thậm chí bị hôn mê sâu. Một số người khi sử dụng thuốc ngủ mà không thấy tác dụng tức thời sẽ tiếp tục tăng liều sử dụng khi chưa có sự tham khảo từ bác sĩ sẽ dễ dẫn đến tình trạng xấu này.
    • Khi sử dụng thuốc ngủ có hiệu quả thì người bệnh cần cân nhắc đến việc sẽ cần nên cai thuốc, kết hợp với các biện pháp giúp ngủ ngon để hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc ngủ.

    Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc ngủ

    Tình trạng mất ngủ hiện nay đang là vấn đề khá phổ biến đặc biệt là đối với cường độ làm việc cũng như sự phát triển của đời sống xã hội đã tạo ra quá nhiều áp lực đối với con người. Thuốc ngủ luôn là biện pháp được nhiều người sử dụng để giúp khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn cũng gặp tình trạng này thì cần đến bác sĩ để được xét nghiệm và có phác đồ điều trị an toàn và phù hợp nhất.

    ST
    Attached Files
    Last edited by SG99m; 04-28-2023, 06:05 PM.
Working...
X