Announcement

Collapse
No announcement yet.

Chiến tranh Việt Nam sau 50 năm: 7 lý do vì sao Mỹ thua

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chiến tranh Việt Nam sau 50 năm: 7 lý do vì sao Mỹ thua



    Sau Thế chiến thứ hai, không thể chối cãi rằng Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và tin rằng quân đội của họ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng.

    Tuy nhiên, sau ít nhất tám năm chiến đấu, mặc dù đã đổ nhiều nguồn lực tài chính và nhân lực vào cuộc xung đột, Hoa Kỳ đã bị đánh bại bởi quân Bắc Việt và các đồng minh du kích, Việt Cộng.

    Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Mỹ rút quân (29/3/1973), chúng tôi đặt câu hỏi với hai chuyên gia và học giả về lý do Mỹ thất bại trong Chiến tranh Việt Nam.

    Đó là cao trào của Chiến tranh Lạnh, và các cường quốc cộng sản và tư bản đang đối đầu với nhau.

    Nước Pháp, bị phá sản bởi Thế chiến thứ hai, đã cố gắng nhưng không giữ được thuộc địa của mình ở Đông Dương, và một hội nghị hòa bình đã chia Việt Nam thành một miền bắc cộng sản và một chính phủ do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở miền nam.

    Nhưng sự thất bại của Pháp không chấm dứt được cuộc xung đột trong nước, và bị thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi rằng nếu toàn bộ Việt Nam trở thành cộng sản thì các nước xung quanh cũng vậy, Hoa Kỳ đã bị lôi vào một cuộc chiến kéo dài một thập kỷ và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

    Vậy làm thế nào mà cường quốc quân sự hàng đầu thế giới này lại thua trong một cuộc chiến trước một lực lượng nổi dậy và một quốc gia mới thành lập ở Đông Nam Á nghèo khó? Đây là những gì hai chuyên gia giải thích.

    Sứ mệnh quá lớn

    Vào đỉnh điểm của cuộc xung đột, Hoa Kỳ có hơn 500.000 quân tại Việt Nam

    Chắc chắn tiến hành chiến tranh ở phía bên kia của thế giới là một công việc thực sự to lớn.

    Vào lúc cao điểm của cuộc chiến, Hoa Kỳ có hơn nửa triệu quân ở Việt Nam.

    Chi phí thật đáng kinh ngạc - năm 2008, một báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ ước tính tổng chi phí cho cuộc chiến là 686 tỷ USD (hơn 950 tỷ USD theo tiền hiện nay).

    Nhưng Hoa Kỳ đã chi gấp bốn lần con số đó cho Thế chiến thứ hai và đã thắng thế, lại vừa tham gia cuộc chiến đường dài ở Triều Tiên nên không thiếu tự tin.

    Tiến sỹ Luke Middup, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ tại Đại học St Andrews ở Anh, nói rằng có một tinh thần lạc quan chung trong những năm đầu của cuộc chiến.

    "Đây là một trong những điều thực sự kỳ lạ đánh dấu toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam," ông nói với BBC. "Mỹ hoàn toàn nhận thức được những khó khăn - có rất nhiều hoài nghi về việc liệu quân đội Mỹ có thể hoạt động trong môi trường này hay không, tuy nhiên, chính phủ Mỹ cho đến năm 1968 vẫn tự tin rằng cuối cùng họ sẽ giành chiến thắng."

    Tuy nhiên, niềm tin đó sẽ suy yếu - nó đặc biệt bị sứt mẻ bởi cuộc tấn công Tết Mậu Thân của cộng sản vào tháng 1/1968 - và cuối cùng sự thiếu sự hỗ trợ của quốc hội để chi trả cho cuộc chiến đã buộc Hoa Kỳ phải rút quân vào năm 1973.

    Tuy nhiên, cả Tiến sỹ Middup và Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh, một giảng viên đại học và một Facebooker nổi tiếng ở Hà Nội, đều đặt câu hỏi liệu quân đội Hoa Kỳ, rốt cuộc, có nên vào Việt Nam hay không.

    Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh lớn lên ở miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh và trực tiếp trải qua các cuộc ném bom của Hoa Kỳ vào các khu đô thị, và thấy rõ ràng là quân đội Hoa Kỳ chẳng có việc gì trên đất Việt Nam.

    "Theo tôi, người Mỹ đã làm rất nhiều cho chính phủ Bắc Việt Nam, bởi vì mọi tội lỗi và sai lầm của họ đều do tính tất yếu của cuộc chiến và dễ dàng được tha thứ - miễn là họ chiến thắng," bà nói.

    Quân đội Hoa Kỳ không thích hợp với kiểu chiến đấu này


    Rừng rậm Việt Nam gây khó khăn cho cả hai bên

    Các bộ phim Hollywood thường mô tả những người lính trẻ của Hoa Kỳ phải vật lộn để đối phó với môi trường rừng rậm, trong khi quân nổi dậy của Việt Cộng khéo léo len lỏi qua những bụi cây rậm rạp để thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ.

    Tiến sỹ Middup thừa nhận: "Bất kỳ đội quân quy mô lớn nào cũng sẽ gặp khó khăn khi chiến đấu trong một số môi trường mà Mỹ được yêu cầu tham chiến.

    "Có những nơi đó là loại rừng rậm nhất mà bạn có thể tìm thấy ở Đông Nam Á."

    Tuy nhiên, ông nói, sự khác biệt về năng lực giữa hai bên có thể bị phóng đại.

    Có một câu truyện hình thành trong cuộc chiến rằng Quân đội Hoa Kỳ không thể đối phó với môi trường này, bằng cách nào đó, Bắc Việt và Việt Cộng thì đã quen rồi - điều này không bao giờ thực sự đúng," ông nói.

    "Quân đội Bắc Việt và Việt Cộng cũng phải vật lộn rất nhiều để chiến đấu trong môi trường này."

    Theo Tiến sỹ Middup, điều quan trọng hơn là chính những người nổi dậy luôn chọn thời gian và địa điểm của trận chiến, và họ có thể rút lui về nơi ẩn náu an toàn bên kia biên giới ở Lào và Campuchia, nơi các lực lượng Hoa Kỳ tthường bị cấm truy đuổi.

    Giáo sư Tường Vũ, trưởng khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Oregon ở Hoa Kỳ, nói với BBC rằng việc Mỹ tập trung vào đánh du kích Việt Cộng đã dẫn đến thất bại.

    "Quân nổi dậy miền Nam sẽ không bao giờ có thể đánh bại Sài Gòn," ông nói với BBC. Nhưng sai lầm chiến lược này, theo ông, đã cho phép quân chính quy Bắc Việt vào miền nam, và chính những lực lượng thâm nhập này sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến.

    Mỹ thua trận trên sân nhà


    Các cuộc biểu tình phản chiến đã thu hút rất nhiều người tham gia

    Chiến tranh Việt Nam thường được gọi là "cuộc chiến truyền hình đầu tiên" và mức độ báo chí đưa tin về cuộc chiến là chưa từng có.

    Đến năm 1966, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ ước tính rằng 93% gia đình Hoa Kỳ có TV và các thước phim họ đang xem ít bị kiểm duyệt hơn và mang tính trực tiếp hơn so với các cuộc xung đột trước đó.

    Đó là lý do tại sao các cuộc giao tranh xung quanh khuôn viên đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy. Khán giả được chứng kiến gần như trực tiếp rằng Việt Cộng có thể đưa cuộc xung đột vào ngay trung tâm của chính quyền miền Nam - và vào phòng khách của công chúng Hoa Kỳ.

    Từ năm 1968 trở đi, việc đưa tin phần lớn là bất lợi cho cuộc chiến - hình ảnh những thường dân vô tội bị sát hại, bị thương và bị tra tấn được chiếu trên TV và báo chí khiến nhiều người Mỹ kinh hoàng và quay lưng với cuộc chiến.

    Một phong trào phản đối lớn nổ ra với các sự kiện lớn trên khắp đất nước.


    Chính quyền và người biểu tình thường đụng độ

    Tại một cuộc biểu tình như vậy vào ngày 4/5/1970, bốn sinh viên biểu tình ôn hòa tại Đại học Kent State ở Ohio đã bị Vệ binh Quốc gia bắn chết.

    "Cuộc thảm sát bang Kent State" chỉ khiến nhiều người phản đối chiến tranh hơn.

    Việc bắt buộc thanh niên đi quân dịch, cũng như hình ảnh quan tài của những người lính Hoa Kỳ được đưa về quê nhà, có tác động tai hại đến tinh thần của công chúng - khoảng 58.000 quân nhân Hoa Kỳ đã chết hoặc mất tích trong chiến tranh.

    Đối với Giáo sư Tường, đây là một lợi thế lớn cho miền bắc: mặc dù tổn thất của họ lớn hơn nhiều, nhưng nhà nước toàn trị của họ có quyền kiểm soát tuyệt đối đối với truyền thông và độc quyền thông tin.

    Ông nói: "Mỹ và Nam Việt Nam không có khả năng và thiện chí định hình dư luận tới mức độ mà Cộng sản có thể làm. Họ có một hệ thống tuyên truyền khổng lồ. Họ đóng cửa biên giới và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Bất cứ ai không đồng tình với cuộc chiến đều bị tống vào tù."

    Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh đồng tình rằng: "Mỹ đã thua trong cuộc chiến truyền thông. Bắc Việt hoàn toàn bị cô lập với thế giới nên những việc làm sai trái của chính quyền không bị vạch trần, thế giới chỉ nhìn nhận họ là những người công chính. Nhưng những hình ảnh về sự tàn bạo của nước Mỹ đã lan rộng khắp nơi."

    Mỹ cũng thua trong cuộc chiến giành sự ủng hộ ở Nam VN


    Nghi can Việt Cộng bị bắt - GS Vũ Tường ước tính có lẽ 1/3 dân số miền nam có cảm tình với cộng sản

    Đây là một cuộc xung đột đặc biệt tàn bạo khi Mỹ sử dụng một loạt vũ khí khủng khiếp.

    Việc sử dụng bom napalm (một hóa chất gây cháy ở 2.700C và bám vào bất cứ thứ gì nó chạm vào) và chất độc da cam (một chất hóa học khác được sử dụng để làm rụng lá cây rừng nơi kẻ thù trú ẩn nhưng cũng giết chết mùa màng, gây ra nạn đói) có tác động đặc biệt xấu đến nhận thức của người dân vùng nông thôn Hoa Kỳ.

    Các nhiệm vụ "tìm và diệt" đã giết chết vô số thường dân vô tội trong các sự kiện như vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, nơi binh lính Hoa Kỳ sát hại hàng trăm thường dân Việt Nam - một vụ việc tai tiếng nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

    Con số dân thường thiệt mạng đã khiến quân đội Mỹ bị người dân địa phương xa lánh - những người không nhất thiết có khuynh hướng ủng hộ Việt Cộng.

    Tiến sỹ Middup nói: "Không phải đại đa số người miền Nam Việt Nam đều là những người cộng sản tận tụy - hầu hết họ chỉ muốn tiếp tục cuộc sống và muốn tránh chiến tranh nếu có thể.

    Giáo sư Tường đồng tình với quan điểm rằng Hoa Kỳ đã vật lộn để giành được sự ủng hộ.

    "Quân đội nước ngoài luôn khó làm hài lòng mọi người - bạn sẽ luôn cho rằng họ không được đặc biệt yêu thích," ông nói.

    Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh phân tích thêm:

    "Không chỉ người miền Bắc chống Mỹ mà cả người miền Nam cũng vậy. Những người làm việc trong các cơ quan của Mỹ ở miền Nam, đặc biệt là phụ nữ, rất bị kỳ thị.

    "Việc người Mỹ đóng quân tại Việt Nam và chỉ huy quân đội miền Nam Việt Nam khiến tất cả người Việt Nam ghét Mỹ và không tin vào ý tưởng của họ."

    Quân cộng sản có tinh thần tốt hơn


    Những người lính cộng sản có thể đã có động lực tốt hơn so với người miền Nam Việt Nam và các đồng minh

    Tiến sỹ Middup tin rằng nói chung, những người chọn chiến đấu theo phe cộng sản đã cam kết giành chiến thắng mạnh mẽ hơn so với những người được gọi đi quân dịch để chiến đấu theo phe miền Nam Việt Nam.

    Ông nói: "Có những nghiên cứu mà Hoa Kỳ thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam xác nhận đã có rất nhiều các cuộc thẩm vấn các tù nhân cộng sản.

    "Cả bộ quốc phòng Hoa Kỳ và tập đoàn Rand (một think tank liên kết với quân đội Hoa Kỳ) đã đưa ra những nghiên cứu về yếu tố động cơ và tinh thần này nhằm tìm hiểu lý do tại sao Bắc Việt và Việt Cộng chiến đấu, và kết luận mà tất cả các nhà nghiên cứu nhất trí đưa ra là họ có động lực bởi vì họ coi những gì họ đang làm là yêu nước, tức là thống nhất đất nước dưới một chính phủ duy nhất."

    Khả năng tiếp tục chiến đấu của quân đội cộng sản bất chấp số lượng thương vong rất lớn có lẽ cũng là bằng chứng về sức mạnh tinh thần của họ.

    Giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã bị ám ảnh bởi ý tưởng đếm xác chết, nếu họ có thể tiêu diệt kẻ thù nhanh hơn số quân đó có thể được thay thế, quân cộng sản sẽ mất ý chí chiến đấu.

    Khoảng 1.100.000 lính Bắc Việt và Việt Cộng đã thiệt mạng trong chiến tranh, nhưng cộng sản dường như có thể thay thế số tử trận đó bằng số lính mới cho tới khi kết thúc chiến tranh.

    Giáo sư Tường không chắc liệu miền bắc có tinh thần tốt hơn hay không, nhưng thừa nhận rằng sự giáo huấn mà quân đội miền bắc trải qua đã "vũ khí hóa" họ.

    "Họ có thể khiến mọi người tin vào chính nghĩa. Nhờ vào hệ thống tuyên truyền và giáo dục, họ có thể biến mọi người thành những viên đạn."

    Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh không đề cập đến việc truyền bá tư tưởng của chính phủ Bắc Việt, nhưng mô tả một sự đồng lòng đáng chú ý ở miền bắc. Mọi người "quyết tâm chống quân Mỹ. Chúng tôi chấp nhận mọi mất mát, đau thương, thậm chí cả sự bất công, với niềm tin rằng chỉ cần chiến tranh kết thúc, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn.

    Chính phủ miền Nam Việt Nam không được lòng dân và tham nhũng



    Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tiên đoán miền Nam Việt Nam sẽ thất thủ sau khi quân đội Hoa Kỳ rời đi

    Tiến sĩ Middup nhận thấy vấn đề quan trọng mà miền nam phải đối mặt là thiếu uy tín và sự liên kết với cường quốc thuộc địa cũ.

    Ông nói: "Sự phân chia giữa Bắc và Nam Việt Nam luôn là giả tạo, do Chiến tranh Lạnh gây ra, không có lý do văn hóa, dân tộc hay ngôn ngữ nào để chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia".

    Ông tin rằng miền nam đã bị thống trị bởi một thiểu số tôn giáo - người Công giáo.

    Mặc dù nhóm này có lẽ chỉ chiếm 10 đến 15% dân số vào thời điểm đó (Việt Nam đa số theo đạo Phật), nhưng nhiều người trong số này ở miền bắc đã chạy vào miền nam vì sợ bị đàn áp, tạo ra cái mà Tiến sỹ Middup gọi là "một khối quan trọng" trong nền chính trị của Nam Việt Nam. Và những chính trị gia miền Nam này, giống như Tổng thống đầu tiên của miền Nam - Ngô Đình Diệm, có những người bạn Công giáo quyền lực ở Mỹ - những người như Tổng thống John F. Kennedy. Ông Diệm sau đó bị phế truất và bị giết trong một cuộc đảo chính do CIA hậu thuẫn vào năm 1963.

    Tiến sỹ Middup nói: "Sự thống trị của một thiểu số tôn giáo này "làm cho nhà nước Nam Việt Nam không được lòng đại đa số dân chúng, những người theo đạo Phật".

    Ông tin rằng điều này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng về tính chính danh, và một chính phủ mà đa số người Việt Nam coi là hàng nhập ngoại, di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp, khi nhiều người Công giáo đã chiến đấu với người Pháp.

    Tiến sỹ Middup cho biết thêm: "Chính sự hiện diện của nửa triệu lính Mỹ đã nhấn mạnh thực tế rằng chính phủ này đang dựa vào người nước ngoài theo mọi nghĩa có thể hiểu được. Nam Việt Nam chưa bao giờ là một dự án chính trị có thể thuyết phục được một số lượng lớn người dân rằng nó đáng để chiến đấu và hy sinh."

    Ông nói, điều này đặt ra câu hỏi liệu quân đội Hoa Kỳ lẽ ra có nên được đưa đến để hỗ trợ một quốc gia mà ông mô tả là đầy rẫy tham nhũng hay không.

    Ông nói: "Từ khi thành lập cho đến khi tan rã, [Việt Nam Cộng hòa] là một nhà nước vô cùng tham nhũng, tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn do khoản viện trợ khổng lồ của Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1975 - nó hoàn toàn làm lệch lạc nền kinh tế của miền Nam Việt Nam.

    "Về cơ bản, điều đó có nghĩa là không ai có thể có được bất kỳ vị trí nào, dù là dân sự hay quân sự, mà không phải đưa hối lộ." Ông tin rằng điều này có hậu quả sâu sắc đối với các lực lượng vũ trang.

    Ông nói: "Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không bao giờ có thể xây dựng một quân đội Nam Việt Nam đáng tin cậy, có năng lực.

    "Và do đó, điều luôn luôn không thể tránh khỏi - và đã được (Tổng thống Hoa Kỳ) Richard Nixon công nhận là không thể tránh khỏi - rằng khi quân đội Hoa Kỳ rời đi vào một thời điểm không xác định trong tương lai, nhà nước Nam Việt Nam sẽ sụp đổ."

    Hoa Kỳ và Nam VN đối mặt với những giới hạn mà miền bắc không gặp phải


    Giáo sư Vũ nói Việt Cộng sử dụng chiến thuật tự sát mà đồng minh không bao giờ có thể

    Giáo sư Vũ Tường không đồng ý với quan điểm rằng thất bại của miền nam là không thể tránh khỏi, và cảm thấy các nghiên cứu của Mỹ về Việt Nam thường tìm kiếm lời bào chữa.

    "Họ muốn đổ lỗi cho ai đó về sự mất mát, và những người dễ đổ lỗi nhất là miền Nam Việt Nam," ông nói và thêm rằng những lời chỉ trích về tham nhũng và thiên vị người Công giáo đã bị phóng đại trong các báo cáo của Hoa Kỳ.

    Ông lập luận: "Có rất nhiều tham nhũng, nhưng không ở mức độ gây ra tổn thất cho cuộc chiến. Nó tạo ra nhiều đơn vị quân đội kém hiệu quả, nhưng nhìn chung, quân đội miền Nam Việt Nam đã chiến đấu rất tốt".

    Vì vậy, Giáo sư Tường tin rằng sẽ tốt hơn nếu miền Nam - vốn đã mất từ 200.000 đến 250.000 quân trong chiến tranh - vẫn chiến đấu hết mình, mặc dù với vũ khí và tiền của Hoa Kỳ.


    Máy bay trực thăng Hoa Kỳ sơ tán binh lính và thiết bị của Nam Việt Nam

    Cuối cùng, đối với Giáo sư Tường, yếu tố quyết định là miền bắc có khả năng duy trì trạng thái chiến tranh tổng lực trong một thời gian rất dài - một nỗ lực tập trung mà miền nam tự do hơn không thể có được.

    Bản chất của hệ thống chính trị có nghĩa là công chúng tin vào cuộc chiến và biết ít hơn về thương vong.

    Giáo sư Tường nói: "Mỹ và Nam Việt Nam đơn giản là không thể định hình dư luận theo cách mà những người cộng sản có thể làm được.



    "Mặc dù tổn thất lớn về nhân lực, họ vẫn có thể huy động lực lượng," ông lưu ý, điều đó có nghĩa là các chiến thuật quân sự như tấn công liều chết, 'biển người' luôn có ở phía bắc, chứ không phải ở phía nam."

    Ông nói thêm, điều quan trọng là sự hỗ trợ tài chính và quân sự cho miền bắc từ Liên Xô và Trung Quốc đã không dao động như sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với miền nam.

    Đối với Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, Việt Nam (cũng như Afghanistan) dạy cho chúng ta một bài học quý giá.

    Bà nói: "Tất cả các quốc gia nên tự giải quyết vấn đề của mình - những người bên ngoài chỉ nên hỗ trợ".

    "Cá nhân tôi nghĩ lại, nếu người Mỹ ủng hộ Tổng thống Diệm thay vì lật đổ ông ta thì tình hình có thể đã khác. Liệu Việt Nam có trở nên giống Hàn Quốc? Sau này, khi có nhiều thông tin hơn, tôi mới hiểu rằng người Mỹ không hoàn toàn sai, nhưng cách họ tiến hành cuộc chiến khiến đa số người dân Việt Nam không thể chấp nhận được họ."
    BBC

  • Font Size
    #2
    CHIẾN TRANH LÀ TRÒ CHƠI CỦA QUYỀN LỰC.
    Về mặt truyền thông thế giới, Mỹ đã TRỰC TIẾP VÀ CÔNG KHAI tham gia vào cuộc chiến tranh Nam -Bắc VN cả về mặt quân đội Hoa Kỳ suốt 10 năm ,cho nên khi RÚT QUÂN, họ bị coi là THUA ! Trong thời gian đó, hai tên đầu sỏ của khối Cộng Sản là Nga và Tàu đã GIÁN TIẾP tham gia cuộc chiến để bành trướng thế lực của khối Cộng và đối đầu với Mỹ bằng cách cung cấp vũ khí ,tiền bạc, các cố vấn chính trị -quân sự cao cấp (dấu mặt)v.v...cho CSBV. Giả dụ VNCH hoàn toàn chiến thắng và đánh đuổi hết bọn xâm lược BV và đồng bọn (MTGPMN do chúng dựng lên và làm đội quân tiền phong -tốt thí) thì bọn Nga -Tàu không bị mang tiếng THUA !
    Vấn đề là chính QĐ Mỹ trong "thâm cung"có tự coi là họ thua hay không , hay đó là một chiến thuật trong Chiến Lược Toàn Cầu của họ ?? Hay VNCH chỉ là một con cờ thí trong bàn cờ thế giới (như Afghanistan mới đây!) Đa số các sử gia,nhà quan sát,chính trị gia, binh lược gia đều làm việc với tính cách "salon" hoặc "cưỡi ngựa xem hoa", hoặc có người nhận định sự việc vì các mục đích chung và riêng khác ...
    Thử điểm lại vài nét quan trọng về cuộc chiến VN :
    - Chuyến công du Bắc Kinh của TT Nixon 1972 đã "mở ra một kỷ nguyên mới về bang giao giữa Mỹ -Trung" , trong đó Nixon đã bí mật ký kết hiệp ước kinh tế với Tàu : thị trường tiêu thụ và nhân lực của Tàu có nguồn lợi khổng lồ hơn cuộc chiến tranh dây dưa ở VN (bán đồng minh xa, mua nguồn lợi lớn!); chưa kể đến sự rạn nức "tình đồng chí hữu hảo giữa Nga- Tàu lúc bấy giờ , và Mỹ muốn kéo Tàu về phía mình).Bằng chứng cục bộ về lãnh hải của VNCH là Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ đã làm ngơ trước lời kêu cứu của HQ VNCH , khi HQ Tàu đánh chiếm một phần Hoàng Sa- Trường Sa 1974...Mọi chuyện đã được sắp xếp trước !!
    - Đồng thời , tay chân thân tín của TT Nixon lúc ấy , tên ma đầu chính trị Kissinger, trước tình hình chính trị-kinh tế bất ổn của Mỹ và thế chông chênh hổ trợ giữa Israel- VNCH, hắn đã lèo lái hướng tiếp tế vũ khí và tài lực về hướng quê hương cha ông hắn : Israel !
    - Khối tự do bị thất bại về sự Lạm Dụng Quyền Dân Chủ từ Mỹ qua VN : Ở Mỹ thì bị bọn Phản Chiến vô ý thức phá phách; ở VN thì bị nhiễm độc tuyên truyền và phá thối của bọn CSBV, nên bọn ĂCQQGTMCS, bọn "nhà báo ăn mày" này nọ biểu tình vung vít...(Sau 1975 dù có bị "đau khổ sở" và "sáng mắt" kiểu nào , "bố bảo" thì bọn SV ngu này cũng "ngu sao mà dám biểu tình, nó dập cho xịt kít! Hết hùng "rơm" tới hèn !)
    - Quân đội Mỹ ,có lẽ đã quen với lối huấn luyện về chiến đấu diện địa (trực diện, face to face) như lối đánh cổ điển trong các cuộc thế chiến, nên đã bị tổn thất khá nhiều về nhân mạng do bị ĐÁNH LÉN (du kích chiến) của bọn VC !
    - Quân Đội VNCH không hề có "tinh thần chiến đấu kém" như nhận định kiểu "con vẹt" của một số "chiên gia". Bằng chứng là họ đã chiến thắng trong mọi trận tấn công của bọn CSBV ; đánh cho chúng tan tác , thảm bại ê chề cả mọi cuộc "tổng tấn công" lẫn các vụ đánh phá lẻ tẻ (Đây cũng là một trong những lý do mà bọn CSVN trả thù tàn độc "kẻ thua cuộc" sau năm 1975 !)
    - Quân Đội BV và VC bị trói vào "thế buộc của cảm tử quân" : không có đường lui, không đánh thì chết,không chết trận cũng ...chết đói !.
    - Sự tham nhũng của chính quyền và QĐ VNCH : không đáng kể !, không ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của QLVNCH và sự tin cậy của đồng bào VNCH vào một thể chế chính nghĩa và tự do ! Bằng chứng lịch sử: các cuộc đào thoát của vô số dân VNCH từ đường rừng qua đường biển... Nếu Mỹ không "cho dừng " phong trào tiếp nhận Tỵ Nạn CS từ VN , thì chắc hẳn cho tới nay vẫn còn "mở cửa"các trại tỵ nạn (hết bộ nhân , thuyền nhân , tới "thùng nhân", "quá giang máy bay" v.v...)
    - (Edit)QĐ Mỹ đã nắm thế tất thắng trong tay, khi họ chỉ cần tăng thêm 1-2 phi vụ không kích B52 xuống miền Bắc 1972, tại sao họ dừng lại ? Một bản tin được giải mã (nhưng không ai có khả năng xử lý và kiểm chứng về sau này) "CSBV đã xin đầu hàng vô điều kiện, nhưng phía Mỹ làm lơ và ém nhẹm " !!??
    Và v.v....
    Tóm lại : Người Mỹ đã có những "mặt trận" "đánh không cần toàn thắng" ngay lúc đó, họ có những lý do riêng của họ ! Công dân Mỹ tuyên thệ "phục vụ cho quyền lợi của nước Mỹ" chứ không hề "phục vụ cho thế giới tự do "! Đối với họ,thể chế nào bị thay đổi và số phận nước nhược tiểu ra sao sau khi họ bỏ đi không quan trọng bằng chính quyền lợi của họ!

    (Phần phụ đính) Trở lại với tiêu đề "CHIẾN TRANH LÀ TRÒ CHƠI CỦA QUYỀN LỰC", xin đăng lại bài thơ BẤT TỬ của Đặng Dung :
    Cảm hoài [Thuật hoài]
    Thế sự du du nại lão hà,
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
    Thời lai đồ điếu thành công dị,
    Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
    Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
    Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
    Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
    Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

    Bản dịch của Phan Kế Bính :

    Việc đời bối rối tuổi già vay,
    Trời đất vô cùng một cuộc say.
    Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
    Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
    Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
    Giáp gột sông trời khó vạch mây.
    Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
    Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

    (Kính dâng TỔ QUỐC VIỆT NAM THÂN YÊU và tất cả các nạn nhân VN của Bọn Xâm Lăng Cọng Sản)

    Comment


    • Font Size
      #3
      Chiến tranh VN không thể tóm tắt trong một vài bài viết. Khi người Mỹ không muốn kéo dài cuộc chiến thì chúng ta thấy khởi đầu từ những nhóm phản chiến đến Quốc hội Hoa kỳ quyết định ngân sách,
      Khi họ cắt ngân sách viện trợ cùng lúc ký kết thỏa thuận với kẻ địch là Bắc Việt và VC , họ bỏ rơi VNCH bắt tay với Tàu cộng. VNCH chiến đấu trong đơn độc chống lại bọn CS Nga,Tàu: 3 đánh một không chột cũng què.
      Ngày nay cuộc chiến Ukraine chống Nga xâm lược đã qua hơn một năm, Mỹ chỉ viện trợ vũ khí, tiền bạc + vối khối NATO thì lại một sự tái diễn kêu gọi ngưng viện trợ Ukraine của đám dân biểu phản chiến, chúng ta nghỉ gì nếu CH thắng cuộc bầu cử 2024 khi chiến tranh Ukraine chưa kết thúc?

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by Cao Nguyên View Post

        Chiến tranh VN không thể tóm tắt trong một vài bài viết. Khi người Mỹ không muốn kéo dài cuộc chiến thì chúng ta thấy khởi đầu từ những nhóm phản chiến đến Quốc hội Hoa kỳ quyết định ngân sách,

        Khi họ cắt ngân sách viện trợ cùng lúc ký kết thỏa thuận với kẻ địch là Bắc Việt và VC , họ bỏ rơi VNCH bắt tay với Tàu cộng.

        VNCH chiến đấu trong đơn độc chống lại bọn CS Nga,Tàu : 3 đánh một không chột cũng què.


        Click image for larger version

Name:	338817434_525637686314679_768899929223317859_n.png?stp=cp6_dst-png&_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=0debeb&_nc_ohc=mjeLqOagRasAX_JJgQ8&_nc_ht=scontent-ord5-2.xx&oh=00_AfDCz0MpwSYbAsgayxC3rPu2eb4cTN9bAlRg-KALr8JISA&oe=642CAA7D.png
Views:	27
Size:	437.5 KB
ID:	158014

        Comment


        • Font Size
          #5
          Originally posted by hoalucbinh18 View Post

          Click image for larger version

Name:	338817434_525637686314679_768899929223317859_n.png?stp=cp6_dst-png&_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=0debeb&_nc_ohc=mjeLqOagRasAX_JJgQ8&_nc_ht=scontent-ord5-2.xx&oh=00_AfDCz0MpwSYbAsgayxC3rPu2eb4cTN9bAlRg-KALr8JISA&oe=642CAA7D.png
Views:	27
Size:	437.5 KB
ID:	158014

          Comment

          Working...
          X