Announcement

Collapse

Happy Mother's Day

HAPPY MOTHER'S DAY TO ALL OF YOU! CHÚC MỪNG NGÀY HIỀN MẪU ĐẾN VỚI CÁC BẠN
See more
See less

Bấm huyệt là gì?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bấm huyệt là gì?

    Bấm huyệt là gì?
    Huyệt là gì?
    Trước khi tìm hiểu bấm huyệt là gì thì chúng ta cần hiểu rõ về huyệt đạo, tất nhiên chúng ta sẽ hiểu về huyệt theo cách tuy giản dị nhưng đầy tính khoa học, bởi vì nếu dùng một định nghĩa có sẵn trên sách vở hoặc search trên mạng thì thật quá dễ để tìm ra một định nghĩa đầy đủ về huyệt, tuy nhiên chúng ta nên tiếp cận kiến thức về huyệt đạo theo lối giản dị, đời thường nhưng lại rất chính xác theo khoa học.

    Huyệt theo Y học cổ truyền là điểm nằm trên các đường kinh mạch, mà kinh mạch thì có loại to và loại nhỏ, loại dài loại ngắn giống hệt như hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đất liền, có mấy con sông lớn như Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Lam, Sông Tiền, Sông Hậu thì tương đương với đường kinh lớn, còn các nhánh của các sông này tạo thành những kênh dài ngắn, rạch nhỏ to thì tương đương với đường lạc to (có nghĩa là liên lạc) lạc nhỏ.
    Còn huyệt cũng vậy, cũng có huyệt lớn, huyệt nhỏ khi phân chia theo năng lượng trong cơ thể người, tương tự như lượng nước trong Hồ > Đầm > Ao > Hố > Vũng. Huyệt nông hay sâu khi phân chia theo vị trí của huyệt cũng như mức độ nông sâu của Hồ > Đầm > Ao > Hố > Vũng.

    Huyệt đơn giản chỉ có như vậy thôi, chỉ là những vị trí đặc biệt có chứa những tính chất, đặc điểm có thể gây ra tình trạng dòng nước bị chảy chậm lại, hoặc nước dễ bị tù túng, bị ứ trệ, bị xoáy, bị trở ngại. Khi chúng ta còn bé, hoặc ở trong bụng mẹ nếu chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, bình thường thì kinh lạc và huyệt đạo lúc nào cũng "đã thông", tức là dòng chảy năng lượng trong người chúng ta luôn lưu thông một cách uyển chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể.

    Dòng chảy năng lượng ở đây bạn có thể hình dung nó là hệ thống mạch máu và thần kinh trong cơ thể, giống hệt như những gì bạn đã học về cơ thể người trong bộ môn Sinh học hồi cấp 2. (*Trong Đông y có câu: "Thông bất thống, thống bất thông", có nghĩa là khi bị nghẽn tắc ở đoạn mạch máu nào đó, sẽ gây ra đau nhức, khi được thông thoáng sẽ không gây ra đau nhức)

    Huyệt là những vị trí có thể xảy ra tình trạng bị ứ tắc trên cơ thể người.

    Bấm huyệt là gì?
    Bấm huyệt tức là chúng ta tạo ra một lực nào đó thông qua động tác được gọi là Bấm để giúp vùng huyệt bị thay đổi, làm cho dòng chảy tại đó được khôi phục như lúc chúng ta đang khoẻ mạnh. Gọi là Bấm huyệt chỉ đơn giản là bởi vì kỹ thuật Bấm phổ biến nhất và cũng có hiệu quả tốt trong việc giúp đã thông huyệt. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta có nhiều những kỹ thuật khác để làm thông huyệt cũng rất hay và phổ biến như Gõ huyệt, Hơ nóng huyệt (dùng ngải cứu), Day huyệt, Cạo gió vùng huyệt (dùng dầu cao nóng), Châm cứu vào huyệt (dùng kim châm cứu), Véo huyệt, Điểm huyệt...

    Tại sao lại cần phải có nhiều kỹ thuật đến như vậy? Cũng đơn giản thôi, bạn cứ hình dung giống như bạn muốn khơi thông một cái ao nước lâu này bị tù túng, ứ trệ thì phải sử dụng nhiều động tác phối hợp với nhau như: cắt cỏ, nhổ cỏ chung quanh, rồi tát nước, đào đất, đắp chỗ nọ, be chỗ kia...việc làm nọ hỗ trợ việc làm kia và mục đích cuối cùng cũng là làm cho cái ao nước sạch hơn, nước lưu thông tốt hơn, nhờ đó có thể nuôi cá, nuôi vịt, thả rau để có lợi ích hơn

    Lưu ý có những huyệt không được bấm khi mang thai là huyệt Hợp cốc, Tam âm giao không bấm khi mang thai nhưng lại được bấm khi chuyển dạ thì lại rất hữu dụng.

    Làm sao để biết cách thức bấm huyệt là đúng hay sai?
    Thực ra cũng không quá khó để biết bấm huyệt đúng hay sai, bởi vì huyệt đạo nằm rải rác trên người chúng ta. Một khi huyệt đạo bị ứ tắc, trì trệ thì chúng ta sẽ bị đau nhức, mệt mỏi và đổ bệnh. Bệnh tật cũng ở trên người chúng ta, mà huyệt đạo cũng ở trên người chúng ta, chúng ta có thể cảm nhận được mình đang bị bệnh thì chúng ta cũng có thể cảm nhận được mình đã bấm đúng huyệt hay chưa, bởi vì cả 2 việc này thông suốt với nhau, cái này kết nối với cái kia.

    Vấn đề ở chỗ, chúng ta hay bị mơ hồ về Huyệt đạo do những sự hiểu lầm, tưởng tượng không đúng về Huyệt, giống như lúc trời nhập nhoạng tối mà chúng ta nhìn sợi dây tưởng đây là con rắn nên mới sợ hết hồn. Huyệt đạo thì còn bị làm cho biến hóa đủ "màu sắc" với rất nhiều điều kỳ lạ, bí ẩn từ những phim kiếm hiệp hoặc những sách vở được viết ra với sự mong muốn làm cho ngành Đông y thêm phần rắc rối.

    Nếu bạn tự mình bấm huyệt, thì việc đầu tiên là cần biết vị trí của huyệt (thường ở những chỗ khớp nối trên cơ thể), rồi khi tìm một lúc thể nào bạn cũng thấy một cái nơi lõm lõm, ấn vào thấy tức tức, căng căng và đó chắc chắn là huyệt rồi. Khi bấm đúng thì bạn sẽ cảm thấy "Đúng" bằng trực giác của mình, tức là tự nhiên trong vô thức bạn thấy như vậy là Đúng, và điều trực giác báo cho bạn thì chắc chắn là Đúng thật, bời vì trực giác và cảm giác do phần sâu của não mà ra, mà phần sâu của não thì luôn có sợi dây kết nối giữa bệnh tật và huyệt đạo, vì thế trực giác bảo đúng thì sẽ là Đúng.

    Còn nếu bạn đang ở trường hợp 50/50 thì hãy tiếp tục tìm kiếm vị trí của huyệt, thay đổi lực bấm, thay đổi kỹ thuật bấm thành day, ấn, véo, gõ... đồng thời chờ xem trực giác của bạn báo cho bạn cảm thấy điều gì, chắc chắn rằng nếu cẩn thận bạn sẽ biết được mình có bấm đúng hay chưa. Bấm đúng thì thấy dễ chịu, thích thú, muốn bấm tiếp còn bấm sai thì thấy "có sai sai gì đó", thấy không có cảm giác tê tức,và muốn thay đổi vị trí khác.

    Đơn giản chỉ là vậy thôi, hãy nhờ trực giác của chính bạn để kiểm chứng rằng, bạn đã bấm đúng huyệt hay chưa, do bộ ba Trực giác - Bệnh tật - Huyệt đạo hoàn toàn nằm trong người bạn, chúng được kết nối với nhau ở tầng sau trong hệ thần kinh, vì thế người ta mới có câu: "Chẳng ai hiểu được mình bằng chính mình".

    Tại sao xoa bóp bấm huyệt lại giúp khỏi bệnh?
    Xoa bóp bấm huyệt là gì?
    Trong nền y học cổ truyền cổ xưa, những người thầy thuốc đã phân loại các phương pháp có khả năng làm thay đổi tình trạng yếu thành khoẻ, tình trạng đau nhức thành dễ chịu, tình trạng căng thẳng thành thư giãn... thành 2 nhóm phương pháp chính:
    • Nhóm 1: Sử dụng các thứ vật chất ở bên ngoài như nước, cây cỏ, món ăn, gọi chung là phương pháp chữa bệnh dùng cây thuốc để làm thay đổi tích cực tình trạng sức khoẻ của con người
    • Nhóm 2: Sử dụng ngay chính cơ thể để chữa cho cơ thể, tức là tận dụng chính khả năng tự mình thay đổi, tự điều chỉnh của chính cơ thể người để làm thay đổi tốt hơn, người ta gọi chung đó là các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
    Tuy phân loại thành 2 nhóm như thế này, cả 2 phương pháp này đều phải dựa trên những gì sẵn có trong cơ thể người bệnh, nếu cơ thể người bệnh có đủ sức khoẻ thì phương pháp nào cũng dễ dàng làm thay đổi tích cực cho cơ thể đó, ngược lại nếu cơ thể nào bị thiếu sức khoẻ thì dù phương pháp có tốt đến mấy thì tác dụng nếu phát huy ra sẽ chậm chạp, khó khăn.

    Sức khoẻ ở đây chính là khả năng tự hồi phục ở bên trong từng cơ thể, khả năng này Đông y thường gọi là Nội lực, là là Nguyên Khí hay nói tóm lại là khả năng dự trữ và sử dụng năng lượng của cơ thể mỗi người. Nói cho đơn giản hơn, theo thời buổi hiện đại này thì người khoẻ giống như điện thoại sử dụng cục pin với dung lượng lớn và chất lượng tốt, còn người yếu là người có cục pin với dung lượng thấp, chất lượng không cao. Pin khoẻ thì cung cấp năng lượng đều đặn, liên tục trong mọi quá trình hoạt động làm cho mọi thứ được mượt mà, không bị "lác đác", còn pin yếu thì dùng một lúc là phải sạc, pin yếu thì máy chạy cà giựt, khó xử lý nhiều công việc cùng lúc.

    Hầu hết mọi người đều được sinh ra với năng lượng gốc rất tuyệt vời, hay nói cách khác là ba mẹ chúng ta đã cho chúng ta một cục pin chất lượng rất cao, giúp chúng ta có thể sử dụng được cả 100 năm, tuy nhiên dùng tốt xấu như thế nào lại còn phụ thuộc vào chúng ta là chính, nếu biết cách dùng thì bền, không biết cách dùng thì mau hỏng, nên người ta vẫn thường nói "Của bền tại người".

    Xoa bóp bấm huyệt vốn là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, có khả năng "sạc lại pin" cho cơ thể, càng xoa bóp bấm huyệt nhiều, càng làm đúng cách thì cơ thể càng được sạc lại tốt. Sạc lại pin ở đây tức là câu nói có ẩn dụ, với ý nghĩa là giúp cho cơ thể chuyển hoá từ trạng thái hết pin thành trạng thái còn pin, giống hệt như chuyển Âm thành Dương trong cục pin vậy. Càng làm nhiều, cơ thể càng được sạc lại nhiều, và pin lại càng bền.

    Điều đặc biệt là pin trong cơ thể là pin sinh học, hoạt động trên nguyên lý đủ rồi là nghỉ: Pin trí tuệ. Tức là nếu chúng ta thấy cơ thể mệt mỏi, rồi làm vài động tác xoa bóp bấm huyệt thì cơ thể sẽ thấy thoải mái, nếu như thấy thoải mái rồi thì tự nhiên không muốn làm xoa bóp bấm huyệt nữa. Nên chúng ta cứ sạc thoải mái, chẳng bao giờ sợ bị hỏng pin đâu.

    Một số tác dụng cụ thể của xoa bóp bấm huyệt
    Đoạn trên có phân tích về khả năng tái tạo năng lượng của cơ thể nhằm giúp cơ thể thay đổi trạng thái từ bệnh tật, ốm đau sang trạng thái khoẻ mạnh, tươi tắn. Dưới dây xin liệt kê một số những dữ liệu khoa học mà y học hiện đại đã khám phá và giải thích được tại sao việc Xoa bóp bấm huyệt lại có thể chữa được bệnh:
    • Tác dụng đối với hệ thần kinh: Cơ thể thông qua hệ thần kinh có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp bấm huyệt: Có rất nhiều tác giả cho rằng xoa bóp bấm huyệt có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ giao cảm, qua đó tạo ra những thay đổi tích cực, tốt đẹp trong một số hoạt động trong nội tạng và mạch máu.
    • Xoa bóp bấm huyệt có thể gây ra sự thay đổi điện não: Kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế
    • Tác dụng đối với da: có tác dụng trực tiếp đến da, và thông qua da sẽ có ảnh hưởng đến toàn thân
    • Ảnh hưởng đến toàn thân: các chất nội tiết tế bào được tiết ra khi xoa bóp bấm huyệt da thấm vào máu và có thể tăng cường sự hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da.
    • Ảnh hưởng cục bộ: xoa bóp bấm huyệt làm cho hô hấp của da tốt hơn, mạch máu co giãn có lợi cho việc tăng mức dinh dưỡng ở da, làm cho da có sự co giãn tốt, da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da, mặt khác xoa bóp bấm huyệt có thể làm nhiệt độ của da tăng lên do mạch tại chỗ và toàn thân được co giãn.
    Tác dụng đối với cơ bắp, gân, khớp:
    • Đối với cơ bắp: làm gia tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ bắp và phục hồi sức khoẻ cho cơ bắp nhanh hơn khi không xoa bóp bấm huyệt. Khi các cơ bắp làm việc quá căng, gây ra phù nên bị co cứng và gây ra đau nhức, cho nên xoa bóp bấm huyệt có thể giải quyết tốt các triệu chứng này. Bấm huyệt có khả năng chữa teo cơ rất tốt. Ngoài ra, có thể có tác dụng làm tăng sự dinh dưỡng cho cơ bắp.
    • Đối với gân, khớp: làm gia tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy sự tiết ra dịch trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp. Còn có thể áp dụng để chữa bệnh khớp.
    Tác dụng đối với sự tuần hoàn:
    • Tác dụng đối với máu huyết. Một mặt xoa bóp bấm huyệt làm co giãn mạch, trở lực trong mạch giảm đi, mặt khác khi xoa bóp bấm huyệt sẽ trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp bấm huyệt vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
    • Đối với người có huyết áp cao ít chịu luyện tập, xoa bóp bấm huyệt có thể làm hạ áp huyết. Xoa bóp bấm huyệt trực tiếp ép vào mạch bạch huyết, nên giúp cho sự tuần hoàn bạch huyết nhanh và tốt hơn, do đó có thể có tác dụng chống viêm.
    Tác dụng đối với hệ hô hấp, tiêu hoá và quá trình trao đổi chất:
    • Đối với hệ hô hấp: khi xoa bóp bấm huyệt thở sâu hơn có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác dụng tốt để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi…
    • Đối với sự tiêu hoá: có tác dụng tăng cường nhu động của bao tử, của ruột và cải thiện chức năng về tiêu hoá. Khi chức năng tiết dịch tiêu hoá kém, bấm huyệt sẽ kích thích mạnh để tăng tiết dịch. Khi chức năng tiết dịch tiêu hoá quá nhiều, bấm huyệt kích thích vừa hoặc nhẹ để giảm tiết dịch này.
    • Đối với quá trình trao đổi chất: xoa bóp bấm huyệt làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra, nhưng sẽ không làm thay đổi độ axit trong máu.
    ST
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Đọc thêm:

    Huyệt là gì?
    Tên gọi và định nghĩa:

    Huyệt có các tên gọi khác nhau: huyệt, tiết, hội, không, khí huyệt, khí phủ (Nội kinh), khổng huyệt (Giáp ất kinh), huyệt đạo (Thái bình thánh huệ phương), du huyệt (Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh), huyệt vị (Thần cứu kinh luận). Ở Việt Nam cũng dùng vơi tên: huyệt, huyệt vị, huyệt đạo, du huyêt. Bài viết này dùng tên huyệt.

    Có các định nghĩa về huyệt như sau:
    • Huyệt là nơi ra vào lưu hành của thần khí, không phải là da, gân, xương. Có thể coi đây là định nghĩa chung của huyệt ở bất cứ tổ chức nào của cơ thể người.
    • Huyệt là nơi mạch khí phát ra, dùng để chỉ huyệt của kinh mạch.
    • Huyệt là nơi khí của ngũ tạng lục phủ xuất ra ở 12 kinh mạch, mỗi kinh mạch đều có tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Lục phủ lục tạng có 12 huyệt nguyên, huyệt nguyên là nơi tập trung khí hoá và dinh dưỡng của 365 huyệt bẩm thụ từ ngũ tạng
    • Huyệt là nơi khí của tạng phủ xuất ra ở lưng, ngực bụng. Du và mộ là tên gọi chung huyệt của ngũ tạng, ở bụng thuộc âm là mộ, ở lưng thuộc dương là du, mộ là nơi khí tụ lại, du là nơi kinh khí từ đó phát ra da.
    • Du huyệt là những huyệt nằm ở sau lưng
    • Huyệt Bát hội là nơi kinh khí của tạng, phủ, cân, côt, mạch, huyêt, khí, tuỷ trong khi vận hành tập trung lại ở đó.
    • Ở kinh cân điểm đau là huyệt
    • Huyệt là nơi vệ khí lưu hành, nơi tà khí xâm nhập và cơ thể và lưu lại, và phải dùng châm cứu để đuổi tà khí đi
    • Mỗi bộ phận trong cơ thể có huyệt đại diện cho mình
    Hệ thống huyệt tương tự như hệ thống cơ quan cảm thụ của y học hiện đại
    Huyệt là nơi thần khí ra vào lưu hành có thể hiểu đó là nơi liên thông cơ thể với ngoại cảnh, nơi cơ thể đáp ứng (xuất), tiếp nhận (nhập), lưu hành (làm việc không ngừng). Y học hiện đại cũng có một bộ phận có chức năng như vậy, đó là hệ thống bộ phận cảm thụ. Các bộ phận này chính là đầu dây thần kinh tự do, các tiểu thể, các tận cùng có và không có myelin ở chân lông, cụ thể là:
    • Tiếp nhận cảm giác sờ mó, đụng chạm (xúc giác): phân bố ở da, chân lông, đầu ngón tay, chân, lưỡi, núm vú, ở dưới da, lớp sâu của da, bao khớp, dây chằng mang liên cốt (xương), màng xương, cân mạc treo, vỏ bao mạch máu, mô liên kết giữa các tạng.
    • Tiếp nhận cảm giác nóng lạnh: số lượng thụ thể lạnh gấp 3 lần thụ thể nóng
    • Tiếp nhận cảm giác đau: phân bố ở lớp nông của da, màng xương, thành động mạch mặt khớp, màng não. Ở lướp sâu có ít thụ thể đau hơn.
    • Đáp ứng với cảm giác bản thể (sâu): Đáp ứng với sự trương lực cơ bắp có phần cảm nhận của suốt thần kinh cơ bắp, đáp ứng với cảm giác ở gân có tiểu thể Golgi
    • Đáp ứng với thay đổi của tạng phủ: là các tận cùng của phó giao cảm, tận cùng giao cảm sẽ sản xuất các chất hoá học nhằm điều chỉnh hoạt động của các tạng phủ để giúp cho chúng trở lại trạng thái bình thường

    Suốt thần kinh cơ: Sơ đồ cung phản xạ căng cơ

    Huyệt đạo là nơi lưu hành của nguyên khí, mà nguyên khí thì cần phải trở về trung tâm (huyệt Mệnh môn) để tái tạo sự cân bằng tự nhiên vốn có, vì thế khi dùng huyệt để chữa bệnh thì cần phải làm thế nào đó để huyệt phát huy tác dụng mang khí trở về trung tâm. Nhưng làm sao chúng ta có thể biết nguyên khí đã về trung tâm hay chưa? Có những dấu hiệu sau giúpcho chúng ta có thể nhận biết là nguyên khí đã về nhà (quy nguyên) hay chưa:

    1/ Cảm thấy trong người rất thoải mái, dễ chịu, cân bằng
    2/ Trong tâm xuất hiện cảm giác an lành, trong sáng, không còn nghĩ ngợi về quá khứ, tương lai
    3/ Khi xem mạch thấy xuất hiện mạch bình thường
    4/ Mọi cử động đi, đứng, nằm, ngồi đều tự nhiên, toàn diện, nhẹ nhõm, dễ dàng

    ST

    Comment

    Working...
    X