Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đường chỉ đen trên lưng con tôm là gì? Có nên loại bỏ ra hay không?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đường chỉ đen trên lưng con tôm là gì? Có nên loại bỏ ra hay không?

    Về đường chỉ đen trên lưng con tôm. Thực ra đây chính là hệ tiêu hóa dạ dày, đại tràng của tôm. Đường chỉ này có màu đen nhạt và đi dọc theo sống lưng tôm nên khá dễ nhận thấy.

    Khi sơ chế con tôm, nhiều người cho rằng, cần phải lấy ra đường chỉ đen trên lưng tôm để làm sạch con tôm hoàn toàn. Vậy có nhất thiết phải lấy đường chỉ trên lưng tôm ra khi chế biến không là một trong những câu hỏi được đặt ra khi sơ chế con tôm.

    Khi làm sạch tôm thường sẽ phải loại bỏ phần đầu và đuôi tôm. Đầu tôm là nơi chứa chất thải của tôm nên cần phải được làm sạch sẽ nếu muốn ăn phần đầu, hoặc loại bỏ hoàn toàn.

    Đường chỉ đen trên lưng tôm
    Thực chất đây chính là hệ tiêu hóa dạ dày, đại tràng của tôm. Đường chỉ này có màu đen nhạt và đi dọc theo sống lưng tôm nên khá dễ nhận thấy ra.

    (Minh họa)

    Không Nhất Thiết Phải Bỏ Đường Chỉ Đen Trên Lưng Tôm

    Phần lớn thiên hạ nghĩ rằng đã là đường tiêu hóa thì cần phải loại bỏ đi. Tuy nhiên không nhất thiết phải bỏ nếu đó là một loại tôm nhỏ. Việc bỏ đi sẽ khiến cho bạn mất kha khá thời gian mà chất lượng tôm vẫn như vậy, để lại đường chỉ ở tôm nhỏ cũng không có hại gì nhiều cho sức khỏe.

    Đối với loại tôm lớn, việc bỏ đường chỉ đi sẽ mang lại cảm giác sạch sẽ hơn nên bạn có thể bỏ đi phần này. Đặc biệt đối với các món tôm ăn sống như tôm sú mù tạc, sashimi tôm… thì cần phải làm sạch sẽ tôm nhiều nhất nếu có thể.

    (Minh họa)
    Còn khi bạn không có nhiều thời gian, khi chế biến tôm chín kỹ thì về nguyên tắc, bạn không cần bỏ đường chỉ này đi cũng được do tôm đã được làm chín, các vi khuẩn hoặc ấu trùng có hại trong hệ tiêu hóa của tôm cũng theo đó mà bị tiêu diệt hoàn toàn. Bạn có thể yên tâm thưởng thức mà không cần phải lo nghĩ đến việc dạ dày tôm có chứa thứ gì hay không.

    Bên cạnh đó, việc loại bỏ đường chỉ tôm cũng đem lại mỹ quan hơn cho món ăn và cả cảm giác vệ sinh sạch sẽ. Đối với những thực khách khó tính điều này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cảm thụ hương vị món ăn. Tôm còn đường chỉ đen này sẽ khiến cho việc cảm nhận món tôm giảm đi đáng kể vì thiếu sạch sẽ.

    (Minh họa)

    Hướng Dẫn Bỏ Đường Chỉ Đen Trên Lưng Tôm
    Lấy Chỉ Đen Và Giữ Lại Vỏ Tôm
    • Cách 1: Dùng kéo cắt phần vỏ dọc lưng tôm. Sau đó khéo léo lấy đường chỉ ra và gỡ bỏ khỏi thân tôm. Cố gắng đừng để phần lưng tôm nát vỏ quá nhiều sẽ làm mất mỹ quan của món ăn.
    • Cách 2: Cách này hiệu quả hơn so với dùng kéo vì đảm bảo được phần lưng tôm không bị nát quá nhiều. Đếm ngược từ đuôi tôm lên tới phần rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm, lấy 1 que tăm xiên ngang bên dưới đường chỉ đen tại vị trí đốt thứ 2 từ đuôi lên và rút đường chỉ đen ra ngoài.

    (Minh họa)

    Lấy Chỉ Đen Ra Và Bỏ Phần Vỏ Tôm
    • Cách 1: Sau khi lột vỏ tôm. Dùng kéo hoặc dao khứa nhẹ tách phần lưng tôm ra thành rãnh nhỏ, sau đó lấy đầu nhọn khều đường chỉ đen rút ra bỏ đi.
    • Cách 2: Sau khi lột vỏ tôm. Dùng tăm khều nhẹ phần chỉ rồi lôi dọc theo sống tôm bỏ phần chỉ ra ngoài

    (Minh họa)
    Như vậy, mặc dù đường chỉ đen trên lưng tôm là đường tiêu hóa của chúng nhưng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến nhiều cho sức khỏe. Vì vậy, tùy theo sở thích hoặc độ đẹp mắt cho món ăn mà bạn có thể lựa chọn việc gỡ bỏ chúng trước khi chế biến hay không!

    ST
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Vậy mà có bài viết khác cho rằng, "Phải lấy ra đường chỉ đen vì sẽ gây nguy hiểm nếu ăn phải"?? Nên tin ai đây??
    Xin mời đọc ở đây:

    Đừng ăn 3 bộ phận cực độc này của Tôm nếu muốn sức khỏe không bị xấu đi

    Tôm là một món ăn ưa thích và có nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên có 3 bộ phận cực độc của tôm mà các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên nên hạn chế không ăn, kẻo gây hại cho sức khỏe.



    (Minh họa)
    Có rất nhiều loại tôm khác nhau trên thế giới, tùy vào từng vùng địa lý và điều kiện tự nhiên của nơi đó mà các loài tôm có những đặc điểm riêng biệt về hình dáng, màu sắc, kích thước và cách sinh sống. Dưới đây là một số loại tôm phổ biến:
    • Tôm sú (Penaeus monodon)
    • Tôm hùm (Homarus americanus)
    • Tôm tít (Macrobrachium rosenbergii)
    • Tôm hồng (Litopenaeus vannamei)
    • Tôm tươi (Metapenaeus ensis)
    • Tôm càng xanh (Scylla serrata)
    • Tôm tít trắng (Macrobrachium nipponense)
    • Tôm tít đồng (Macrobrachium equidens)
    • Tôm chân trắng (Penaeus indicus)
    • Tôm nước lợ (Mysis relicta)
    Những bộ phận "cực độc" của con tôm bao gồm:
    * Vỏ tôm
    Nhiều người thường cho rằng ăn tôm thì cần phải ăn cả vỏ để giúp chắc khỏe xương vì phần vỏ tôm mới chứa nhiều calcium. Nhưng sự thật là calcium trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.

    Thành phần chính của vỏ tôm cứng là do chứa chất chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nên khi bạn ăn phần vỏ này vừa không ngon vừa chẳng có chất gì đặc biệt tốt cả.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn calcium chủ yếu của tôm là từ phần thịt tôm nên bạn cứ ăn phần thịt của tôm là đủ.

    * Đầu tôm
    Thói quen của nhiều người là ăn tôm phải ăn cả đầu vì cho rằng đầu tôm có chứa nhiều calcium, nhất là phần mắt tôm rất tốt cho sức khỏe.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì trong đầu tôm có một túi chứa chất thải của tôm nên chứa khá nhiều kim loại nặng như thủy ngân (arsenic).

    Khi bạn ăn nhiều đầu tôm quá có thể gây nhiễm độc cho cơ thể. Đặc biệt, những phụ nữ đang mang thai trong ba tháng đầu có thể gây ra dị tật thai nhi nếu ăn quá nhiều đầu tôm.

    Nếu đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì càng không nên ăn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến bị đen ở đầu.

    * Đường chỉ đen ở lưng tôm
    Ở lưng con tôm có một đường chỉ đen. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và ruột. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đường này ở những con tôm to.

    Thông thường, đường chỉ tôm không gây hại cho sức khoẻ bởi vì khi chế biến ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong đó sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, để món ăn được ngon và sạch hơn, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm trước khi được chế biến.

    ST





    Comment


    • Font Size
      #3
      Người ta thường nói "dòng họ tôm kít lộn lên đầu" thì chắc là đây

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by BánhBèo View Post
        Người ta thường nói "dòng họ tôm kít lộn lên đầu" thì chắc là đây
        Thật ra nếu để ý kỹ, sẽ có 2 đường chỉ đen trên con tôm, một trên lưng và một chạy dài dưới bụng. Nếu kỹ nên dùng cây tăm để lấy ra hết cho sạch sẽ mà ăn. Từ lúc tôi nghe thầy Lý Phước Lộc phân tích về bệnh gout và giải thích về nơi mà loại hải sản này đang sinh sống và chỉ ăn bùn sình (dơ) để sinh tồn thì tôi đã bớt ăn nhiều lắm, nhất là cua biển!!

        Comment


        • Font Size
          #5
          Originally posted by SG99m View Post

          Thật ra nếu để ý kỹ, sẽ có 2 đường chỉ đen trên con tôm, một trên lưng và một chạy dài dưới bụng. Nếu kỹ nên dùng cây tăm để lấy ra hết cho sạch sẽ mà ăn. Từ lúc tôi nghe thầy Lý Phước Lộc phân tích về bệnh gout và giải thích về nơi mà loại hải sản này đang sinh sống và chỉ ăn bùn sình (dơ) để sinh tồn thì tôi đã bớt ăn nhiều lắm, nhất là cua biển!!
          Sắp tới mùa cherry, ai bi bệnh GOUT thì nên mua về ăn chắc sẽ bớt và nhiều người thấy bớt. Tôi thấy trong thuốc chữa bệnh này có nhiều thành phần trái cherry. Một ngày ăn vài trái cũng tốt

          Comment

          Working...
          X