Announcement

Collapse
No announcement yet.

Điểm mặt gọi tên những hợp chất gây ra hôi miệng, hôi nách, hôi chân

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Điểm mặt gọi tên những hợp chất gây ra hôi miệng, hôi nách, hôi chân

    Nếu phải đứng cạnh một người vừa mới ăn tỏi bước lên xe bus hoặc vào trong thang máy, quả thực là một thảm họa. Tương tự là những người chẳng may có mùi hôi nách quá nồng. Hoặc tệ hơn là một người vô ý vô tứ xì hơi ở nơi công cộng.

    Vậy, thủ phạm là ai? Đó là một câu hỏi mà bạn có thể nhìn từ nét mặt để đoán ra được. Nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi về những mùi hôi trên cơ thể thực sự đến từ đâu? Hợp chất hóa học nào là thủ phạm cuối cùng gây ra mùi hôi trong miệng, dưới cánh tay, trong đường tiêu hóa và trên đôi vớ của bạn.
    Hãy cùng tìm hiểu xem:

    Mùi hôi trong miệng
    Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng chính là từ các vi khuẩn đang có mặt trong đó. Những vi khuẩn trên răng, kẽ nướu, trên lưỡi hay trong vòm họng của bạn đang liên tục trao đổi chất và thải ra các chất dư thừa. Các chất hóa học này có mùi và hỗn hợp mùi đó đã tạo ra chứng bị hôi miệng.

    Đóng góp chính vào mùi hôi trong miệng của bạn là các hợp chất dễ bay hơi của lưu huỳnh (volatile sulfur compounds – VSC). Chẳng hạn như hydrogen sulfide (H2S) có mùi trứng thối, methanethiol (còn được gọi là methyl mercaptan – CH4S) có mùi của bắp cải thối, và dimethyl sulfide ((CH3)2S) có mùi tương tự như tỏi.

    Ở một nồng độ thấp, mũi người không thể ngửi thấy các hợp chất này. Nhưng ở ngưỡng khiến cho mọi con mắt trong thang máy đổ dồn về bạn cũng không quá cao. Chẳng hạn, nồng độ hydrogen sulfide (H2S) lên đến mức 0,00047 phần triệu đã có thể được ngửi thấy bằng mũi người.

    (Minh họa)

    Ngoài các hợp chất chính có gốc lưu huỳnh gây ra hơi thở có mùi, một số hợp chất phụ khác cũng đóng góp vào vấn đề, và chúng có thể đến từ đồ uống hoặc loại thực phẩm mà bạn ăn. Lấy ví dụ:
    – Một bài báo khoa học trên tạp chí Journal of Breath Research tìm thấy hợp chất 3-mercapto-3-methylbutylformate sau khi uống cà phê khiến cho hơi thở của bạn có mùi giống mùi hôi của những con mèo.
    – Hơi thở sau khi bạn ăn tỏi đến từ allyl methyl sulfide, một sản phẩm của quá trình phân hủy tỏi.
    – Sau khi ăn thịt hoặc cá cũng khiến cho hơi thở bạn tỏa ra mùi nồng khó chịu. Đó là do vi khuẩn phân giải protein và tạo ra các hợp chất dễ bay hơi như cadaverineputrescine. Một miếng thịt hoặc một con cá để lâu ngày ngoài trời cũng sinh ra những mùi thối rữa này.

    Những vi khuẩn trên răng, kẽ nướu, trên lưỡi hay trong vòm họng của bạn đang liên tục trao đổi chất và thải ra các chất dư thừa có mùi hôi.

    Mùi thối khi bạn xì hơi
    Các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh một lần nữa phải chịu trách nhiệm cho mùi hôi của khí trong đường tiêu hóa. Hợp chất chính chứa lưu huỳnh ở đây là hydrogen sulfide (H2S), tiếp theo là methanethioldimethyl sulfide.

    Bạn có thể thắc mắc rằng, không biết lý do tại sao mà các khoa học gia có thể phát hiện ra chúng. Bây giờ, bạn có thể dễ dàng thu thập khí xì hơi của một người và sử dụng một cỗ máy gọi là sắc ký khí (Gas chromatography) để biết được các thành phần hóa học có trong đó.

    Nhưng ngay cả khi không có một thiết bị hiện đại như vậy trong tay, các chuyên gia vẫn có thể nghiên cứu những hỗn hợp khí trong đường tiêu hóa của bạn theo một cách khác, thô sơ và thủ công hơn.
    Một cuộc nghiên cứu vào năm 1998 đăng trên tạp chí British Society of Gastroenterology đã tuyển dụng 16 tình nguyện viên và cho mỗi người ăn 200 g đậu pinto. Sau đó, họ thu thập mẫu khí trong ruột già của những tình nguyện viên bằng một ống luồn từ hậu môn vào trực tràng.
    Trong phần đặc biệt nhất, hai tình nguyện viên có kinh nghiệm ngửi các loại khí gốc lưu huỳnh sẽ được mời đến. Các chuyên gia bơm từ từ hỗn hợp khí đã thu được qua một chiếc ống để cách mũi hai giám khảo này 3 cm. Mỗi tình nguyện viên sẽ hít một vài hơi, rồi đánh giá mùi họ ngửi thấy theo thang đo từ 1 (không có mùi), đến 8 (rất khó chịu).

    Nghiên cứu này đã cho ra một kết quả ngạc nhiên. Đó là mùi xì hơi của nam giới và phụ nữ khá khác nhau. Cả hai tình nguyện viên đều đánh giá nồng độ hydrogen sulfide (H2S) có trong mẫu của những người phụ nữ cao hơn, và chúng nặng mùi hơn đáng kể.
    Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng những người đàn ông có lượng khí trong trực tràng nhiều hơn, do vậy, mỗi cú xì hơi của họ cũng sẽ lớn hơn.

    Mùi hôi nách
    Mỗi cm vuông dưới cánh tay của bạn đang là ngôi nhà cho khoảng 1 triệu con vi khuẩn. Đó là lý do mà tại sao, mồ hôi của bạn vốn dĩ không có mùi, nhưng sau khi chúng được chuyển hóa bởi vi khuẩn, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

    (Minh họa)

    Mùi hôi nách được sinh ra từ sự kết hợp của hai chất hữu cơ không có chứa lưu huỳnh. Một trong số đó là Axit 3-methyl-2-hexenoic được mô tả là có mùi giống như những con dê. Hợp chất còn lại là Axit 3-hydroxy-3-methylhexanoic có mùi giống như cây thì là.
    Ngoài ra, mùi hôi nách còn có thể đến từ một hợp chất chứa lưu huỳnh là 3-methyl-3-sulfanylhexan-1-ol có mùi như hành tây. Điều đặc biệt là ở chỗ, giới khoa học còn xác định được một hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi trái cây trong mồ hôi nách, nhưng đáng tiếc, tỷ lệ của hợp chất này không cao, nên không át được các mùi khó chịu khác.

    Mồ hôi của bạn vốn dĩ không có mùi, nhưng sau khi chúng được chuyển hóa bởi vi khuẩn, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

    Mùi hôi chân
    Một lần nữa, mồ hôi là yếu tố chính gây ra mùi hôi chân, tuy nhiên, cũng như mùi hôi nách, bản chất mồ hôi chân không có mùi. Mùi của nó phát sinh ra chỉ từ các vi khuẩn hình thành dưới chân bạn mà thôi.
    Ngoài các hợp chất methanethiol đã kể ra ở phía trên, hai trong số các hợp chất khác phải chịu trách nhiệm cho mùi hôi ở chân của bạn là axit propanoicaxit isovaleric. Axit propanoic được mô tả có mùi hăng, mùi chua và mùi ôi. Trong khi axit isovaleric gây ra mùi ôi giống như phô mai lên men.

    Tham khảo Compoundchem
    Attached Files
Working...
X