Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ăn tôm tuy rất bổ, nhưng phải biết phân biệt giữa loại tôm nuôi và tôm đánh bắt

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Ăn tôm tuy rất bổ, nhưng phải biết phân biệt giữa loại tôm nuôi và tôm đánh bắt

    Dù là loại tôm nào đi chăng nữa thì tôm tự nhiên được đánh bắt cũng không bao giờ có thể bị sẫm màu như loại tôm nuôi. Ai thích ăn tôm phải biết cách để phân biệt rạch ròi trước khi mua.

    Tôm là một món ăn hải sản rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là có hàm lượng calcium dồi dào nên thường được bổ sung trong các bữa cơm ở gia đình. Trong khi tôm được đánh bắt thì thịt sẽ ngọt hơn, dai hơn, ăn ngon hơn rất nhiều nhưng có nhiều người không biết cách để phân biệt ra giữa tôm nuôi và tôm đánh bắt. Người bán tôm bật mí cho chúng ta biết cách để phân biệt rất đơn giản, chỉ cần nghe qua một lần là khi thực hiện sẽ khó bị nhầm lẫn.


    Cách phân biệt tôm nuôi và tôm đánh bắt ngoài thiên nhiên
    Nhiều chị em đi chợ thường không biết cách chọn lựa tôm, cứ thấy chổ nào có tôm là mua, nhất là loại tôm con sống, đang "nhảy nhót" trong thau, chậu. Tuy nhiên, mọi người nên nhớ rằng giá bán của tôm đánh bắt luôn mắc tiền hơn loại tôm nuôi. Và có lẽ do vậy mà một số gian thương cố tính đánh tráo tôm nuôi thành tôm đánh bắt nhằm kiếm được lời nhiều hơn. Vì vậy, để tránh bị hớ khi đi chợ, chị em có thể học cách phân biệt giữa tôm nuôi với tôm đánh bắt theo bài viết dưới đây, bảo đảm rất khó bị "qua mặt" được.

    Đầu tiên, các chị em nên quan sát con tôm. Nếu tôm nuôi thì thường có vỏ sẫm màu hơn, thịt không được chắc và khi ăn vào không có vị ngọt tự nhiên. Còn đối với tôm đánh bắt, lớp vỏ màu sáng hơn, thịt chắc hơn và khi ăn vào, chị em sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên.

    Tôm đánh bắt ngoải thiên nhiên cũng phải chọn tôm tươi, nếu không sẽ rất khó ăn và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình. Cách nhận biết không hề khó khăn, các chị em nên chọn tôm bơi khỏe, nhảy tanh tách với lớp vỏ cứng, nhìn qua màu sắc tôm vẫn sáng bóng, tươi rói. Không những thế, càng và chân của tôm không bị gãy, thớ thịt bên trong chắc chắn, bám chặt lấy phần vỏ.

    Nếu trường hợp vỏ tôm đã chuyển sang màu trắng đục, mắt đục hoặc có màu hơi hồng, thân tôm cứng, thẳng đơ và to mập bất thường, phần đầu và thân của con tôm gần như rời khỏi nhau. Bên trong tôm có nước nhớt chảy ra ngoài và chân tôm chuyển sang màu đen thì tuyệt đối không nên mua dù giá có rẻ đến mức nào.

    Nếu mua tôm đã được đánh bắt và luộc chín trên ghe tàu trước khi được bày bán, cần kiểm tra phần đuôi tôm để xác định mức độ tươi của chúng. Hãy kéo thẳng con tôm và đưa ra ngoài ánh sáng để xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Các khớp càng rộng chứng tỏ thịt tôm đã không còn tươi vì chúng có thể bị nấu quá lâu hoặc đã được để đông lạnh trong một thời gian dài.

    Một số món ngon từ con tôm
    1/ Tôm chiên
    Tôm chiên là một món ăn được chế biến đơn giản nhưng hương vị lại hấp dẫn vô cùng, thơm ngon, làm bất cứ ai đã từng thưởng thức qua rồi cũng phải ghiền. Tôm được tẫm lớp bột chiên giòn giòn rụm, bên trong thì vẫn giữ được độ tươi ngon vốn có, món ăn sẽ càng hấp dẫn nếu được chấm với ít tương ớt cay cay.

    2/ Tôm nướng
    Nếu bạn từng yêu thích những món ăn thanh đạm, không chứa quá nhiều dầu mỡ thì đương nhiên là tôm nướng thơm lừng sẽ là một sự lựa chọn thích hợp tuyệt vời rồi.

    Ngoài món tôm nướng muối quen thuộc thì bạn cũng có thể kết hợp sử dụng tôm cùng các nguyên liệu như phô mai, bơ tỏi, hay sa tế, bảo đảm sẽ giúp ngon miệng thật nhiều và khó quên hương vi thơm tho, đậm đà.

    (Minh họa)

    3/ Tôm hấp
    Để giữ được độ dai dai cùng vị tươi ngọt nguyên xi của tôm thì cách tốt nhất là đem tôm đi hấp, vừa tiện lợi, dễ làm, lại khiến cho người ăn phải trầm trồ khen ngon. Tôm hấp bia hay hấp sả đều là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nhớ làm thêm một chén nước mắm chua ngọt hay muối ớt xanh, với hai thứ này mà kết hợp lại, phải nói là không thể chối từ được.

    4/ Tôm xào
    Tôm xào là một món ăn quá quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình, tôm được coi là loại thực phẩm quốc dân, có thể kết hợp với đa số các loại rau, củ tạo ra một món ăn đậm chất dân dã mà không kém phần thơm ngon. Món tôm xào mà ăn với cơm nóng, quây quần bên gia đình thì còn gì tuyệt vời cho bằng.

    5/ Tôm rang
    Bạn đang loay hoay chưa biết sẽ làm gì với mớ tôm mới mua thì thử làm tôm rang xem ra sao nhé, món ăn đậm đà với sự kết hợp hoàn hảo với các nguyên liệu thịt, trứng muối. Tôm được tẩm ướp gia vị vừa ăn, khi rang lên thì toả ra hương vị ngào ngạt, quyện cùng thịt heo béo thơm, ăn cùng chén cơm nóng thì quả thật là hao cơm lắm!!

    ST

    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Ai không nên ăn tôm?

    (Minh họa)

    Tôm là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn tôm.
    Tôm vốn là một trong số rất ít các loại thực phẩm mà vừa ít năng lượng lại vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein có trong tôm rất cao.

    Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18,4g protein trong đó, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.
    Thế nên, ngoài sữa, trứng hay thịt cá thì tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp protein hàng đầu mà bạn chắc chắn phải ghi nhớ.

    Tôm tuy ngon, bổ như vậy, nhưng không phải ai cũng nên ăn thực phẩm này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là những người không nên ăn tôm:

    1) Người bị ho: Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ra ngứa và ho. Do vậy, những người đang bị ho nên hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng ho kéo dài lâu hơn. Khi ăn cần lưu ý chỉ ăn phần thịt tôm. Trong trường hợp bạn bị ho do dị ứng thì cũng nên kiêng ăn tôm đến khi khỏi bệnh hẳn.

    2) Người đang có triệu chứng bị viêm: Tôm là nhóm thực phẩm có thể làm cho triệu chứng bị viêm trở nên nặng hơn, bệnh nhân bị bệnh về u bướu tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

    3) Người bị đau mắt đỏ: Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh tôm thì khi bị đau mắt đỏ, bạn cũng không nên ăn các chất tanh của loài hải sản như cua, mực, cá...

    4) Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp: Nên ăn ít hải sản, bởi vì hải sản có nhiều chất iốt, có thể làm cho bệnh này trở nên trầm trọng hơn.

    Những người bị ho nên bóc vỏ khi ăn tôm. (Ảnh minh họa)

    5) Người có hàm lượng cholesterol cao: Trong 100 gr tôm chứa đến 152 mg cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ cao hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

    6) Người đang bị hen suyễn: Ăn tôm có thể gây kích thích vùng họng, làm co thắt khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn rất tai hại cho sức khỏe.

    7) Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và bị viêm khớp: Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp số lượng purine quá mức, sẽ dễ làm lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

    8) Người bị dị ứng hải sản: Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm, dễ gây ra bị nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

    Những bộ phận của tôm không nên ăn
    - Vỏ: Sự thật là calcium trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn calcium chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.
    - Đầu: Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như arsenic (thủy ngân). Đối vớiphụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng thủy ngân thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật ở thai nhi hoặc bị sảy thai. Tôm to cần chế biến cho thật sạch, loại bỏ đầu để bảo đảm an toàn khi ăn. Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại nặng, các chất độc hại, ký sinh trùng.
    - Đường chỉ đen trên lưng tôm: Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa bao tử và ruột già. Đường chỉ này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì nhiều đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi được nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch sẽ và yên tâm hơn.


    Comment

    Working...
    X