Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giáo Sư Thời VIỆT NAM CỘNG HÒA

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Giáo Sư Thời VIỆT NAM CỘNG HÒA

    Ngày 25.04.1974 là ngày đáng nhớ trong đời tôi; đó là ngày lần đầu tiên tôi cầm phấn bước lên bục giảng với chức danh giáo sư trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt.
    Click image for larger version

Name:	th%E1%BA%BB+d%E1%BA%ADy+h%E1%BB%8Dc-b.PNG?format=500w.png
Views:	497
Size:	306.7 KB
ID:	161856
    hình chụp lại từ thẻ giáo sư VNCH. Thao Pham Quang

    Sau bao năm đèn sách và lánh xa những thú vui vô bổ, tôi đã bắt đầu có danh phận với đời, có tiền, không những có thể sống tự lập cho mình mà còn nuôi thêm được một người cháu học lớp 12 đến ở chung nữa. Người cháu này gần ngày 30.04.1975 đã di tản sang Mỹ và đã chi toàn bộ số tiền cho tôi sang Mỹ chơi vào tháng 6 năm 1995, khi ấy Việt Nam vẫn chưa lập bang giao với Mỹ, đi đến được Mỹ lúc ấy được coi như lên thiên đàng.

    Thật ra chức danh giáo sư được dịch từ tiếng Pháp là professeur chỉ là nói đến tính cách thầy dạy một môn chuyên biệt (profession). Khi còn ở bậc tiểu học, một ông thầy dạy tất cả các môn nhưng khi lên trung học, mỗi thầy sẽ dạy chuyên về một môn nên các thầy giáo bậc tiểu học được gọi là giáo viên và ở bậc trung học được gọi là giáo sư, từ giáo sư không có gì là ghê gớm! Sau này ngưới ta thổi giá chữ giáo sư lên để có cớ bán văn bằng, lo lót, chạy chọt cho có chức vụ, vị thế với đời nên chữ giáo sư mới trở thành có giá!

    Thầy giáo thời ấy bắt buộc phải có văn bằng tương ứng với môn mình giảng dạy, tôi học hai phân khoa: khoa học và sư phạm mới đủ điều kiện dạy toán lý hóa. Các văn bằng thời ấy phải thi cực kỳ khó mới đậu được, không có chuyện bè phái, thân quen hay lo lót tiền bạc, hối mại quyền thế mà được! Thời ấy, để nộp đơn xin việc chỉ cần một tờ đơn có đính kèm các văn bằng mình đang có để chứng tỏ khả năng chuyên môn của mình là đủ; không cần sơ yếu lý lịch, không cần hộ khẩu, không cần bằng khen, không cần giấy chứng nhận có công với cách mạng như bây giờ; sự chọn lọc thời ấy rất công bằng, mọi người có khả năng đều có cơ hội làm việc.

    Ngày ấy, lương của một thầy giáo trường công lập cũng đủ sống một cuộc sống ung dung, thanh bạch. Tuy nhiên, nếu dạy giỏi, được các học trò yêu thích, thì các thầy cô cũng có thể dạy thêm, kiếm thêm tiền không ai cấm. Riêng các thầy cô dạy các lớp luyện thi thì thu nhập rất dư giả, có xe hơi, nhà lầu được. Thời ấy không có chuyện thầy giáo dạy ở trường thì ít, dạy mánh ở nhà thì nhiều để buộc học sinh phải học thêm mới làm được bài như bây giờ!

    Sau ngày khói thuốc súng đen 30.04.75 bao trùm Miền Nam Việt Nam, lớp người trẻ có học như chúng tôi tan tác. Các bạn thời sinh viên chung với tôi, người thì gánh mắm tôm cho mẹ ra chợ bán, người thì đi nhặt mủ cao su… còn tôi tuy vẫn còn dạy học nhưng phải tranh thủ thời giờ không đến lớp để đi buôn quần áo cũ cho mẹ, đạp xe ba bánh chở củi mới đủ tiền nuôi gia đình.

    Cái nghèo làm tâm trí người ta chỉ còn mong sao cho có miếng ăn để sống qua ngày, làm sao còn tâm trí, thời giờ và tiền bạc để phát minh, để tìm công ăn việc làm mới, tạo thêm của cải cho xã hội? Thật tiếc cho cả một thế hệ có biết bao nhiều nhân tài không gặp thời mà bị mai một!

    Thế mà đã 49 năm qua! Ngày này năm sau sẽ là ngày kim khánh nhà giáo của tôi. Nửa thế kỷ trôi qua, thời cuộc biết bao thay đổi; theo giòng đời, tôi cũng trải qua nhiều chức danh nhưng chức danh mà tôi thích nhất vẫn là chức danh “giáo sư VNCH”.

    PHẠM QUANG THẢO
Working...
X