Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thú móc bắt cua và các món ăn từ cua

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Thú móc bắt cua và các món ăn từ cua

    Vùng nước mặn ở Gò Công (Tiền Giang) có khá nhiều sông rạch, bờ bãi nên chuyện người dân đi móc bắt cua biển khá đông bởi vì, vừa là cái thú lặn lội sình bùn để bắt cua, vừa được thưởng thức món ăn ngon sau khi được chế biến ra.
    (Ảnh minh họa)

    Dụng cụ để móc cua thật đơn giản: một thanh sắt có đường kính cỡ 4 tới 6 mm, dài non 1 mét, bẻ cong như lưỡi câu cả hai đầu và một giỏ đựng là đủ bộ "đồ nghề kiếm sống, kiếm ăn" rồi.

    Khi có con nước lớn, cua sẽ theo dòng nước bò lên bờ ruộng, lên mé rạch kiếm ăn hoặc đào hang để ở. Muốn bắt cua thì phải đợi cho đến khi thủy triều xuống thấp, mới đi tìm kiếm miệng hang cua. Người có kinh nghiệm sẽ nhận biết ra, liệu cua còn núp trong hang hay đã ra ngoài bằng cách xem xét kỹ các dấu chân ngoằn ngoèo mà con cua còn để lại trên mặt bùn.

    Giống cua cũng rất khéo chọn nơi trú ngụ có địa hình phức tạp, gai góc như bọng cây, lùm cốc kèn, ô rô… Tìm được hang cua, dùng cây móc sắt nhẹ nhàng thăm dò, nghe chạm mai cua kêu lộp cộp thì xoay xoay móc kéo lôi dần con cua ra.

    Cảm giác hồi hộp lẫn thích thú lúc lôi con cua ra khỏi hang thật là khó diển tả hết. Cua bị vướng càng, ngoe và bị móc ngang thân nên khó có thể thoát ra được. Dùng dây lạt cột chặt cua lại, sau đó tiếp tục đưa cái móc dài vào hang, có khi tóm được cả cặp cua cũng nên.
    (Ảnh minh họa)

    Với con nước lớn, cua cái thường có gạch son vàng đậm và nhất là vào cuối tháng âm lịch cua sẽ lột vỏ nên vào thời điểm này, người ta thường đi móc cua nhiều hơn. Chịu khó lùng sục chừng đôi ba tiếng đồng hồ là giỏ cua sẽ…nặng lên ngay!

    Cua biển được chế biến ra nhiều món ăn ngon như: cua rang muối, rang me, xào mặn, xào chua, nấu bánh canh, nướng, luộc nước dừaGạch son là nguồn dự trữ năng lượng nuôi cơ thể cua trong thời kỳ sắp lột vỏ, rất béo bổ, thơm ngon. Cua "hai da" là cua sắp lột, khi luộc hoặc nướng chín thì dễ dàng bóc ra lớp vỏ cứng, phần gạch và thịt dẽ, ngọt. Cua lột thì chỉ cần rửa sạch, ngắt bỏ yếm ra, nhúng vô bột để chiên vàng, ăn rất khoái khẩu.

    Về món "nham" cua gạch son, ở dưới quê người ta làm khá đơn giản: cua cái luộc chín, gỡ lấy gạch, thịt rồi trộn với rau càng cua bóp dấm, đường… chấm nước mắm ngon, ăn vô hết "sẩy" luôn!
    (Ảnh minh họa)
    (Ảnh minh họa)

    Chế biến món "nham" này ở các nhà hàng đặc sản thì sẽ cầu kỳ hơn: cua hấp chín gỡ lấy thịt, luộc thịt heo ba rọi, thái sợi nhỏ trộn chung với khế, chuối xanh xắt mỏng cùng rau dấp cá rồi sắp ra dĩa. Gạch son cua làm nước xốt rưới lên trên, nêm chút nước mắm ngon. Thường dùng món "nham" với bánh phồng tôm chấm nước mắm tỏi ớt, hương vị thơm ngon đặc biệt.

    Từ một món ăn đặc trưng có tính cách địa phương, hiện nay trong các nhà hàng, món "nham Gò Công" này đã được nhiều thực khách sành ăn biết đến…

    ST

    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Nói đến con cua, làm tôi chợt nhớ lại thời gian năm 1974 lúc đơn vị đang đóng quân ở xã Hiệp Phước, quận Cần Giuộc (lúc đó thuộc Tiểu khu Long An). Có 2 chị em độ 16, 17 tuổi đến xin đóng 2 cọc đáy gần tiền đồn (cấp trung đội của tôi) để thả lưới xuống bắt cá, tôm tép và...cua theo dòng nước chảy. Lúc đó do đi phép mấy ngày ở Sài Gòn nên tôi không hề biết, đến lúc trở về đơn vị hơi chạng vạng tối, sau khi làm rai rai với sếp đại úy ở trong đồn lớn, lững thững đi về thì nghe thằng đệ tử có cho hay, "có người đóng miệng đáy kế bên đồn nhỏ của mình".
    Tôi lật đật đi ra coi, mới thấy 2 cô gái trẻ rất xinh xắn, đẹp gái, ăn nói nhỏ nhẹ, chào hỏi và mời lên chiếc ghe tam bản. Tôi gằn giọng, hỏi rằng, ai đã cho phép mấy cô đóng miệng đáy ở đây? Thì được trả lời cho biết, "Dạ, ông đại úy cho phép". Sau đó cứ mổi đêm nào rảnh, tôi đều leo xuống ghe, nói chuyện với 2 chị em nhà quê xinh đẹp này, chỉ tiếc là không biết tên, chỉ biết kêu theo thứ tự trong nhà.
    Mổi ngày, thằng đệ tử của tôi ôm vô nguyên cái nón sắt với tôm càng xanh, tép sống nhảy nhót, thậm chí đôi ba con cua chắc nữa, nói là của 2 cô gái biếu tặng. Sau đó tôi mới dặn 2 cô em, nếu có cho thì thỉnh thoảng 1,2 lần trong tuần, còn lại hãy để dành bán ở chợ kiếm thêm tiền phu góp cho gia đình.
    Ở vùng nước lợ này, có con "bù mắt" cắn người ngày đêm, đau rát lắm, vậy mà vì mưu sinh kiếm sống, thiên hạ cũng bất chấp, không nề hà, kể cả trong lúc chiến tranh loạn lạc, súng đạn vô tình! (Chính tôi đã ra lệnh xoay trái mìn claymore sang hướng khác, sợ có chuyện đụng trận ban đêm, lở bấm cho nổ, chắc 2 chị em này sẽ tiêu đời luôn!)
    Riêng trong quân đội thì hay xài loại dầu khử muổi (insect repellent), cũng khá hiệu nghiệm để cho con "bù mắt" tránh ra xa. Thật tiếc, nếu không bị dính chuyện lính tráng, chắc tôi cũng sẽ tìm cách để cưới 1 trong 2 chị em này, người ở dưới quê sao mà đẹp sẳn từ trong lẫn ngoài như vậy?? Một kỷ niệm khó quên trong đời binh nghiệp!!!

    Comment


    • Font Size
      #3
      Nghe tâm sự mà nhớ bài hát của nhóm Lê Minh Bằng. Trên dốc núi tôi tình cờ quen được .......

      Comment

      Working...
      X