Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phàn nàn và chỉ trích: Bạn có thể cảm thấy hả hê một lúc, nhưng lại sẽ ân hận cả đời

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Phàn nàn và chỉ trích: Bạn có thể cảm thấy hả hê một lúc, nhưng lại sẽ ân hận cả đời


    Nhiều người thường có thói quen kể lể than phiền trong cuộc sống, nhưng họ không biết rằng, điều này sẽ chỉ đem lại rất nhiều rắc rối cho bản thân. Chẳng hạn, vợ chồng có thể càm ràm, than phiền với nhau mãi hay không? Cấp dưới thường xuyên phàn nàn với sếp, liệu sếp có đánh giá cao loại người như vậy hay không?
    Khi lên tiếng tỏ vẻ bất bình và chỉ trích thường xuyên sẽ tạo ra một loạt cảm xúc tiêu cực không chỉ cho cá nhận bạn mà còn gây ra tác động ít nhiều đến những người khác nữa.
    Dưới đây là một số chuyện tác hại của việc phàn nàn mà bạn có thể chưa hề nghĩ đến:
    • 1/ Nản lòng, giảm mất ý chí
    Một khi trong lòng con người ta lại chất chứa toàn sự oán hận, chán ghét, họ sẽ không ngần ngại lên tiếng đổ lỗi cho cả thế giới và những người khác. Đối với họ, thế giới này vốn không công bằng, và tất cả mọi người trên thế giới đều phải có trách nhiệm một phần lỗi trong đó. Nhưng điều này thường chỉ là do họ không có đủ sự nhiệt huyết với xã hội, không chịu hiểu rõ về con người, không bằng lòng với những gì mình đã cho và những gì mình đã đạt được. Vì vậy, họ cảm thấy bực bội và lo lắng, từ đó cuộc sống của họ sẽ không bao giờ tìm lại được sự cân bằng cần phải có.

    Trong xã hội này, bạn đang phải hao tốn biết bao công sức làm việc cật lực của mình trước khi bạn thu về được một khoản thu nhập tương đối. Làm sao mà bạn có thể đạt được kết quả tốt nếu bạn chỉ biết phàn nàn về việc phải cần cù làm việc để nuôi thân?

    Một khi con người trong lòng chứa đầy sự oán hận, họ sẽ tìm mọi cách đổ lỗi cho cả thế giới và những người khác. (Pixabay)
    • 2/ Thù hận
    Chỉ trích không phải là phương pháp hay để giúp cho bạn có được hạnh phúc. Bất bình và phẫn nộ với người khác sẽ dẫn đến việc bạn sẽ bị từ chối gấp bội phần. Có câu nói: "Ai biết tôn trọng người khác, mọi người sẽ luôn tôn trọng họ; những người chỉ biết chỉ trích và đổ lỗi, mọi người sẽ không thích và tránh xa họ".
    • 3/ Thất vọng
    Khi một người bắt đầu nổi giận lên, nhất định tâm trạng của họ là rất tồi tệ, có thể dẫn đến hình thức cực đoan đến mức "một là không làm gì cả, hai là làm cho đến cùng”. Ví dụ, có người khi tức giận với gia đình, anh ta không chịu về nhà mà suốt ngày cứ lang thang ở ngoài đường, vũ trường, quán nhậu; không hài lòng với công ty nên xin nghỉ và vắng mặt, thậm chí cố tình làm rò rỉ các tin tức bí mật, gây thiệt hại tài chính cho công ty.

    Phàn nàn và chỉ trích có thể gây ra những sự tổn thất hạn chế cho đối phương, nhưng ngược lại, lại càng làm cho bản thân người đó trở nên sa đọa, lạc lối, gây ra nhiều hành vi xấu là do sự phẫn nộ và bất bình gây ra, đó là điều tai hại, khủng khiếp vô cùng.
    • 4/ Tạo ra nghiệp chướng
    Nhiều cuộc xung đột trên thế giới đã xảy ra cũng chỉ vì không giải quyết được những mâu thuẫn lớn nhỏ hoặc luôn tranh giành quyền lực, cướp đoạt tài nguyên quý giá của nhau. Nếu một người luôn có ý tốt thì dù có bị đối xử tệ bạc hay bị ức hiếp, chỉ cần có biết tu dưỡng, nhẫn nại một chút, rồi mọi sự cũng sẽ qua đi. Nếu bạn cảm thấy lợi ích của mình bị san sẽ không công bằng hoặc bị người khác xâm phạm, chiếm đoạt, đừng nên tạo thêm nghiệp cho chính mình chỉ vì chút của cải và lợi ích bề ngoài. Vì lẽ, nếu càng cố gắng tranh giành và làm tổn hại đến người khác, người gánh chịu hậu quả và tổn hại cuối cùng vẫn chỉ là bạn. Vì vậy, một khi người ta bắt đầu tự than phiền trong lòng, cần nên biết cảnh giác và tìm cách tự kiềm chế, xóa bỏ ngay những cảm xúc tiêu cực này.

    Bởi vì nếu cố gắng tranh giành và làm tổn hại đến người khác, người gánh hậu quả và tổn hại cuối cùng vẫn chỉ là bạn. (Pixabay)
    Sự hiểu biết của con người xuất phát từ tấm lòng đối xử tốt với người khác; sự tu dưỡng của con người xuất phát từ thái độ tôn trọng người khác; sự hi sinh của con người xuất phát từ lòng biết ơn; trách nhiệm của con người xuất phát từ lòng vị tha.

    Biết cho người khác là mở đường cho chính mình. Khi một cộng đồng luôn chú trọng vào phẩm chất về đức độ, sẽ xuất hiện những người mà trong ánh mắt, trái tim đều chan chứa tình yêu thương, nhân ái trong hành động, không bao giờ quên báo ơn, lặng lẽ và tự nhiên làm tròn bổn phận của mình, có vẻ là bình thường, nhưng thậm chí còn cao cả hơn! Chỉ có những ai biết tri ân, cho đi, thấu hiểu, bao dung và chịu trách nhiệm mới có thể làm cho cuộc sống của họ trở nên thú vị hơn!

    Chỉ qua cách thể hiện những điều mà hầu hết mọi người không muốn làm, bạn mới có thể tiếp tục vượt qua được chính mình! Con người ta sống, đừng bao giờ dựa vào nước mắt để chiếm được sự thiện cảm của người khác, mà hãy dựa vào mồ hôi để giành được những tràng pháo tay cỗ vũ của người đời!

    Sự thoải mái về thể chất và tinh thần, cũng như lợi ích mà mọi người có được, không thể thiếu những sự đóng góp thầm lặng của người khác. Khi cảm thấy được thoải mái, chúng ta phải biết cách nhìn lại chính mình, có thể người khác đang mang rất nhiều gánh nặng cho chúng ta, đang phải chịu đựng những nỗi đau và sự uất khuất mà không có ai biết.

    Nếu bạn thấy được ai đó đã làm tất cả những điều này, bạn phải biết ơn họ; vì không có ai phải có trách nhiệm để làm cho chúng ta như thế, chỉ là bên kia biết trân trọng số phận mà thôi! Làm một người đàn ông không nhất thiết là phải đẹp trai, nhưng phải là người chân chính, ngay thẳng, chúng ta có thể không hoàn hảo trong mọi việc, nhưng lương tâm phải thật sự trong sáng, thiện lương ngập tràn.

    Nếu bạn muốn trở thành một người tốt, bạn phải sẵn sàng để làm nhiều hơn cho mọi người. Hãy đối xử với mọi người ở chung quanh bằng tấm lòng chân thành; hãy giúp đỡ mọi người ở chung quanh bằng những hành động thiết thực.

    Mong rằng tất cả mọi người trên thế giới nên học cách để biết ơn người, biết ơn đời này!



    Attached Files
Working...
X