Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bệnh nhân ghép tim heo đầu tiên trên thế giới qua đời 2 tháng sau đó, nguyên nhân thất bại mới được công bố!

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bệnh nhân ghép tim heo đầu tiên trên thế giới qua đời 2 tháng sau đó, nguyên nhân thất bại mới được công bố!

    Cái chết của bệnh nhân ghép tim heo đầu tiên trên thế giới là thật đáng tiếc vô cùng, và mọi người đang đặt ra nghi vấn về nguyên nhân gây ra cái chết này.
    Theo một bản báo cáo trên trang web của Đại học ở Maryland vào ngày 30 tháng 6, sau một năm tìm hiểu nghiên cứu, tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet đã công bố một bài viết về ca phẫu thuật, đưa ra kết luận mới nhất về các phân tích nguyên nhân thất bại của ca phẫu thuật này.



    Tim heo được lấy ra khỏi thiết bị bảo quản ex vivo (Nguồn: Website University of Maryland School of Medicine)

    The Lancet công bố ra lý do thất bại
    Vào tháng 1/2022, các bác sĩ tại Trường Y khoa thuộc Đại học ở Maryland đã thực hiện ca ghép tim heo chuyển gene đầu tiên trên thế giới cho người.
    Bệnh nhân nam được ghép tim heo biến đổi gene đầu tiên trên thế giới vì ông bị nằm liệt giường và được hỗ trợ sự sống cũng như không phù hợp để cấy ghép tim người. Tim heo được cấy vào người ông ấy sau khi Trung tâm Y tế thuộc Đại học này nhận được sự cho phép khẩn cấp từ các cơ quan như FDA của Hoa Kỳ và sự đồng ý của bệnh nhân.
    Những con heo biến đổi gene này được cung cấp từ công ty kỹ thuật sinh học Revy Vicor có trụ sở tại Virginia.
    Trong vài tuần đầu tiên sau khi cấy ghép, người đàn ông không có dấu hiệu đào thải cấp tính nào. Nhưng hai tháng sau ca cấy ghép, người đàn ông đột ngột qua đời vì bị suy tim.

    Bác sĩ phẫu thuật (bên trái) và bệnh nhân được cấy ghép bên phải (Nguồn: Trung tâm Y tế Đại học Maryland)
    Từ đó, các nhóm phẫu thuật cấy ghép đã tìm hiểu nghiên cứu thêm nguyên nhân nào đã gây chứng suy tim ở bệnh nhân sau khi mổ. Mohammad Mohieldin, giáo sư phẫu thuật tại Trường Y thuộc Đại học Maryland và là giám đốc Chương trình Cấy ghép Tim Xenotransplantation, và Bartley Griffiths, một bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện cấy ghép tim heo, là tác giả chính của cuộc nghiên cứu này.

    Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, có thể có nhiều nguyên nhân chồng chéo lên nhau gây ra bệnh suy tim ở bệnh nhân này.
    Đầu tiên, bệnh nhân bị tổn thương ở nội mô lan rộng, ngụ ý đào thải ghép qua trung gian các kháng thể. Tình trạng sức khỏe kém của bệnh nhân trước khi cấy ghép khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng, điều này cũng làm hạn chế việc sử dụng cácloại thuốc chống sự đào thải hiệu quả được sử dụng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng về cấy ghép. Do đó, các bộ phận nội tạng của bệnh nhân có thể dễ bị đào thải hơn bởi các kháng thể từ hệ thống miễn dịch sản sinh ra, các chuyên gia nghiên cứu nhận xét thấy.
    Sau đó, việc bệnh nhân sử dụng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG), một loại thuốc có chứa các kháng thể, sau khi cấy ghép cũng có thể gây ra tổn thương cho các tế bào cơ tim. Tháng thứ 2 sau khi ghép, bệnh nhân được tiêm 2 mũi giúp ngừa nhiễm trùng và có thể kích thích phản ứng miễn dịch cho tim heo.

    Cuối cùng, nghiên cứu mới cho thấy rằng virus cytomegalovirus/porcine roseola virus (PCMV/PRV) tiềm ẩn có thể tồn tại trong tim heo ghép xenograft, có thể góp phần gây ra rối loạn chức năng ghép tim này. Sau khi bệnh nhân giảm chế độ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, vi-rút có thể được kích thích lại, có thể gây ra phản ứng viêm dẫn đến các tổn thương ở tế bào. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy virus đã lây nhiễm cho bệnh nhân hoặc lây lan sang các bộ phận nội tạng khác ngoài tim.
    Trước đó, ngày 22/6/2022, tạp chí y khoa "NEJM" lần đầu tiên công bố kết quả của bệnh nhân được ghép tim heo đầu tiên trên thế giới, đồng thời cho rằng kết quả khám nghiệm tim của bệnh nhân không phù hợp với hiện tượng đào thải ghép tạng điển hình. MIT Technology Review khi đó đã đưa tin vào ngày 4 tháng 5 năm 2022 rằng nguyên nhân cái chết có thể là do sự hiện diện của virus trong tim của con heo được cấy ghép.
    Griffiths nói: "Chúng tôi hi vọng rằng bệnh nhân tiếp theo sẽ không chỉ sống sót lâu hơn với ca cấy ghép mà còn trở lại cuộc sống bình thường trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm nữa".

    Tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép trên toàn cầu, giới khoa học quyết định thay đổi chiến thuật
    Mặc dù ca phẫu thuật cấy ghép tim heo đầu tiên trên thế giới đã kết thúc trong thất bại, nhưng nó vẫn mở ra cho mọi người niềm mơ ước về các ca cấy ghép nội tạng khác nhau.
    Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 41,000 ca ghép tạng vào năm 2021, lập ra kỷ lục mới, trong đó có khoảng 3,800 ca ghép tim. Tuy nhiên, có một khoảng cách rất lớn giữa vấn đề cung và cầu nội tạng. Có hơn 106,000 người nằm trong danh sách chờ được ghép tạng ở Mỹ và hàng ngàn bệnh nhân đã tử vong mỗi năm vì không chờ được ghép tạng.
    Theo một báo cáo trước đây, khó khăn của việc ghép tim chủ yếu là thiếu người hiến tặng để ghép tim. Có một sự mâu thuẫn lớn giữa tình trạng này và số lượng lớn bệnh nhân suy tim tiến triển cần ghép tim. Ở Hoa Kỳ. có đến 1,5 triệu người bị suy tim, nhưng khoảng 500 đến 600 bệnh nhân thực sự có thể được cấy ghép.
    Cấy ghép tim về căn bản không gặp khó khăn gì về kỹ thuật phẫu thuật, tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật là hơn 95%, tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật một năm cao đến 94-95%. Có báo cáo về những bệnh nhân đã sống sót hơn 20 năm sau khi được ghép tim.

    Vì vậy, điểm mấu chốt là, trái tim sẽ đến từ đâu? Để giải quyết tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép, giới khoa học đã chuyển sự chú ý sang sử dụng nội tạng của động vật.
    Cộng đồng y tế luôn quan tâm đến cấy ghép ngoại lai, với các thí nghiệm có từ thế kỷ 17. Nghiên cứu ban đầu tập trung vào việc lấy nội tạng từ động vật linh trưởng, nhưng trong những năm gần đây, trọng tâm đã chuyển sang loài heo.
    Việc ghép nội tạng ngoại lai hầu hết đều bị thất bại do cơ thể người nhận đã đào thải nhanh chóng. Quả tim heo được cấy ghép cho người đàn ông nói trên được lấy từ một con heo biến đổi gene, đây cũng chính là chương trình chỉnh sửa gene được đề cập trong báo cáo về tim heo. Giới khoa học đã loại bỏ một gene gây ra vấn đề đào thải nhanh ở heo và thêm vào gene của người để cho cơ thể sẽ tiếp nhận nội tạng heo tốt hơn.
    "Từ chối" là sự khó khăn mà tất cả các dự án ghép tạng cần phải đối mặt. Nói tóm lại, hệ thống miễn dịch của cơ thể con người có thể tạo ra các phản ứng đào thải đối với các mô hoặc bộ phận lạ, kết quả của phản ứng này có thể lớn hoặc nhỏ, và hậu quả nghiêm trọng có thể gây ra tử vong. Lý do tại sao mà giới khoa học muốn biến đổi gene heo, chủ yếu là để ngăn chặn các phản ứng đào thải này và ngăn hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ tấn công trái tim được ghép từ heo.

    Tim heo có kích thước gần bằng tim người nhưng xét từ góc độ nguồn gốc các loài thì khác xa con người nên ít dịch bệnh lây từ động vật sang người. Với sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật chỉnh sửa gene, người ta có thể cắt bỏ biểu hiện của gene, đồng thời chuyển gene người vào tim heo, để sau khi tim này được cấy vào cơ thể người, phản ứng đào thải sẽ bị giảm đi.
    Loài heo có thể sinh sản nhanh chóng, vì vậy sẽ phù hợp hơn nếu các bác sĩ chọn chúng làm nguồn phù hợp cho việc cấy ghép tạng.
    Đương nhiên, đỉnh cao của các tiến bộ trong kỹ thuật cấy ghép, lấy ghép tim làm ví dụ, chính là dùng tế bào của chính bệnh nhân để tạo ra một quả tim nhân tạo bằng máu bằng thịt thông qua quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

    Việc ghép tạng biến đổi gene có mang lại lợi ích cho nhân loại hay mở ra một "chiếc hộp Pandora" hay không vẫn cần được tiếp tục thảo luận và cải thiện về phương diện đạo đức, luật pháp và các quy định hiện hành. Để lưu giữ cho sự sống trong lúc chờ đợi được cấy ghép tạng, con người đã có lịch sử lâu dài hơn trong việc "sửa đổi" các bộ phận trong cơ thể...
    Nói chung, tuy có nhiều thất bại hơn, nhưng điều này không ngăn cản giới khoa học hết lần này đến lần khác bắt đầu tìm kiếm những khám phá mới trong việc cứu thêm mạng sống con người.


    Attached Files
Working...
X