Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những thuật ngữ cần biết khi mua bo mạch chủ để tự ráp máy tính

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những thuật ngữ cần biết khi mua bo mạch chủ để tự ráp máy tính

    Bo mạch chủ là một trong những thành phần máy tính phức tạp nhất nên khi bỏ tiền ra mua, người ta dể gặp phải khó khăn trong việc nắm hiểu các thông số, thuật ngữ của nó. Do vậy bài viết này sẽ đưa ra cho các bạn 22 thuật ngữ cần biết khi mua bo mạch chủ (mainboard).

    1/ Form Factor
    Form factor là cụm chữ chỉ ra kích thước và hình dạng của bo mạch chủ máy tính để bàn (desktop). Để bảo đảm main sẽ nằm lọt trong case, bạn cần nắm biết loại "thùng" (case) có thể hỗ trợ cho bo mạch tiêu chuẩn có form factor như thế nào.


    Ba dạng hình thức mainboard thông dụng nhất

    Bo mạch chủ phổ biến nhất cho những người tự buid máy tínhnâng cấp PCATX, MicroATXMini-ITX. ATX thường được gọi là "ATX tiêu chuẩn" và bo mạch chủ (case mid tower) hoặc lớn hơn. Một vài bo mạch có sử dụng nhiều CPU, dành riêng cho máy chủ và máy trạm (server), hỗ trợ các tiêu chuẩn lớn hơn như E-ATXXL-ATX, nhưng đây không phải là điều mà những người tự build hoặc nâng cấp máy tính bận tâm.

    Các loại thùng máy tính phẳng, tower nhỏ hơn và những case home theater PC (HTPC) có xu hướng hỗ trợ các bo mạch microATX hoặc nhỏ hơn. Các bo mạch MicroATX có kích thước 9,6 inch vuông (một số khác có thể nhỏ hơn) và có ít khe hơn so với bo mạch ATX tương đương, nhưng vẫn đủ để cài đặt một card màn hình và một hoặc hai card bổ sung khác. Trong khi đó, tiêu chuẩn Mini-ITX cỡ 6,7 inch vuông chỉ dành cho các case small-form-factor (SFF). Case Small Form Factor là loại thùng máy được thiết kế với kích thước nhỏ, có thể to hơn hay bằng hoặc nhỏ hơn case HTPC. Với Mini-ITX, bạn thường chỉ có một khe cắm cho memory ram.

    Lưu ý, hầu hết các thùng máy tính hỗ trợ các bo mạch chủ có loại form factor nhất định hoặc nhỏ hơn nhưng bạn nên kiểm tra thông số trước khi mua một bo mạch chủ hoặc thùng máy mới.

    2/ BIOS và UEFI BIOS

    Màn hình BIOS trên bo mạch chủ Asus Z97

    Xem các bài viết sau để hiểu về khái niệm BIOS và UEFI.3/ I/O Shield
    Nếu đã từng lắp ráp các bộ phận trong máy tính, thì có thể bạn đã bị đứt tay bởi miếng I/O shield. I/O shield hay còn gọi là miếng FE, miếng chặn main, miếng chắn main là một tấm kim loại hình chữ nhật (thường có các cạnh sắc bén), được lắp vào khoảng trống ở mặt sau của thùng máy tính. Mỗi một bo mạch chủ đều có một tấm I/O shield. Tấm chắn này có các khe cắm cho các cổng cụ thể trên bo mạch chủ và nó có nhiệm vụ bảo vệ phần còn lại của bo mạch chủ trong quá trình sử dụng khi cắm nhiều cáp vào cổng.


    Tấm I/O shield cho bo mạch chủ EVGA

    Nói chung, tấm I/O shield không thể sử dụng cho các mô hình khác nhau của bo mạch chủ. Chúng có kích thước tổng quát khoảng 1,75 x 6,5 inch, bảo đảm sẽ vừa vặn với các thùng máy tính thông thường. Vì vậy, để chắc chắn khi mua bo mạch chủ cũ, bạn nên kiểm tra tấm I/O shield có sẳn trong hộp hay không. Những người bán hàng thường làm đánh mất tấm này trong khi nâng cấp và có thể lừa bạn bằng cách thay thế tấm này cho các bo mạch chủ cũ hơn.

    4/ MOSFET
    MOSFET là viết tắt của Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor, là một loại transistor hiệu ứng từ trường, được sử dụng để điều chỉnh điện áp trong các bo mạch chủ máy tính.


    MOSFET bao quanh đế cắm bộ xử lý trên bo mạch chủ Gigabyte AMD FM2

    Đối với những người mua không có kỹ thuật, họ không thể phân biệt các MOSFET với các thành phần khác. Thực tế các thành phần này được giấu bên dưới bộ tản nhiệt thụ động để giữ chúng được mát trong quá trình hoạt động. Đặc điểm phân biệt các MOSFET là thiết kế độ bền thấp, thỉnh thoảng được biểu thị bằng RDS (on), có nghĩa là ít nhiệt tạo ra hơn.

    5/ PWM Fan Header (Đầu cắm quạt PWM)

    Một jack bốn chân được dùng để kết nối với quạt máy tính. Bo mạch chủ thường đi kèm với đầu cắm quạt và tỷ lệ thuận, có nghĩa là bo mạch chủ càng lớn thì yêu cầu càng nhiều đầu cắm quạt. Đầu cắm PWM (PWM là viết tắt của Pulse Width Modulation, phương pháp điều xung nhịp) cho phép kiểm soát tốc độ quạt tốt hơn dựa trên các sự hướng dẫn về nhiệt, được đặt ở mức độ hệ thống. Đầu cắm này sẽ gửi một dòng điện 12 volt qua một chân để cấp điện cho quạt, trong khi một chân khác sẽ gửi một tín hiệu đến quạt nói cho nó biết dòng điện cần tạo ra để điều chỉnh tốc độ.


    Đầu cắm quạt bốn chân
    Khi chọn mua bo mạch chủ, bạn cần bảo đảm có đủ đầu cắm để cho quạt trong thùng máy tính. Một vài quạt máy tính chỉ có ba chân nhưng bạn vẫn sử dụng đầu cắm bốn chân nhưng không thể kiểm soát tốc độ.

    6/ Khe DIMM
    DIMM là viết tắt của Dual In-line Memory Module là loại khe có số đường dữ liệu tiếp xúc với mainboard nhiều gấp đôi so với SIMM, đây là những khe trên bo mạch chủ (thường là hai hoặc bốn) chấp nhận bộ nhớ RAM của hệ thống. Các thanh trượt trên một hoặc hai bên, khóa bộ nhớ vào vị trí.

    Trong bo mạch chủ hiện đại, đây sẽ là bộ nhớ tốc độ dữ liệu kép DDR3 hoặc DDR4. Nhìn chung, nếu thấy xuất hiện nhãn "DDR" bạn sẽ thấy hiệu suất nhanh khi thanh RAM được sử dụng trong các cặp giống hệt nhau và được cắm vào các khe "ghép nối" được chỉ định trên bo mạch chủ. Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các bo mạch chủ hiện tại đều hỗ trợ dual channel. Bộ nhớ quad channel (sử dụng bốn hoặc tám thanh cho mỗi bộ) được hỗ trợ bởi một vài nền tảng cao cấp như X99 và X299 của Intel. Nó hoạt động theo các nguyên tắc chung như dual channel.


    Bốn khe DIMM có khả năng sử dụng dual channel

    Các khe ghép của bo mạch chủ, nếu có, đôi khi sẽ được mã hóa bằng màu. Với bộ nhớ được ghép nối, bạn phải đặt hai module (dual channel) hoặc bốn (quad channel) vào khe có màu phù hợp hoặc theo hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ. Khi mua RAM, nếu biết rằng hai thanh bộ nhớ DDR bổ sung cho một công suất nhất định có thể mang lại hiệu năng tốt hơn so với một thanh cũng cùng công suất đó nhờ vào khả năng công suất dual channel.

    7/ Khe PCI Express x16, x8, x4 và x1
    Các khe PCIe là các khe cắm mở rộng trên bo mạch chủ chấp nhận card màn hình, TV tune và các thành phần khác dựa trên bo mạch chủ. Chữ "x" thể hiện hai điều, một là kích thước vật lý của khe, và hai là băng thông của chính khe đó. Và chúng khác nhau tùy thuộc vào các một khe nhất định.

    Xét về kích thước khe, số "x" càng cao, thì khe càng dài. Lý tưởng nhất là bạn nên chọn một card với cùng loại với khe. Card có với số "x" thấp hơn có thể được sử dụng trong một khe có số cao hơn nhưng không thể làm điều này ngược lại. Nghĩa là bạn không thể sử dụng card có số x cao cho một khe có số thấp. Ví dụ, bạn có thể cài một card PCle x1 trong một khe PCle x16 nhưng không thể làm điều ngược lại.


    Các khe PCI Express x1 và x16 trên bo mạch chủ MSI

    Băng thông khe PCI phức tạp hơn mặc dù nó chỉ liên đới khi cài đặt card đồ họa. Tất cả các card màn hình hiện đại có thể cắm vào khe PCI Express x16 và bo mạch chủ có thể có một vài khe như vậy. Tuy nhiên không phải tất cả các khe x16 hoặc chỉ một trong số chúng hỗ trợ băng thông PCI Express x16 mặc dù nó có khả năng vừa với card dài x16. Nếu bạn chỉ cài đặt một card màn hình, điều quan trọng là đặt nó vào khe x16 hỗ trợ băng thông x16 đầy đủ, không nên cài đặt vào lane x8 hoặc x4 (lane là một dạng của băng thông). Nói một cách đơn giản, các lane này là những con đường điện cho phép di chuyển tốt hơn.

    Các bo mạch chủ hỗ trợ cài đặt card nhiều màn hình Nvidia SLI và/hoặc AMD CrossFireX cũng sẽ có các cấu hình băng thông/lane khác nhau mà người ta nên biết nếu định cài đặt nhiều card màn hình. Sử dụng một card trong một khe có thể cung cấp cho bạn băng thông x16 với card đó, nhưng thêm một card thứ hai có thể làm giảm cả hai card xuống còn x8 hoặc có thể một card chạy với băng thông x16 và card còn lại chạy với x8 hoặc x4. Kiểm tra băng thông trước khi mua nếu bạn định sử dụng để chơi game để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

    8/ SLI và CrossFireX
    SLICrossFireX đề cập đến khả năng của một bo mạch chủ có thể sử dụng nhiều hơn một card đồ họa và hoạt động trơn tru để tăng hiệu suất đồ họa. SLI là viết tắt của Scalable Link Interface là tiêu chuẩn làm việc với card đồ họa Nvidia GeForce, trong khi CrossFireX làm việc với các card Radeon của AMD. Nói chung, các card này cần phải sử dụng cùng một bộ xử lý đồ họa. Với card cũ hơn, cần có một kết nối vật lý giữa các card, thường đi kèm trong các bo mạch chủ tương thích với SLI hoặc CrossFire, để có băng thông thích hợp giao tiếp giữa các card.

    Với SLI, một bo mạch chủ có thể hỗ trợ hai chiều, ba chiều, hoặc bốn chiều SLI, cho thấy số lượng card được hỗ trợ tối đa, nhưng với card màn hình Nvidia Pascal dòng GTX 1000, giới hạn mới chỉ hỗ trợ chính thức hai card. CrossFireX có thể hỗ trợ từ 2 đến 4 card; kiểm tra các thông số kỹ thuật của bo mạch chủ để biết số card được hỗ trợ. Ngoài ra, trên một số bo mạch dựa trên AMD dành cho APU, đừng nhầm lẫn giữa SLI hoặc CrossFireX với "AMD Dual Graphics"; với Dual Graphics, bạn có thể kết hợp một số card AMD Radeon với đồ họa onboard của APU để tăng hiệu suất như CrossFire.

    9/ Đầu cắm USB
    Một loại đầu cắm chân trên bo mạch chủ là USB Header, gồm có hai loại: USB 2.0USB 3.0. Các kết nối này được sử dụng để nối dây trong thùng máy tính, để có thể cắm các đầu nối USB phía trước thùng máy (front pannel).

    Đầu cắm USB 2.0 trên bo mạch chủ Gigabyte Z97

    Một đầu cắm USB 2.0 sẽ có hai hàng với năm chân mỗi bên, với một chân bị thiếu trong số 10 chân được xem là "chìa khóa" cho việc định hướng kết nối đúng. Đầu nối cáp trên thùng máy tính sẽ có 10 lỗ (cấp nguồn cho hai cổng) hoặc 5 lỗ (cấp nguồn cho một cổng). Đầu cắm USB 3.0 đơn giản hơn, chúng là một lưới hình chữ nhật gồm 20 chân, chấp nhận cáp cấp nguồn cho một hoặc hai cổng USB 3.0. Bạn cần bảo đảm các bo mạch chủ mua có các cổng nối phù hợp với thùng máy tính và ngược lại. Với các bo mạch chủ mới năm 2017 có thể có đầu cắm USB 3.1 Gen 2, có nghĩa là các cổng USB sẽ mới và nhanh hơn. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một số thùng máy tính có cáp làm việc với đầu cắm này.

    10/ Đầu cắm phía trước thùng máy (Front-Panel Header)
    Đầu cắm phía trước thùng máy là một mạng lưới các chân trên bo mạch chủ, một số chân sẽ được mã màu hoặc được dán nhãn, nó chấp nhận dây từ thùng máy tính. Với bộ chân này, bạn có thể kết nối với các cáp nhỏ cho các công tắc reset và nguồn của thùng máy tính cũng như các hoạt động của ổ cứng và đèn LED nguồn hoặc loa onboard trên một số thiết kế. Hầu hết các chân này đi theo cặp, biết được cực của các cặp không có ích khi chuyển đổi cáp nhưng quan trọng đối với đèn LED. Sách hướng dẫn bo mạch chủ sẽ có một sơ đồ mạch cho biết vị trí của các đầu cắm này.

    Asus Q-Connector cho đầu cắm phía ngoài thùng máy

    Một số công ty sản xuất bo mạch chủ, đi tiên phong là Asus với "Q-Connector", cung cấp một khối nhỏ cắm vào đầu cắm chân phía trước thùng máy với một sơ đồ chân giống hệt nhau trên cùng. Điều này cho phép bạn cắm các dây thích hợp bên ngoài thùng máy tính, sau đó cắm vào đầu nối.

    11/ Chipset
    Chipset có thể được xem như một trung tâm giao tiếp và điều khiển lưu lượng trên bo mạch chủ. Nó quyết định những CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa... nào sẽ tương thích với main. Chipset còn là nhân tố quyết định khả năng nâng cấp máy tính trong tương lai cũng như khả năng ép xung máy tính.

    Chipset máy tính được thiết kế bởi IntelAMD, nhưng bạn sẽ tìm thấy nó trên main của nhiều công ty cung cấp khác nhau như MSI, Asus hay ASRock. Chipset khác nhau hỗ trợ CPU khác nhau, vì vậy khi mua CPU để build máy bạn cần xem CPU đó có được main của bạn hỗ trợ hay không.

    Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là một chipset có thể cho phép 1 chức năng nhất định (chẳng hạn hỗ trợ 10 cổng USB), nhưng khi được trang bị trên một main cụ thể thì main lại không hỗ trợ chức năng đó (nhiều main chỉ hỗ trợ 4 đến 8 cổng USB). Nếu main không hỗ trợ chức năng nào đó của chipset thì nó cũng sẽ không hoạt động trên máy tính của bạn.

    12/ AC '97 và HD Audio (Đầu cắm phụ kiện âm thanh ở mặt trước thùng máy - Font Audio Header)
    Hầu hết các thùng máy tính đều có một jack cắm tai nghe và microphone, kết nối bên trong thùng máy trong một cáp với đầu nối đầu cắm 10 chân. Đầu nối này được cắm vào một lưới pin trên bo mạch chủ mà ngày nay gọi là đầu cắm "HD Audio". Tóm lại HD Audio có chức năng tự động phát hiện ra cổng, cho phép hệ thống nhận ra được sự hiện diện của các thiết bị được cắm và cổng và hoạt động tương ứng.


    Đầu cắm HD Audio trên bo mạch chủ Asus
    Trước đây, đầu nối này trên bo mạch chủ là đầu cắm "AC ‘97" và trong quá trình chuyển đổi giữa hai đầu cắm này, một vài bo mạch chủ cung cấp bộ chọn trong BIOS, cho phép chuyển đổi hoạt động của silic âm thanh của bo mạch chủ giữa chế độ AC’97HD Audio (Đầu nối chân cắm thường giống nhau). Đối với một số thùng máy tính cũ hơn, bạn phải có cáp hai chân (forked cable) với đầu nối cho cả HD AudioAC ‘97. Với bo mạch chủ mới, bạn có thể sử dụng đầu nối cũ vì HD Audio là tiêu chuẩn hiện đại.

    13/ Serial ATA

    Cổng SATA 6 Gbps trên bo mạch chủ dựa trên AMD MSI

    14/ Đầu cắm cấp nguồn ATX 24 pin
    Nếu đã từng build máy tính hoặc nâng cấp bo mạch chủ, thì hẳn bạn đã từng cắm dây cáp cấp nguồn lớn vào đầu cắm này. Một ổ cắm màu trắng có hai hàng, mỗi hàng 12 pin này là nguồn điện chính cho hệ thống, chịu đựng được cáp điện lớn nhất từ nguồn điện máy tính PC.


    Đầu kết nối cấp nguồn ATX 24 pin trên bo mạch MSI

    ATX 24 pin là một đầu cắm của bo mạch chủ. Vào thời điểm chuyển đổi giữa những năm 2000, các đầu cắm cấp nguồn ATX được chia thành 20 pin và 4 pin. Đó là bởi vì các bo mạch chủ cũ yêu cầu đầu nối 20 pin, và 4 pin bổ sung để thêm dòng điện ở cấp độ điện áp khác nhau.

    15/ Đầu cắm cấp nguồn CPU
    Trên bo mạch chủ hiện đại, đầu cắm cấp nguồn CPU là đầu cắm 4 pin (được chia thành 2 và 2) và 8 pin (được chia thành 2 và 4), kết nối nguồn điện kiểu Molex, thường được đặt ở vị trí gần ổ cắm CPU thực tế. Các cáp nối từ nguồn cung cấp PC model gần đây đều vừa với đầu cắm nguồn CPU, thường được dán nhãn ghi "CPU power".

    Đầu cắm này cung cấp một nguồn điện riêng biệt từ kết nối 24 pin chính và đôi khi được gọi là kết nối "+12v". Người mua ít khi quan tâm đến đầu cắm cấp nguồn CPU và ATX 24 pin trong bo mạch chủ nhưng nếu định sử dụng lại nguồn cấp điện cũ (được sản xuất từ giữa năm 2000 hoặc lâu hơn) thì nên xem xét kỹ hai loại đầu cắm này.

    16/ CPU Socket (Đế cắm CPU)
    CPU Socket là đế cắm của các CPU, có dạng hình vuông trên bo mạch chủ. Các loại đế cắm cụ thể của bộ xử lý cần phải phù hợp với nhau. Nói cách khác không phải tất cả các chip Intel đều hoạt động trên tất cả các bo mạch chủ Intel. Gần đầy, bộ xử lý Intel sử dụng thiết kế với pin giao diện là một phần của đế cắm, tiếp xúc với đáy chip bộ xử lý. Trong khi đó, chip của AMD vẫn sử dụng các đế cắm cũ với các lỗ cho các pin của chip.


    Đế cắm Intel LGA 1150 trên bo mạch chủ Gigabyte

    Dưới đây là một số loại đế cắm phổ biến nhất:

    • Socket 2011 và Socket 2066, đây là những đế cắm được sử dụng trong các bộ xử lý cao cấp nhất của Intel, như Intel Core i7-6950X Extreme Edition và Core i9-7700X. Loại thứ hai sử dụng Socket 2066, mới với dòng CPU Core X của Intel năm 2017.

    • Socket 1151. Socket 1151 hiện tại được sử dụng với bộ vi xử lý Core của Intel, đế cắm 1151 được trang bị với các chip thế hệ thứ 6 của Intel ("Skylake") và cũng làm việc với các chip thế hệ thứ 7 ("Kaby Lake"). Nó là đế cắm tiếp nối Socket 1150.

    • AMD FM2 và FM2+, những đế cắm này được sử dụng với các bộ xử lý tăng tốc APU, đó là thuật ngữ của AMD dành cho các CPU tăng tốc video trên chip. Đế cắm FM2+ xuất hiện vào cuối năm 2013 được sử dụng với dòng “Kaveri” APU năm 2014 "Kaveri", nhưng APU tương thích với FM2 cũ hơn sẽ hoạt động trên các bo mạch chủ FM2 +.

    • AMD AM3+, đế cắm này được sử dụng với bộ vi xử lý AMD FX-series mới nhất, chỉ dành cho CPU, không có đồ họa tích hợp.

    • AMD AM4 được sử dụng bởi các chip APU mới nhất của AMD và dòng sản phẩm chính của Ryzen, AM4 là một đế cắm mới, chuyên dùng cho các CPU tiêu dùng của AMD.

    17/ Bộ xử lý tăng tốc (APU)
    Đây là thuật ngữ của AMD cho các bộ xử lý dòng A và E-Series có tính năng tăng tốc đồ họa. Nó viết tắt của Accelerated Processing Unit, và các chip này sử dụng đế cắm AM4, FM2 và FM2 +, tùy thuộc vào thời điểm chúng được tạo ra. Những APU đầu tiên sử dụng đế cắm FM1 đã ngừng hoạt động. Các chip Core của Intel với đồ hoạ đồ hoạ HD trên bo mạch của Intel cũng là APU; tuy nhiên thuật ngữ chỉ được sử dụng bởi AMD.

    18/ Tụ điện
    Bạn sẽ thấy các linh kiện điện tử này nằm rải rác trên một bo mạch chủ điển hình hoạt động trong nhiều hệ thống con khác nhau, nhưng chức năng cơ bản của chúng hoạt động như "thùng chứa" để nạp điện. Tùy thuộc vào nơi sử dụng, chúng có thể mang hình dạng khác nhau (trống nhỏ, khối nhỏ), kích cỡ và màu sắc khác nhau.

    Các tụ điện bình thường là điện phân, chứa một lượng nhỏ vật liệu ngâm bằng chất lỏng. Tùy thuộc vào chất lượng sản xuất và tuổi thọ dự kiến, các loại tụ điện này có thể bị rò rỉ theo thời gian, dẫn đến hỏng bo mạch chủ. Người dùng thường ưa chuộng các tụ điện do Nhật Bản sản xuất để đảm bảo tuổi thọ và các nhà sản xuất bo mạch chủ thường quảng cáo "tụ điện Nhật Bản" nếu họ sử dụng nó. Các tụ điện trạng thái rắn thường được sử dụng nhiều hơn vì nó không bị rò rỉ khi sử dụng theo thời gian.

    19/ CMOS, pin CMOS
    CMOS là viết tắt của Complementary Metal-Oxide-Semiconductor, nó là một mảng bộ nhớ trên bo mạch hệ thống chứa BIOS và các thiết lập của nó cũng như duy trì các cài đặt đồng hồ hệ thống.

    Pin CMOS được cài đặt trên bo mạch chủ MSI

    Để duy trì các thiết lập của nó với hệ thống tắt nguồn hoặc không cắm điện trong thời gian dài, một pin trên bo mạch giữ CMOS tăng lên. Trong các bo mạch chủ hiện đại, pin này gần như luôn là pin đồng hồ x CR2032.

    20/ Debug LED
    Một chức năng ngày càng phổ biến trên bo mạch chủ cao cấp, LED gỡ lỗi (Debug LED) là một chức năng đặc biệt tiện dụng cho những ai tự build máy tính cá nhân. Một màn hình chỉ báo (thường là hai chữ số) hiển thị mã lỗi nếu máy PC không khởi động. Các mã số, được vạch ra trong bảng hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ, có thể giúp bạn xác định nguyên nhân máy tính không khởi động chẳng hạn như RAM không đăng ký hoặc lỗi card màn hình.

    21/ Khe cắm RAM
    Các khe cắm RAM (Random Access Memory) trên bo mạch chủ xác định dung lượng và loại RAM mà bo mạch chủ có thể hỗ trợ. Hầu hết các bo mạch chủ đều có từ 2 đến 8 khe cắm RAM.
    Bo mạch chủ có khe cắm RAM

    22/ Loại RAM
    Cùng với các khe cắm RAM, bạn sẽ muốn biết loại RAM mà bo mạch chủ của bạn yêu cầu. Đây không phải là nhãn hiệu bộ nhớ như Kingston hay HyperX. Loại RAM đề cập đến thế hệ RAM bạn đang sử dụng, từ đó xác định hiệu suất bộ nhớ của bạn.

    Hầu hết các bo mạch chủ hiện đại đều hỗ trợ RAM DDR4 hoặc DDR5, sau này là thế hệ RAM sử dụng hiện nay.
    • DDR4: Được giới thiệu vào năm 2014, DDR4 là thế hệ RAM DDR thứ tư. Nó cung cấp mật độ mô-đun cao hơn và yêu cầu điện áp thấp hơn so với phiên bản tiền nhiệm, DDR3, dẫn đến giảm mức tiêu thụ điện năng và tăng hiệu suất. Mô-đun RAM lớn nhất bạn có thể mua là 64 GB, nhưng hầu hết RAM dành cho người tiêu dùng đều có dung lượng tối đa là 32 GB.
    • DDR5: Phiên bản kế tiếp của DDR4, DDR5, được thiết kế để mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn nữa. Nó cung cấp dung lượng cao hơn, bộ nhớ nhanh hơn, năng suất về năng lượng tốt hơn và các mô-đun đơn lớn hơn. Mô-đun RAM DDR5 lớn nhất là 512 GB, điều này không thực tế đối với đa số phần cứng của người tiêu dùng.
    Tương tự như chipset của bo mạch chủ và phần cứng khác, bạn có thể xác định loại bộ nhớ mình cần bằng cách tìm kiếm trên Internet theo cú pháp: Loại Ram [tên bo mạch chủ của bạn].

    Nguồn: quantrimang.com
    Attached Files
Working...
X