Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phía sau những lời khen và sự giả dối của con người

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Phía sau những lời khen và sự giả dối của con người

    Lời khen tựa như một loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dù ở bất cứ lứa tuổi hay cương vị nào thì con người cũng thích được nghe thấy những lời động viên, khen ngợi từ người khác dành cho mình.

    Tuy nhiên, lời khen luôn có hai mặt của nó. Nếu đó là lời khen chân thật, đúng với hoàn cảnh thì sẽ có tác dụng nhằm khích lệ, động viên con người tiến triển theo chiều hướng tích cực, còn với những lời khen chứa đựng sự giả dối, những lời khen không sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì rõ ràng sẽ gây ra phản tác dụng, đưa đến những hậu quả khôn lường, bởi vì ở phía sau những lời khen đầy "ác ý" đó luôn có tiềm ẩn nhiều điều xấu/tốt mà chúng ta không thể biết trước được.

    Sống trên đời cho dù là bậc vua chúa hay người dân bình thường, ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, và qua đó luôn cũng cảm thấy thật dễ chịu, sung sướng với những lời khen tặng đó, đôi lúc bản thân thấy không đúng lắm hoặc rất ít bản thân xứng đáng với lời khen ngợi đó.

    Tuy nhiên có trường hợp khi nói ra lời an ủi, động viên người khác nhưng vẫn thấy cảm giác là lạ, bất an giống như mình đang nói lời dối trá vậy! Để biết xem lời mình nói ra có phải đang phạm phải cái tội "vọng ngữ" hay không, chúng ta cần phải dựa vào yếu tố tâm lý và động cơ của lời nói đó.

    Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng lại hàm chứa sự châm chọc mỉa mai trong đó. Để đạt được mục đích sau cùng, họ dùng lời nói thật ngọt ngào nhưng không có chút thành tâm nào, trái lại còn chứa đựng ý đồ hiểm độc nào đó, đó chính là sự dối mình dối người.

    Không chỉ có vậy, phía sau những lời khen giả dối còn là cả một sự áp lực nặng nề cho người được khen. Vì được khen nên cá nhân đó phải gồng mình lên để sống tốt, làm việc tốt, học thật giỏi. Những sự cố gắng đó đôi khi khiến cho người đó trở nên căng thẳng vì sợ lúc nào mọi người ở chung quanh cũng đang theo dõi việc làm, từng hành vi của mình. Lời khen giả dối có thể làm cho con người dể bị ngộ nhận, nảy sinh ra ảo tưởng để rồi phải sống như một con rô-bốt, như một con vẹt, chỉ dám nói và hành động theo áp lực của dư luận mà không dám sống cho chính bản thân mình.

    Nghe lời chê bai mà tỏ vẻ giận lẫy cũng sẽ là châm ngòi cho người khác thích buông lời dèm pha, nói xấu; nghe câu khen tặng mà mừng chỉ là làm mồi cho kẻ giả dối thích a dua, nịnh hót. Có một câu chuyện kể về một vị tướng tài ba, có tài cầm quân. Ông chỉ huy trận nào là sẽ thắng trận đó. Rồi ông trở thành quốc vương của cả một vùng đất rộng lớn. Ông được mọi người tung hô, khen ngợi, nhưng trong đó có rất ít lời khen thật lòng. Những vị quan đại thần thường vây quanh ông, khen ngợi ca tụng ông hết lời để được ông ban thưởng cho vàng, lụa. Họ luôn nịnh bợ ông, khẳng định với ông họ sẽ mãi mãi trung thành và dù biết rõ là được nịnh bợ nhưng ông lại rất thích và rất tin vào điều đó. Cho đến một ngày, đất nước xảy ra biến động, ông kêu gọi sự hợp sức của các quan đại thần nhưng họ đều lần lượt bỏ rơi ông. Đến khi ông nhận ra mình đã tin tưởng một cách mù quáng thì đất nước đã bị rơi vào tay kẻ khác rồi.

    (Minh họa)

    Có lúc để xây dựng, hàn gắn mối giao du với một người nào đó hoặc để gây ra sự chú ý của người nghe, vì một mục tiêu nào đó mà thốt ra những nói lời ngọt ngào. Những lời nói đó tuy không có gì là sai, nhưng trong trường hợp này, chúng ta cần xem xét đến thái độ của người đã nói ra. Nếu thái độ người nói có vẻ thành khẩn, thật lòng, khiêm tốn với mong muốn rằng, người nghe sẽ chấp nhận ý tốt của mình, mong có được sự giúp đỡ thì chỉ cần nói làm sao để chứng tỏ rằng, mình đang tôn trọng đối phương, sẽ giúp mình và sẽ xích lại gần nhau hơn thì đấy không có phạm phải tội sử dụng "ỷ ngữ".

    Nhưng cũng có người lại thích trọng dụng những kẻ tiểu nhân để được nghe lời nịnh bợ ton hót của họ. Người như thế là không nhận biết rõ bản thân, dễ bị lời ngon tiếng ngọt lừa gạt làm cho lu mờ tâm trí. Trường hợp này không những là vô ích, tai hại, thậm chí mình còn bị lời ngon ngọt kia bưng bít tai mắt lại.

    Có người cho rằng, lời nói dối tuy vô hại cũng không nên nói ra, ví dụ có người đi làm muộn nhưng không muốn nói mình do dậy trễ nên lấy cớ bị ách tắc kẹt đường, hỏng xe hoặc bất cứ lý do nào đó để tự biện hộ cho chuyện di làm trể giờ. Kiểu lấy lý do để che đậy sự thật của mình, có thể người nghe đã biết rõ nhưng chỉ nhất thời họ không muốn nói ra mà thôi. Tuy nhiên bạn cứ lấy cớ này nọ mãi để cầu mong người khác hiểu và thông cảm cho mình thì tốt nhất bạn cần nên nói ra đúng với sự thật. Nói lời thêu dệt, nói sai sự thật sẽ gây bất lợi cho bản thân và cho người khác, nên tốt nhất là bạn đừng nên nói ra.

    Lời khen là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là động lực để chúng ta đi đến những thành công, là bài học để mỗi người sẽ được trưởng thành hơn. Bởi vậy, chúng ta hãy sử dụng lời khen đúng lúc, đúng chỗ như một món quà mà cuộc sống ban tặng cho con người. "Lời nới chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

    ST
    Attached Files
Working...
X