Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các thiết bị giúp điều chỉnh tư thế, liệu có thật sự hữu ích hay không?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Các thiết bị giúp điều chỉnh tư thế, liệu có thật sự hữu ích hay không?

    Có đến vài chục sản phẩm được quảng cáo ào ạt và tung ra thị trường nhằm phục vụ cho những người bị cho là sai tư thế khi vận động. Loại nẹp giúp chỉnh sửa tư thế mang bên trong quần áo được quảng cáo là sẽ giúp cho bạn thẳng lưng hơn và không bị vặn vẹo xương sống. Nhiều thiết bị còn cam đoan sẽ làm giảm chứng đau lưng khó chịu đang phổ biến rộng rãi. Nhưng các thiết bị nhằm điều chỉnh lại tư thế, liệu có thực sự đem lại lợi ích thiết thực hay không?

    Scott Beadnell, bác sĩ về vật lý trị liệu tại Đại học Khoa học & Sức khỏe ở tiểu bang Oregon, nói: "Tôi xem đó đơn thuần chỉ là trò quảng cáo không hơn không kém". Một số người khác có thể nhận thấy, các dụng cụ hỗ trợ này hữu ích theo một cách nào đó hoặc thích sử dụng chúng, nhưng việc sẽ đạt được một tư thế đúng như họ mong đợi là "bất khả thi". Thậm chí chúng không thể duy trì giúp cho bạn được thoải mái và không bị đau nhức khi làm việc.

    Hầu hết các dụng cụ điều chỉnh tư thế là loại biến thể của nẹp, áo ngực hoặc áo sơ mi nhằm kéo vai, cổ, lưng của bạn sẽ được thẳng hơn và giảm đau do tư thế xấu khi ngồi, đứng hay di chuyển. Một số sản phẩm được quảng cáo cho là giúp điều trị cả "tật vẹo cột sống ở người lớn!"

    Trong các dụng cụ điều chỉnh tư thế còn có các thiết bị điện tử đeo được cho rằng sẽ "phát hiện ra" tư thế không thẳng và thực hiện các phản ứng sinh học như rung lắc để nhắc nhở người đeo duy trì tư thế đứng hay ngồi cho thẳng. Nhưng giữa chuyện quảng cáo và thực tế là khoảng cách dài, theo The Washington Post cho biết.

    Một bài viết đánh giá hồi năm 2019 được công bố trên tập san Scandinavian Journal of Pain dựa vào kết quả từ sáu cuộc nghiên cứu nhằm đánh giá loại áo sơ mi có gắn dụng cụ điều chỉnh tư thế, trong đó khẳng định rằng, nếu mặc áo loại này thường xuyên sẽ giúp chỉnh lại tư thế, làm giảm đau, thậm chí tăng sức lực và năng suất làm việc.

    J.P. Caneiro, bác sĩ về vật lý trị liệu và nghiên cứu viên tại Đại học Curtin ở Perth, Úc, một trong những tác giả của bài viết đánh giá này đưa ra kết luận: "Sáu cuộc nghiên cứu này đều có vấn đề. Thứ nhất, chúng không thể đánh giá đầy đủ mức độ về hiệu quả của loại sơ mi có gắn thiết bị điều chỉnh tư thế trong giảm đau vì những người tham gia… không bị đau. Chất lượng các nghiên cứu này rất thấp!".
    (Minh họa: chuttersnap-unsplash)

    Ông Caneiro nhấn mạnh: "Không có đủ bằng chứng xác đáng nào về loại áo sơ mi này giúp chỉnh sửa được tư thế. Loại dụng cụ loại được chứng đau cơ xương khớp càng không khả thi".
    Bằng chứng cũng yếu với các thiết bị điện tử đeo kèm theo. Upright, công ty sản xuất thiết bị đeo Upright Go, chỉ đưa ra trích dẫn về một cuộc nghiên cứu duy nhất để chứng minh về lợi ích của thiết bị mà họ sản xuất ra dù rằng cuộc nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên một nhóm nhỏ thanh niên và không có bất cứ sự đánh giá khách quan nào về cơn đau hay cách đo đạc cơn đaunếu có

    Có nên sử dụng hay không?

    Nhưng một số chuyên gia lưu ý rằng, việc thiếu các bằng chứng ủng hộ, không có nghĩa những thiết bị điều chỉnh tư thế là hoàn toàn vô dụng với mọi người mà "chỉ là giới khoa học chưa thể chứng minh về mức độ hữu ích đối với đa số mọi người". Mayur Jivanjee, bác sĩ về vật lý trị liệu cơ xương ở Melbourne, Úc, đưa ra lời giải thích:

    "Chẳng hạn, loại nẹp chỉnh sửa tư thế hoặc thiết bị đeo nhắc nhở người mang hãy giữ cho cột sống ở vị trí thẳng khi đang làm việc đều có lợi. Niềng điều chỉnh hỗ trợ khá tốt cho trẻ em bị vẹo cột sống. Theo Hiệp hội nghiên cứu chứng vẹo cột sống (Scoliosis Research Society), đối với cơ thể của những đứa trẻ vẫn đang phát triển với cột sống chưa trưởng thành hoàn toàn, có bằng chứng cho thấy, việc sử dụng loại nẹp chỉnh hình này giúp giảm nguy cơ bị cong vẹo cột sống nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với người đã trưởng thành, nẹp không nên sử dụng và sẽ không ngăn được tình trạng bị cong cột sống nặng hơn".

    Các dụng cụ chỉnh sửa tư thế có một vấn đề nữa là chi phí khá cao và bạn có thể lãng phí tiền cho một thứ vô bổ. Jivanjee lưu ý: "Mang nẹp có thể dẫn đến tâm lý chủ quan là đã có nẹp giúp chỉnh sửa tư thế đúng".
    Eugene Wai, bác sĩ chuyên phẫu thuật cột sống và phó giáo sư phẫu thuật chỉnh hình tại Đại học Ottawa, Canada, lo lắng về một sự tác hại khác của niềng điều chỉnh tư thế vật lý ở những người đang mắc phải bị chứng đau lưng, yếu cơ và căng cơ hoành hành. "Điều nguy hiểm là người sử dụng ngày càng phụ thuộc vào chiếc nẹp và làm cho cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng thêm, thay vì giúp giải tỏa cơn đau này", ông nói.

    Một câu hỏi đáng quan tâm là tư thế xấu có gây ra đau lưng không? Câu trả lời: Không ai biết được chắc chắn. Ông Wai nói: "Tôi không nghĩ rằng, chúng ta có đủ bằng chứng đáng tin cậy về việc tư thế xấu sẽ dẫn đến chứngđau lưng mãn tính". Ông này từng là người đồng tác giả trong một cuộc nghiên cứu hồi năm 2010 trên Tạp chí Spine nhằm tổng hợp các nghiên cứu có sẵn về những người làm việc ở trong các tư thế sai khi công việc (ví dụ, công nhân vét cống thoát nước phải khom người để làm việc trong các đường cống hẹp). Nghiên cứu này tìm thấy rất ít bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng các tư thế sai sẽ gây ra chứng đau lưng.
    (Minh họa: sasun-bughdaryan-unsplash)

    Không có tư thế tiêu chuẩn tốt dành cho mọi người
    Nhưng một số bài phân tích (cũng tổng hợp các nghiên cứu hiện có) lại đưa ra kết luận khác. Ví dụ, một sự phân tích hồi năm 2012 trên tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ (American Journal of Public Health) đã phát hiện những người làm công việc đòi hỏi tư thế lưng không bình thường (cùng với các công việc đòi hỏi phải cố gắng sức khác như nâng vật nặng) có nhiều khả năng sẽ bị đau thắt lưng hơn.

    Năm 2020, một cuộc nghiên cứu đăng trên Journal of Biomechanics đã cố gắng tập hợp kết quả từ nhiều sự phân tích tương quan giữa tư thế và hoạt động thể chất. Phát hiện trái ngược nhau có nghĩa là không có sự đồng thuận về mức độ mà các tư thế (ngồi, đứng, nâng, uốn, vặn, v...v...) góp phần gây ra chứng đau lưng.
    Dino Samartzis, phó giáo sư về phẫu thuật chỉnh hình tại Khoa Y trường Đại học Rush ở Chicago, nhận định: "Chứng đau lưng rất phức tạp và chưa được tìm hiểu đầy đủ và chính xác".

    Ông chỉ ra những bằng chứng gần đây cho thấy các yếu tố như di truyền học, nhân khẩu học, kinh tế xã hội và thậm chí cả hệ vi sinh vật cũng có thể có ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh ra cơn đau của một người. Cuối cùng là, liệu chúng ta có thực sự cần phải điều chỉnh tư thế? Câu trả lời: Không cần thiết!

    Giả định về nguyên tắc sử dụng của các thiết bị giúp điều chỉnh tư thế là có một tư thế đúng chung cho mọi người nhưng đây chỉ là một sự giả định mà thôi. Đối với ông Jivanjee, sự phân biệt giữa tư thế tốt và xấu không thật sự hửu ích lắm. Ông đề xuất các tư thế hoặc chuyển động khác nhau cho mổi người khác nhau, dựa trên mô hình công việc, kích thước cơ thể và tiền sử các chấn thương. Một số chuyên gia cũng đồng ý rằng, tư thế phù hợp với người này chưa chắc sẽ đúng với người kia. Nói cho rõ hơn, không có một tư thế tốt đúng tiêu chuẩn cho mọi người.
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Tại sao lại phải lệ thuộc vào dụng cụ, máy móc để chỉnh sửa lại tư thế của cơ thể trong khi chúng ta có thể áp dụng theo phương pháp này? Xin mời tham khảo ở đây:

    Ba động tác đơn giản giúp cải thiện sức khỏe cột sống và chữa vẹo cột sống


    Tư thế không đúng dễ gây ra cong vẹo cột sống. Cách để điều chỉnh? (Ảnh: Shutterstock)

    Nằm dài trên giường hoặc ghế sofa trong khi sử dụng thiết bị điện tử di động là một thói quen phổ biến có thể gây hại cho cột sống. Ngoài ra, nằm, ngồi, đứng không đúng tư thế có thể gây ra cong vẹo cột sống. Vẹo ở cột sống là tình trạng cột sống có hình đường cong chữ S từ đốt sống cổ, cột sống ngực đến cột sống thắt lưng.

    Tôi đã từng gặp một bệnh nhân chỉ có 7 đốt sống cổ, bị uốn cong thành hình chữ S. Tất nhiên, đây là một trường hợp khá xấu, và hầu hết mọi người đều có một mức biến dạng uốn cong nhất định của toàn bộ cột sống.

    Bốn nguyên nhân chính gây ra vẹo cột sống
    Bốn nguyên nhân phổ biến của chứng vẹo cột sống bao gồm:

    1/ Ngồi sai tư thế
    Phần lớn mọi người khi ngồi, lại thích bắt tréo chân và cảm thấy tư thế ngồi này sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, tư thế ngồi này nếu kéo dài sẽ gây ra chứng vẹo cột sống.

    2/ Sử dụng điện thoại di động khi đang nằm
    Điều quan trọng là không nên đọc sách, dùng điện thoại di động, đặc biệt là sau một ngày làm việc dài. Những người làm việc văn phòng sau khi về nhà sẽ rất mệt mỏi, và có xu hướng nằm trên ghế sofa hoặc giường để xem TV, đọc sách hoặc lướt điện thoại để được thư giãn. Tuy nhiên, việc duy trì một tư thế nằm trong thời gian dài sẽ gây ra chứng vẹo cột sống về lâu về dài. Một người hàng xóm lớn tuổi của tôi, vì nằm như thế đã khiến cột sống bị cong và gù lưng.

    3/ Đứng trong thời gian dài
    Một số người phải đứng làm việc trong nhiều giờ dẫn đến đau chân nên muốn thả lỏng một chân và dùng chân kia làm điểm tựa để cố gắng giảm bớt sự khó chịu này. Thói quen này lâu dần dễ gây ra biến dạng cột sống.

    4/ Đi sai cách
    Những người bị đau chân, đau đầu gối hoặc có sự chênh lệch ngắn dài của hai chân có thể có bước đi khập khiễng, điều này lâu dần cũng có thể gây ra các vấn đề xấu về cột sống.

    Một số người có thói quen đeo ba lô một bên vai. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra sự phân bổ trọng lượng không đồng đều khiến cho họ khó có thể giữ được sự thăng bằng, và còn có thể gây cong vẹo cột sống.

    Ba cách thức giúp cải thiện tốt chứng vẹo cột sống
    1/ Đi lùi
    Người bị vẹo cột sống có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách tập đi lùi ở đoạn đường vắng, không có người đi bộ. Bằng cách đi lùi, cổ tự nhiên quay lại, cột sống bị vặn và ngay cả khi cổ không bị vẹo ra sau thì tư thế cơ thể vẫn sẽ được điều chỉnh và kéo cột sống được thẳng. Việc thực hiện bài tập này có thể đem lại lợi ích cho những người bị vẹo cột sống vì những hành động này có thể giúp cải thiện sự liên kết và tư thế cột sống của họ.

    2/ Đi bộ trong bể bơi
    Đi bộ trong nước với mực nước ngang cổ có thể giúp điều chỉnh lại cột sống và cải thiện chứng vẹo cột sống đồng thời làm giảm bị đau khớp. Tuy nhiên, vấn đề an toàn phải được duy trì ưu tiên hàng đầu và nên có người đi cùng khi xuống nước để tránh nguy cơ bị chết đuối.

    2/ Nằm ngửa và tập vặn người
    Khi chứng vẹo cột sống không quá nghiêm trọng thì cũng có thể được điều chỉnh bằng cách nằm xuống và thực hiện tập vặn người. Đầu tiên, nằm thẳng trên giường, sau đó thực hiện động tác xoay đầu và thân người như vặn khăn tắm, tiếp theo vặn đầu nghiêng sang phải, thân nghiêng sang trái rồi đổi chiều lại.

    Vẹo cột sống được cải thiện nhờ điều chỉnh sự chênh lệch độ dài của chân
    Chênh lệch chiều dài của chân là một tình trạng có thể gây ra chứng vẹo cột sống, nhưng chỉ cần khắc phục vấn đề chân dài chân ngắn thì vấn đề về cột sống cũng sẽ được cải thiện tốt.

    Chân dài, ngắn phổ biến là do cơ bắp hai bên cơ thể bị mất cân đối và cơ bắp căng cứng ở một bên. Giải pháp là bài tập kéo giãn gân cốt.
    - Hãy dựa vào tường hoặc nằm trên giường, nâng chân ngắn hơn lên và dùng hai tay giữ đầu gối, hít vào trước rồi từ từ thở ra và khi sắp thở ra thì kéo mạnh chân lên.
    - Lặp lại bài tập này nhiều lần, bạn sẽ thấy có sự cải thiện tốt.

    Vẹo cột sống có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề về khả năng sinh sản ở nữ giới
    Trong cột sống của con người có 31 cặp dây thần kinh, tất cả các dây thần kinh này đều có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt, nếu cột sống thắt lưng có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan vùng chậu, phụ nữ sẽ dễ bị rối loạn kinh nguyệt và bị chứng chuột rút. Nam giới thì có thể bị các bệnh về hệ thống sinh dục và thậm chí cả các bệnh về tuyến tiền liệt.

    Đông y có câu: "Eo là thận chủ", và "Lưng là ngực chủ". Điều này có nghĩa là, nếu thắt lưng có vấn đề thì dễ bị thận hư, và nếu lưng có vấn đề thì phổi, tim và phế quản sẽ bị ảnh hưởng.
    Những người bị vẹo cột sống cần phải chú ý nhiều hơn đến tư thế. Người xưa có câu: "Đứng, ngồi phải chỉnh tề, đàng hoàng". Chỉ có duy trì tư thế tốt và đúng mới đem lại dáng người khỏe và đẹp.


    Comment

    Working...
    X