Announcement

Collapse
No announcement yet.

Dùng tăm bông lấy ráy tai, người đàn ông bị mất thính lực

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Dùng tăm bông lấy ráy tai, người đàn ông bị mất thính lực



    (Minh họa)

    Nhiều người trong chúng ta vẫn có thói quen dùng tăm bông để lấy ráy tai. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp cho thấy những tác hại khôn lường của cách làm này, điển hình như câu chuyện của người đàn ông sống ở Anh quốc dưới đây.

    Gần đây, một người đàn ông 31 tuổi tại Anh đã phải nhập viện vì bị lên cơn co giật. Theo Tạp chí Y khoa Anh quốc (British Medical Journals), anh này bị nhiễm trùng bên trong hộp sọ do một mảnh bông còn dính trong ống tai. Trước đó, anh luôn than đau lỗ tai trái kèm triệu chứng chảy mủ suốt 10 ngày trước khi bị lên cơn co giật.

    Anh cũng trải qua những cơn đau đầu dữ dội dẫn đến nôn mửa. Khi tình hình sức khỏe trở nên tồi tệ hơn, anh dần bị mất kiểm soát ý thức, bước đi nghiêng ngả, thậm chí có triệu chứng quên mất tên người khác.

    Tại bệnh viện, người đàn ông kể rằng anh có những cơn đau ngắt quãng và bị mất đi thính lực trong 5 năm qua.

    Những vấn đề của đầu tăm bông

    Để biết chính xác căn bệnh, các bác sĩ đã chụp CT và MRI phần đầu của anh. Kết quả cho thấy có nhiều áp-xe (vết sưng có mủ do bị nhiễm trùng) tại các mô mềm trong ống tai bên trong hộp sọ.

    Cuối cùng, anh được các bác sĩ yêu cầu phải nhập viện. Họ đã tìm thấy một vài mảnh bông trong ống tai, đó chính là một phần do cây tăm bông để lại. Các bác sĩ đã gắp bỏ mảnh bông, vệ sinh ống tai, đồng thời tiến hành một số thủ tục nhỏ để loại bỏ những phần trong ống tai bị nhiễm trùng.


    Không nên sử dụng đầu tăm bông để lấy ráy tai. (Ảnh: Michal Ludwiczak)

    Người đàn ông nói tên bị chẩn đoán bị hoại tử ống tai ngoài, nằm dưới phần xương thái dương trên đầu. Đây là một chứng bị nhiễm trùng hiếm thấy ở những người trẻ và có sức khỏe tốt, thường chỉ phát hiện thấy ở người bệnh tiểu đường.

    Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể phát triển thành chứng viêm nền sọ, một chứng viêm tủy xương gây chết người.

    May thay, khi lấy mảnh bông ra, anh bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn phải uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. 10 tuần sau, các bác sĩ tiến hành quét CT. Kết quả cho thấy mọi thứ đã bình thường, anh cũng không còn bất cứ triệu chứng khó chịu nào khác.

    Và kể từ đó, anh chàng không bao giờ dám sử dụng tăm bông để lấy ráy tai nữa.

    Không nên sử dụng đầu tăm bông để lấy ráy tai
    "Chúng ta thường dùng tăm bông để lấy ráy tai nhưng từ lâu chúng đã được biết đến có thể gây ra một số vết thương như làm thủng màng nhĩ, đầu bông bị sót lại gây nhiễm khuẩn, ráy tai bị kẹt vào bên trong. Trường hợp này đang cảnh cáo chúng ta một lần nữa về mối nguy tiềm ẩn của tăm bông", bài báo trên Tạp chí Y khoa Anh cho biết.

    Bên cạnh đó, theo một cuộc nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia Hoa Kỳ (Nationwide Children’s Hospital), mỗi ngày có đến 34 trẻ em đang điều trị tại Mỹ vì có liên quan đến các vết thương do tăm bông gây ra. Việc sử dụng tăm bông tuy tiện lợi nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả xấu về sau.


    Mỗi ngày có đến 34 trẻ em đang điều trị tại Mỹ vì liên quan đến các vết thương do tăm bông gây ra. (Ảnh: ehow)

    Học viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ (American Academy of Otolaryngology – AAO) cũng khuyến cáo không nên sử dụng tăm bông để làm vệ sinh tai: "Dù tăm bông có thể dùng để lấy ráy tai, nhưng đồng thời chúng cũng có thể đẩy ráy vào sâu bên trong, và tệ hơn, có thể gây tổn thương cho ống tai".

    Có nhiều phương pháp lấy ráy tai khác an toàn hơn mà bạn có thể tham khảo như: dùng nước muối sinh lý, rửa với nước ấm, hay các dung dịch có bán ngoài thị trường như Hydrogen Peroxide, glycerin, dầu ô liu, dầu dừa,…

    Các dung dịch này giúp làm mềm ráy tai đồng thời có thể hạn chế khả năng vi khuẩn xâm nhập vào tai gây ra các bệnh viêm tai. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là không nên áp dụng các phương pháp này cho người mắc bệnh tiểu đường hay những người bệnh có hệ thống miễn dịch yếu.
    Attached Files
Working...
X