Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vĩnh biệt huyền thoại Tony Bennett

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Vĩnh biệt huyền thoại Tony Bennett


    Click image for larger version

Name:	GettyImages-1402498311.jpg
Views:	21
Size:	45.9 KB
ID:	169895
    Grammy Awards 2000 (ảnh: Bob Riha, Jr./Getty Images)


    Tony Bennett, một tượng đài của lịch sử âm nhạc hiện đại Mỹ, vừa qua đời ngày 21 Tháng Bảy 2023, hưởng thọ 96 tuổi.

    Bị bệnh Alzheimer năm 2016 nhưng Tony Bennett vẫn tiếp tục biểu diễn và thu âm. Buổi diễn trước công chúng cuối cùng của ông là vào Tháng Tám 2021, khi ông xuất hiện cùng Lady Gaga tại Radio City Music Hall trong chương trình “One Last Time”. Sự nghiệp hơn 70 năm của nghệ sĩ Tony Bennett nổi bật một cách đặc biệt ở tính nhất quán với phong cách kiểu Mỹ truyền thống.

    Trong hàng trăm buổi hòa nhạc và hơn 150 bản thu âm, Tony Bennett luôn cống hiến để bảo tồn những ca khúc đặc sệt chất Mỹ, được sáng tác từ những bậc thầy Cole Porter, Gershwins, Duke Ellington, Rodgers và Hammerstein…

    Tony Bennett luôn đi theo con đường âm nhạc của những ca sĩ pop Mỹ vĩ đại nhất thế kỷ 20 – Louis Armstrong, Bing Crosby, Judy Garland, Billie Holiday, Frank Sinatra – và thay mặt họ tiếp tục cầm ngọn đuốc nhạc-đúng-chất-Mỹ mang vào thế kỷ 21, bấp chấp trào lưu thời thượng là gì. Tony Bennett từng đạt đến đỉnh cao ngôi sao vào năm 1962 với chương trình biểu diễn vang danh tại Carnegie Hall, cùng với việc tung ra ca khúc đặc sắc “I Left My Heart in San Francisco”. Dù có lúc tên tuổi suy yếu dần với sự bùng nổ của nhiều thể loại “nhạc trẻ” (rock, disco…) và sự nghiệp thậm chí xuống đáy vào những năm 1970 nhưng Tony Bennett vẫn mãi được đánh giá là một tượng đài khổng lồ với một di sản khổng lồ.

    “I wanted to sing the great songs, songs that I felt really mattered to people,” Tony Bennett nói trong “The Good Life” (1998), quyển hồi ký được Will Friedwald chấp bút.

    Và thế là Tony Bennett vẫn hát đi hát lại những ca khúc vĩ đại của nước Mỹ, của văn hóa Mỹ, trong đó có “I Left My Heart in San Francisco”, đến mức nhiều người nghĩ ông là người gốc “San Fran”, dù ông là dân New York chính hiệu. Tony Bennett hát “I Left My Heart in San Francisco” trong chương trình của Ed Sullivan; rồi trong chương trình David Letterman. Ông hát “I Left My Heart in San Francisco” với Rosemary Clooney và với Celine Dion lúc hai đàn em này ở độ tuổi 20.

    Nói cách khác, với nhiều người, ông mãi là huyền thoại, một “sản phẩm” đặc sệt của nền văn hóa Mỹ đúng kiểu “Mỹ xưa” (classic America). Chẳng phải tự nhiên ông được mời diễn cho Nelson Mandela, khi đó là Tổng thống Nam Phi, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh năm 1996. Ông cũng từng hát trong Tòa Bạch Ốc cho John F. Kennedy và Bill Clinton; và tại Cung điện Buckingham trong chương trình kỷ niệm 50 năm ngày Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi.

    Nghe Tony Bennett hát, người ta có cảm giác nghe ông kể chuyện. Và Tony Bennett cực kỳ duyên dáng khi kể chuyện bằng lời ca.

    Click image for larger version

Name:	GettyImages-874178666.jpg
Views:	18
Size:	44.1 KB
ID:	169894

    Anthony Dominick Benedetto (tên thật của Tony Bennett) sinh ngày 3 Tháng Tám 1926 tại Long Island City, Queens, New York. Cha của ông, Giovanni, rời Calabria, miền Nam nước Ý, đến Mỹ năm 11 tuổi (chỉ hai ngày trước khi núi lửa Vesuvius phun trào vào Tháng Tư 1906). Mẹ của ông, Anna (Suraci) Benedetto, sinh ở New York năm 1899, cũng từ Ý đến Mỹ khi còn trong bụng mẹ. Cuộc hôn nhân của họ được sắp đặt. Giovanni và Anna là anh em họ; mẹ của hai người là hai chị em.

    Ở New York, Giovanni Benedetto đổi tên thành John, làm nghề bán tạp hóa. Bà Anna làm thợ may. Anthony là đứa con thứ ba. Từ nhỏ, Anthony đã được truyền cảm hứng âm nhạc từ bố khi người bố hát dân ca Ý cho các con nghe. Bố Giovanni qua đời khi Anthony 10 tuổi.


    Thời niên thiếu, Anthony thích hát và vẽ. Ông thích vẽ phong cảnh và tĩnh vật bằng màu nước. Tuy nhiên, ông yêu hát hơn. Có lần, giáo viên âm nhạc đã sắp xếp để Anthony hát cùng với Thị trưởng Fiorello La Guardia khi khánh thành Cầu Triborough (nay là Cầu Robert F. Kennedy) vào năm 1936. Sau đó, Anthony theo học tại Trường Trung học Nghệ thuật Công nghiệp (nay gọi là Trường Trung học Nghệ thuật và Thiết kế) ở Manhattan.

    Tuy nhiên, Anthony không tốt nghiệp. Ông bỏ học và kiếm sống bằng nhiều nghề linh tinh, từ làm việc vặt trong hãng tin Associated Press, nhân viên một tiệm giặt ủi đến nhân viên thang máy. Ban đêm, Anthony diễn tại các chương trình văn nghệ nghiệp dư. Mãi một thời gian sau Anthony mới được trả lương như một ca sĩ, với nghệ danh Joe Bari.

    Chiến tranh nổ ra, Anthony tòng quân. Ông đến châu Âu vào cuối Thế chiến thứ hai, phục vụ trong lực lượng bộ binh ở Đức. Sau khi Đức đầu hàng, Anthony cùng lực lượng chiếm đóng được giao thực hiện một số nhiệm vụ. Tại đó, Anthony gia nhập đội quân nhạc. Ông trở lại New York vào Tháng Tám 1946 và bắt đầu theo đuổi nghề nhạc sĩ. Để rèn luyện thêm kỹ năng, ông học thêm tại American Theater Wing; thỉnh thoảng hát trong các hộp đêm ở Manhattan và Queens; rồi xuất hiện trên chương trình radio “Arthur Godfrey’s Talent Scouts” – một phiên bản “American Idol” thời đó.

    Ông cũng hát tại một câu lạc bộ ở Greenwich Village, nơi người chủ mời danh ca Pearl Bailey ký hợp đồng biểu diễn dài hạn. Pearl Bailey đồng ý, với điều kiện chương trình phải có mặt Joe Bari. Lần nọ, Bob Hope đến xem Pearl Bailey diễn và lập tức khoái Joe Bari đến mức ông mời Joe Bari diễn mở màn cho ông tại Paramount Theater. Bob Hope yêu cầu Anthony phải đổi nghệ danh, không dùng “Joe Bari” nữa, mà là “Tony Bennett”.

    Nữ hoàng Anh tiếp các nghệ sĩ trong chương trình Royal Variety Performance 1965. Trái sang: Spike Milligan, Ken Dodd, Dudley Moore, Peter Cook, Shirley Bassey, Tony Bennett và Jack Benny (ảnh: Daily Herald Archive/National Science & Media Museum/SSPL via Getty Images)

    Năm 1950, nhà sản xuất Mitch Miller đứng ra đại diện Columbia Records ký hợp đồng với Tony Bennett; “Boulevard of Broken Dreams” là đĩa đơn đầu tiên của ông. Đến giữa năm 1951, Tony Bennett có bản hit đầu tiên lọt lên hạng nhất, “Because of You”. Cùng năm đó, phiên bản ballad “Cold, Cold Heart” cũng đạt vị trí số một. Tiếp theo là loạt thành công: “Rags to Riches”; “Stranger in Paradise”, “Just in Time”… Tên tuổi ông vang danh khắp Mỹ. Ông bắt đầu thực hiện những chuyến lưu diễn đầu tiên…

    Tháng Bảy 1961, khi Tony Bennett biểu diễn ở Hot Springs, Arkansas, và chuẩn bị đến Bờ Tây thì nghệ sĩ dương cầm Ralph Sharon đánh cho ông nghe một ca khúc do George Cory và Douglass Cross sáng tác vốn nằm im lìm trong ngăn kéo suốt hai năm. Ralph Sharon và Tony Bennett thu âm ca khúc này – “I Left My Heart in San Francisco” – vào Tháng Giêng 1962. Ca khúc lập tức trở thành hit, mang về cho Bennett hai giải Grammy đầu tiên, hạng mục trình diễn solo nam xuất sắc nhất và hạng mục ghi âm trong năm. Từ đó, Tony Bennett đã trở thành một phần của văn hóa Mỹ.

    Tony Bennett trong một buổi diễn năm 2016 (ảnh: Dimitrios Kambouris/Getty Images for EIF)
    Với Lady Gaga trong sự kiện sinh nhật lần thứ 90 (ảnh: Kevin Mazur/Getty Images for RPM)
    Với Lady Gaga trong chương trình “MTV Unplugged: Tony Bennett & Lady Gaga” tại Angel Orensanz Center, New York City


    Các album của ông có mặt trên bảng xếp hạng trong tất cả thập niên từ những năm 1950 đến những năm 2020. Tony Bennett đã là ngôi sao trước khi Elvis Presley thu âm bài hát đầu tiên của mình và Tony Bennett vẫn được kính trọng trong thời đại của Lady Gaga, Katy Perry và Jay-Z.

    Với 20 giải Grammy và từng biểu diễn cho mọi tổng thống từ Dwight D. Eisenhower đến Barack Obama, “Tony Bennett là một trong những giọng hát có sự nghiệp tuyệt vời trong 60 năm qua,” nhận xét của John Edward Hasse, nhà sử học âm nhạc, từng làm việc lâu năm trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ thuộc Viện Smithsonian. “Không có nhiều ca sĩ, càng ít nhạc sĩ đạt được độ bền như vậy”.

    Quả thật Tony Bennett rất bền bỉ với âm nhạc. Ở độ tuổi 80, Tony Bennett vẫn còn có thể thực hiện tới 200 buổi hòa nhạc mỗi năm. Ông dẫn chương trình tại MTV’s Video Music Awards; được vinh danh tại Trung tâm Kennedy năm 2005; được vinh danh là bậc thầy nhạc jazz bởi National Endowment for the Arts năm 2006. Năm 2011, album “Duets II” của Tony Bennett, với sự góp mặt của Amy Winehouse, Faith Hill và các ca sĩ trẻ khác, đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard, ăn đứt luôn cả những nghệ sĩ hip-hop, ca sĩ nhạc đồng quê và rock-and-roll.

    Ba năm sau, ông trở lại đỉnh cao với “Cheek to Cheek”, một album gồm những giai điệu cổ điển với Lady Gaga, đưa ông – khi đó 88 tuổi – trở thành nghệ sĩ biểu diễn lớn tuổi nhất có đĩa hát dành vị trí số một. Tháng Tám 2021, cùng với đàn em Lady Gaga, Tony Bennett còn tổ chức hai buổi hòa nhạc chia tay tại Radio City Music Hall (New York) để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 95 của mình.

    Đoàn Thư
    Saigonhonews.com
    _____________

    Khi Tony Bennett và Lady Gaga hòa giọng: Ngọt đến chết người!
    Attached Files

  • Font Size
    #2


    Comment

    Working...
    X