Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hồi sinh con giun sau 46,000 năm bị vùi lấp trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hồi sinh con giun sau 46,000 năm bị vùi lấp trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia

    Con giun đã bị đóng băng cách đây 46,000 năm, ở thời điểm mà Trái Đất vẫn còn sự hiện diện của loài voi ma mút lông cừu, hổ răng kiếm và nai sừng tấm khổng lồ.

    Một con giun tròn, thuộc một loài sinh vật bé nhỏ chưa từng được biết đến, đã sống sót ở độ sâu 40 m dưới bề mặt lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, Nga, trong trạng thái không hoạt động được gọi là cryptobiosis (ngừng chuyển hóa vật chất), nguyên giáo sư Teymuras Kurzchalia tại Viện Di truyền và Sinh học tế bào phân tử Max Planck, và là một khoa học gia đã tham gia cuộc nghiên cứu này cho biết.

    Các sinh vật ở trạng thái cryptobiosis có thể chịu đựng các điều kiện sinh tồn hoàn toàn không có nước, dưỡng khí, cũng như chịu được điều kiện ở nhiệt độ rất cao, bị đóng băng hoặc ở môi trường mặn thật lớn.

    "Chúng vẫn ở trong trạng thái "giữa sự sống và cái chết", trong đó tốc độ trao đổi chất giảm xuống mức không thể phát hiện ra được", giáo sư Kurzchalia giải thích thêm.
    Con giun được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, Nga. (Nguồn: Shatilovich và cộng sự).
    "Sinh vật này có thể tạm dừng sự sống và sau đó lại hồi sinh. Đây là một sự phát hiện quan trọng", giáo sư Kurzchalia nói, và cho biết, "Các sinh vật khác trước đây đã được hồi sinh từ trạng thái này đã sống sót tính bằng thập kỷ chứ không phải hàng thiên niên kỷ như nghiên cứu mới".

    Năm năm trước đây, giới khoa học thuộc một Viện Sinh hóa học ở Nga đã tìm thấy 2 loài giun tròn trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

    Một trong những chuyên gia nghiên cứu, Anastasia Shatilovich, đã làm hồi sinh 2 con giun tại Viện này chỉ với việc "tiếp tế nguồn nước" cho chúng.

    Sau khi làm "rã đông" con giun, các khoa học gia sử dụng phân tích carbon phóng xạ của vật liệu thực vật trong mẫu để xác định rằng, các lớp trầm tích đã không bị phân hủy kể từ khoảng 46,000-47,000 năm về trước.
    Con giun này đã không bị phân hủy trong khoảng 46,000 năm qua. (Nguồn: Alexei V. Tchesunov và Anastasia Shatilovich).
    Các sự phân tích về di truyền học được thực hiện cho thấy những con giun này thuộc về một loài mới, được các chuyên gia nghiên cứu đặt tên là Panagrolaimus kolymaenis.

    Họ cũng phát hiện ra rằng, loài Panagrolaimus kolymaenis đã chia sẻ với loài Caenorhabditis elegans, một loài giun khác thường được sử dụng trong các cuộc nghiên cứu khoa học, một "bộ công cụ phân tử" có thể cho phép nó tồn tại trong trạng thái cryptobiosis.

    Cả hai sinh vật này đều sản sinh ra một loại đường gọi là trehalose, có thể giúp chúng chịu được điều kiện bị đóng băng và bị mất nước.

    Trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Động vật học tại Đại học Cologne, Đức, Philipp Schiffer, nhấn mạnh, bằng cách quan sát và phân tích những loài sinh vật này, có thể cung cấp kiến thức về sinh học bảo tồn, hoặc thậm chí có thể tìm ra các nỗ lực để bảo vệ các loài sinh vật khác, hoặc ít nhất là tìm cách để bảo vệ chúng trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta đang trải qua như hiện nay.

    (theo CNN)

    Attached Files
Working...
X