Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s

    Click image for larger version

Name:	9dRa5HUp.jpg?download=1.jpg
Views:	1139
Size:	48.5 KB
ID:	172719
    “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s”, là một phong trào đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam một kho tàng nghệ thuật sáng tạo của các nhạc sĩ tiên phong từng làm mưa làm gió một thời ở nơi được mệnh danh là “La Perle De L’Extrême-Orient” (“The Pearl Of The Far East” – “Hòn Ngọc Viễn Đông”).

    Nhạc Trẻ là một hiện tượng âm nhạc xuất hiện ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960s, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của Âu Châu và Mỹ Châu.

    Nhạc kích động Âu Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường miền Nam vào cuối năm 1959. Giới trẻ, con của các thương gia và giới trưởng giả theo học chương trình Pháp thường nghe các loại nhạc kích động của Mỹ và Pháp. Phải đợi tới khoảng 1963-65, phong trào nghe nhạc kích động Tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Hoa Kỳ như: Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh như: Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như: Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv…. là thần tượng của thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi.







    Ban nhạc nữ đầu tiên Blues Stars năm 1969.

    Những ban nhạc trẻ kích động Việt Nam mang những tên: CBC, The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành The Strawberry Four với Tùng Giang [qua đời năm 2009], Ðức Huy [hiện ở Việt Nam], Tuấn Ngọc [hiện ở US] và Billy Shane [qua đời năm 1998] – cả 4 người này đều định cư ở US sau 30.4.1975).

    Một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như: Elvis Phương (hiện ở Việt Nam), Pauline Ngọc (hiện ở Ðức), Prosper Thắng (qua đời tại Pháp năm 1998), Julie Quang (hiện ở US), Carol Kim (hiện ở US), etc… Họ nổi danh với các bản nhạc ngoại quốc hát bằng lời Pháp và Anh. Những hộp đêm cho các quân nhân Hoa Kỳ mọc lên ngày càng nhiều từ 1968 trở đi nên càng khuyến khích số người hát nhạc tiếng Anh nhiều hơn nữa.

    Năm 1963, Hội Ái Hữu Học Sinh của 2 trường JJ Rousseau và Marie Curie tổ chức một đêm liên hoan nhạc trẻ tại Vũ trường Đại Kim Đô với sự tham gia của nhiều ban nhạc trẻ.

    Năm 1964, Đại Hội Nhạc Trẻ đầu tiên đã xảy ra tại thính đường Trường Trung Học Lasan Taberd do trường này tổ chức.


    Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời – nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).


    Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Trường Kỳ (thập niên 1960s).


    Cuối năm 1964, rạp hát Văn Hoa tổ chức Đại Hội Kích Động Nhạc trong 5 đêm liên tục.


    Ngày “Lễ Thánh Celcile” ở Trường Trung Học La San Taberd, 28 tháng 11 năm 1965, một Đại Hội Nhạc Trẻ khác được trường tổ chức với 17 ban nhạc trẻ tham dự.

    Năm 1966, thêm một Đại Hội Nhạc Trẻ được Trường Trung Học La San Taberd tổ chức để gây quỹ cứu trợ người dân bị nạn lụt miền Tây có tất cả 23 ban nhạc trẻ tham dự trình diễn trong 6 giờ đồng hồ.

    Phải đợi tới năm 1971 mới thấy xuất hiện “Đại Hội Nhạc Trẻ” được tổ chức tại “Sân Vận Động Hoa Lư” do NS Trường Kỳ (đã qua đời năm 2009 tại Montreal, Canada), Tùng Giang (đã qua đời năm 2009 tại California, Hoa Kỳ), và Nam Lộc (hiện ở Los Angeles, CA, Hoa Kỳ) đảm trách. Sự thành công mỹ mãn của “Đại Hội Nhạc Trẻ” lần này đã đẩy mạnh Nhạc Trẻ lên cao độ qua những năm kế tiếp:

    – Năm 1971 tại Trường Trung Học La San Taberd với trên 10.000 khán giả tham dự.
    – Năm 1974, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn với trên 20.000 khán giả tham dự).





    Ca sĩ Elvis Phương và Ban Vampires, thập niên 1960s.



    Ca sĩ Vi Vân.

    Trước sự bành trướng ồ ạt mạnh mẽ của nhạc ngoại quốc nổi tiếng vào miền Nam thời bấy giờ, khoảng năm 1972 nhạc sĩ Trường Kỳ đã chủ động mời gọi các nhạc sĩ bạn bè cùng thời với anh tham gia các buổi “Hội nghị bàn tròn” để cùng nhau thảo luận vấn đề “Việt hóa Nhạc Trẻ”. Trong số này gồm có: nhạc sĩ Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng (anh em cột chèo với anh), Nguyễn Duy Biên (bạn nối khố từ thời Trung Học của Vũ Xuân Hùng), Tùng Giang, Kỳ Phát, etc… để rồi sau đó các nhạc sĩ này, được sự hậu thuẩn của NS Phạm Duy, đã đồng lòng (1) chuyển ngữ hoặc (2) đặt lời Việt cho các bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng.

    “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ” được ra đời từ đây.

    Cũng cùng khoảng thời gian đó ban Phượng Hoàng ra đời đưa đến cho giới trẻ một bất ngờ lý thú. Phượng Hoàng, với hai thành viên lãnh đạo Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang, chỉ trình diễn những bản nhạc do chính họ sáng tác, không dùng nhạc ngoại quốc như xưa nay, và lời ca tiếng Việt cũng do chính họ viết. Đây là ban nhạc trẻ thuần Việt đầu tiên.



    Ca sĩ Bộ ba Carol Kim, Xuân Trang, Pauline Ngọc đang trình diễn cho một Club Mỹ năm 1974.

    (còn tiếp)




    Từ trái sang phải – Jo Marcel, Thanh Lan, Elvis Phương, Cathy Huệ tại Dancing Club Majestic, Nouméa (Tân Đảo), Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ngày 24-12-1974.


Working...
X