Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những thuốc được kê toa nào có nhiều rủi ro đưa người lớn tuổi đến phòng cấp cứu?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những thuốc được kê toa nào có nhiều rủi ro đưa người lớn tuổi đến phòng cấp cứu?



    Trong một cuộc nghiên cứu gần đây về số ca bệnh đến phòng cấp cứu (ER), thuốc trị tiểu đường và thuốc chống đông máu được phát hiện là những loại thuốc được kê toa (prescription drugs) hàng đầu đưa người cao niên đến phòng cấp cứu với các bệnh lý do tác dụng phụ bất lợi hoặc sự tương tác của thuốc với nhau.
    Bác sĩ Ula Hwang, giáo sư tại Đại học Y khoa Yale ở New Haven, Connecticut, cho biết: "Một số loại thuốc có thể an toàn hơn khi được sử dụng lúc bạn còn trẻ, nhưng đến khi khi bạn đã lớn tuổi, những loại thuốc này có thể gây ra nhiều nguy hiểm hơn với các tác dụng phụ".

    Theo bác sĩ Hwang, lý do là vì người lớn tuổi thường uống nhiều thuốc hơn các bệnh nhân trẻ tuổi và do sự tương tác tai hại giữa các thuốc với nhau. Ngoài ra vấn đề chuyển hóa thuốc ở người lớn tuổi sẽ chậm hơn và cơ thể bị nhạy cảm với thuốc hơn so với những người trẻ tuổi.
    Bác sĩ Hwang cho biết, đa số các ca cấp cứu xảy ra cho thấy, bác sĩ cần phải cẩn thận hơn trong việc chẩn đoán và kê ra toa các loại thuốc khác nhau.

    Tỷ lệ cao về những người Mỹ lớn tuổi đến phòng cấp cứu do có liên quan đến thuốc men nổi bật khi các chuyên gia đem ra so sánh tỷ lệ này với con số các bệnh nhân trẻ tuổi đến phòng cấp cứu trong thời gian nghiên cứu, đã được công bố trên JAMA vào ngày 5/10 năm ngoái.
    Cuộc nghiên cứu trên đã xem xét các thông tin hồ sơ sức khỏe từ 60 phòng cấp cứu trên khắp Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. Kết quả cho thấy là có gần 96% số bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên đến phòng cấp cứu là do tác hại của những loại thuốc được sử dụng trong điều trị.

    Các vấn đề với thuốc chống đông máu (The problems with anticoagulant drugs)
    Thuốc chống đông máu là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi đối với những người có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ do chứng rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung tâm nhĩ hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng thuốc chống đông máu cũng gây ra khoảng 20% số ca cấp cứu ở người lớn từ 65 tuổi trở lên.

    Bác sĩ Hwang giải thích: "Tất cả các thuốc chống đông máu đều có rủi ro cao cho những bệnh nhân lớn tuổi. Các loại thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc khác và đối với người lớn tuổi, những người có nguy cơ bị té ngã cao nhất, việc sử dụng thuốc làm loãng máu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi bị chấn thương. Ngoài ra thuốc chống đông máu cũng có thể gây xuất huyết ở bao tử, ruột.
    Để làm giảm nguy cơ bị tổn hại do thuốc chống đông máu, bệnh nhân cần tránh các vận động cơ thể có thể gây ra bầm tím hoặc chảy máu. Ngoài ra theo bác sĩ Seema Bonney, thuộc phòng cấp cứu tại Trung tâm Y tế Philadelphia VA ở Philadelphia thì "bệnh nhân cần hạn chế một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau spinach và cải brussels vì chúng có thể can thiệp vào cách hình thành ra cục máu đông".

    Lượng đường trong máu tăng/giảm độ ngột do thuốc trị tiểu đường (Blood sugar spikes and drops from diabetes drugs)
    Theo nghiên cứu của JAMA, các loại thuốc trị tiểu đường thường được kê toa cho 1 trong 4 người lớn tuổi ở Mỹ là loại thuốc gây ra nhiều vấn đề đứng hàng thứ hai về sức khỏe. Loại thuốc này dẫn đến khoảng 11% số ca cấp cứu liên quan đến tác hại của thuốc tiểu đường ở bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên.

    Bác sĩ Bonney cho biết: "Mặc dù các loại thuốc trị tiểu đường ở dạng uống và dạng chích tuy có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài, nhưng lượng đường trong máu của bạn có thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột tùy thuộc vào liều lượng và những gì mà bạn ăn trong ngày". Để tránh tạo ra các phản ứng phụ nguy hiểm tiềm ẩn này có thể dẫn đến mệt mỏi, hôn mê, bác sĩ Bonney đề nghị bệnh nhân tiểu đường nên áp dụng theo phương pháp mà bà cho là có thể an toàn hơn. Đó là trao đổi với các chuyên gia về bệnh tiểu đường hoặc chuyên gia về dinh dưỡng để học cách kiểm soát lượng đường trong máu qua việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh bất cứ lúc nào, nếu có thể.

    Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng như thế nào? (How antibiotics factor in)
    Cuộc nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng, nhìn chung, số ca cấp cứu do sự tác hại của các thuốc kháng sinh điều trị đã cao gần bằng với tỷ lệ đối với thuốc trị tiểu đường.
    Bác sĩ Bonney nói: "Không biết đã bao nhiêu lần mà tôi nghe người ta nói những điều như sau: 'Tôi đã uống thuốc kháng sinh có bán ở khắp nơi'". Bác sĩ cũng lưu ý rằng, nếu bạn mượn thuốc kháng sinh của người khác để uống với hi vọng sẽ tránh phải đi khám bác sĩ thì bạn sẽ tạo ra nguy cơ bị phản ứng dị ứng mà không hề hay biết.
    Và mặc dù điều này có thể không đưa bạn vào phòng cấp cứu, nhưng việc uống thuốc kháng sinh, còn sót lại hay không được kê toa cho bạn, có thể gây ra tình trạng đề kháng thuốc và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột vì đã tiêu diệt các vi khuẩn tốt một cách không cần thiết.

    Nghiên cứu cho thấy các loại thuốc không kê toa, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau không gây nghiện, thuốc kháng histamine, thuốc ho và cảm lạnh cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 10% tổng số ca cấp cứu cho mọi nhóm tuổi.
    Bác sĩ Hwang cho biết, nhiều loại thuốc trong số nói trên có thể gây ra chóng mặt, mê sảng ở người lớn tuổi và dẫn đến chuyện bị té ngã. Bác sĩ Bonney cho biết những thuốc này cũng có thể làm tăng huyết áp, gây ra nhức đầu và bị đau ở ngực.

    Một vấn đề lớn khác với những loại thuốc nói trên có liên quan đến sự kiện mà giới y khoa gọi là "lỗi sao chép" (duplication errors). Bác sị Bonney giải thích: "Nếu một bệnh nhân đang dùng thuốc ibuprofen và sau đó lại tiếp tục uông thêm một loại thuốc chống viêm cũng có thành phần dược chất là ibuprofen, cho thấy người đó đã uống quá liều lượng ibuprofen và điều này có thể gây ra sự "phân nhánh" (ramifications) trên 2 quả thận.

    Để hạn chế tình trạng quá tải thuốc kê toa ở người lớn tuổi, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ đã phát hành ra Tiêu chí Beers (the Beers Criteria), một danh sách các loại thuốc được khuyến cáo không kê toa cho những người từ 65 tuổi trở lên vì chúng có thể gây sự nhầm lẫn và các tác dụng phụ khác.

    Tuy nhiên, trong một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng cứ trong 5 người lớn từ 65 tuổi trở lên thì có 1 người thực sự đã được kê toa những loại thuốc trong danh sách này. Bác sĩ Bonney than phiến rằng, "Nhiều sự tác hại từ thuốc phát sinh ra là do 'chúng ta đã quá tùy tiện trong việc kê toa thuốc' cho bệnh nhân".


    Bảo vệ cho bản thân khỏi sự tác hại của thuốc men (Guard Yourself From Medication Harm)
    Bác sĩ Ula Hwang, giáo sư và phó chủ tịch nghiên cứu tại khoa cấp cứu tại Trường Y khoa Yale ở New Haven, Connecticut, cho biết: "Nếu có nhiều bệnh nhân biết lo bảo vệ cho bản thân mình và xem xét kỹ lưỡng những gì mà họ đang uống thuốc điều trị thì họ càng sẽ đươc an toàn hơn".

    Bạn nên hỏi bác sĩ kê toa thuốc cho bạn khi bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới. Bạn cần tìm hiểu xem về những sự rủi ro của thuốc và nhớ cho bác sĩ lâm sàng biết tất cả các loại thuốc khác mà bạn đang uống. Ngoài ra, hãy hỏi về sự tương tác của thuốc củ/mới ra sao, để sắp xếp uống thuốc xen kẽ với nhau, tránh gây ra phản ứng phụ xấu.
    Khi đến gặp bác sĩ, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần thiết phải uống quá nhiều thuốc hay không và liệu bác sĩ có thể loại bỏ bớt thuốc nào hay không.

    Nên ghi nhớ:

    - Hãy sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn rõ ràng lúc nào bạn phải uống thuốc
    - Không sử dụng thuốc dư thừa hoặc thuốc của người khác.
    - Sử dụng thuốc của bạn với liều lượng được khuyến cáo. Nhiều thuốc hơn không phải là sẽ tốt hơn.
    - Giữ danh sách các loại thuốc mà bạn đang dùng trong ví của bạn.

    Dịch từ "Which Prescriptions Are Sending Older Adults to the Hospital?" /Cheryl Platzman Weinstock/ AARP - October 29, 2021
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Tôi biết có người phải uống mổi ngày 16 viên thuốc đủ loại theo chỉ dẫn của 2, 3 bác sĩ mà không hề bận tâm thuốc cần phải được phân chia để uống như thế nào trong ngày, chỉ cần đến chiều tối nếu thấy lỡ quên thì cứ tọng vào miệng cùng một lúc! Thật là nguy hiễm nhưng họ cứ phớt lờ vì nghĩ rằng, mình đã uống đủ 16 viên thuốc mổi ngày còn gì, cớ sao lại phải thắc mắc này nọ?? Cho nên bệnh tật này chưa hết thì đã phát sinh ra bệnh khác trong người, trong khi chúng ta có 4 loại máy giám sát sức khỏe (theo b/s Wynn Huỳnh Trần có gợi ý là "4 máy cứu mạng") mà nhiều người vẫn tĩnh bơ, không màng đến và chỉ nhắm mắt uống thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

    Comment

    Working...
    X